Tên gọi Việt Nam nghĩa là gì?

Quang Nguyễn

Việt Nam nghĩa là nước của người Việt ở phương Nam hoặc nước Nam của người Việt.

Quốc hiệu Việt Nam có từ khi nào?

Theo Đại Nam thực lục 大南實錄 của Quốc Sử Quán triều Nguyễn (NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2002), ngay khi mới lên ngôi vào tháng 5 năm 1802 thì tháng 6 năm 1802, vua Gia Long(1) đã phái đoàn sứ giả do thượng thư hộ Bộ là Trịnh Hoài Đức(2) làm chánh sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc), đem trao trả lại sắc ấn mà triều Thanh đã phong cho nhà Tây Sơn. Đến tháng 11 năm 1802, Gia Long lại phái đoàn sứ giả do thượng thư bộ Binh là Lê Quang Định(3) làm chánh sứ sang nhà Thanh xin phong vương và xin đặt quốc hiệu là Nam Việt.

Hai đoàn này đi sứ đến tháng 7 năm 1803 thì về nước. Đến tháng giêng năm 1804, Án sát Quảng Tây là Tề Bố Sâm mới được vua Thanh phái sang mang cáo sắc, quốc ấn đến Thăng Long để làm lễ phong vương cho Nguyễn Phúc Ánh.Đại Nam thực lục đệ nhất kỷ, quyển 23 (Thực lục về Thế tổ Cao Hoàng Đế) chép về việc này như sau (nguyên văn): “Giáp tý, Gia Long năm thứ 3 [1804] (Thanh – Gia Khánh năm thứ 9), mùa xuân, tháng giêng, vua(4) ở hành cung thành Thăng Long. Sứ nhà Thanh là Án sát Quảng Tây Tề Bố Sâm đến cửa Nam Quan. Trước là người Thanh bị Nguyễn Văn Huệ(5) đánh thua, vẫn sợ thế giặc Tây Sơn là mạnh. Kịp khi nghe quân ta(6) dẹp giặc, đánh đâu được đấy, lấy làm kinh dị. Mùa hạ năm Nhâm tuất, vua sai bọn Trịnh Hoài Đức vượt biển sang thăm, đưa những sắc án nhà Thanh phong cho Tây Sơn mà ta bắt được, lại xin nghiêm phòng biên giới để triệt đường giặc chạy. Vua Thanh bèn sai Tổng đốc Lưỡng Quảng đóng giữ địa đầu để nghiêm phòng bị. Thế là Tây Sơn không còn đất trốn, đem đầu chịu giết. Khi việc xong, vua lại sai bọn Lê Quang Định sang xin phong và xin đổi quốc hiệu, trong thư lược nói : “Các đời trước mở mang cõi viêm bang, mỗi ngày một rộng, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay đã quét sạch miền Nam, vỗ yên được toàn cõi Việt, nên khôi phục hiệu cũ để chính danh tốt”. Vua Thanh trước cho rằng chữ Nam Việt giống chữ Đông Tây Việt nên không muốn cho. Vua hai ba lần phục thư để biện giải, lại nói nếu vua Thanh không cho thì không chịu phong. Vua Thanh sợ mất lòng nước ta, mới dùng chữ Việt Nam để đặt tên nước, gửi thư lại nói: “Khi trước mới có Việt Thường đã xưng Nam Việt, nay lại được toàn cõi An Nam, theo tên mà xét thực thì nên tóm cả đất đai mở mang trước sau, đặt cho tên tốt, định lấy chữ Việt mào ở trên để tỏ rằng nước ta nhân đất cũ mà nối được tiếng thơm đời trước, lấy chữ Nam đặt ở dưới để tỏ rằng nước ta mở cõi Nam giao mà chịu mệnh mới, tên xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên gọi cũ của Lưỡng Việt ở nội địa [Trung Quốc] lại phân biệt hẳn”. Đến đây vua Thanh sai Bố Sâm đem cáo sắc và quốc ấn đến phong, lại cho gấm đoạn và đồ khí mãnh” (Dẫn theo Đại Nam thực lục tập 1, chính biên, đệ nhất kỷ, quyển XXIII, Thực lục về Thế tổ Cao Hoàng đế, tr. 580). Như vậy, quốc hiệu Việt Nam chính thức được thừa nhận hoàn toàn về mặt ngoại giao là từ năm 1804.

Ý nghĩa tên gọi Việt Nam

Hiện nay, ý nghĩa tên gọi Việt Nam vẫn còn tranh luận, trong đó chủ yếu có hai ý kiến chính như sau:1. Việt Nam là sự kết hợp của Việt Thường và An Nam Quan điểm này chủ yếu dựa vào thư từ và quá trình thương lượng qua lại từ năm 1802 – 1804 giữa nhà Nguyễn và nhà Thanh về việc đổi quốc hiệu được ghi nhận trong Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn. Theo đó, dù là Nam Việt hay Việt Nam thì Việt cũng là tên gọi tắt của Việt ThườngNam là gọi tắt của An Nam. Mặc dù đến nay, Việt Thường nằm ở đâu vẫn chưa được làm sáng tỏ(7) nhưng phần đông những nhà làm sử từ thời nhà Nguyễn trở về trước thì Việt Thường dùng để chỉ vùng lãnh thổ nằm phía nam Giao Chỉ, có thể bao gồm cả Phù Nam, Chăm Pa, Chân Lạp, tức là Đàng Trong. Còn An Nam là xứ lấy Thăng Long làm kinh đô, tức là Đàng Ngoài. Như vậy, Việt Nam dùng để chỉ một lãnh thổ thống nhất giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, tức là giữa Việt Thường và An Nam. Theo đó, Việt Nam là quốc hiệu mang ý nghĩa về sự hợp nhất lãnh thổ, bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc chứ không chỉ riêng dân tộc Việt. 2. Việt Nam là nước của người Việt ở phương Nam, hoặc nước Nam của người Việt Chúng tôi ủng hộ quan điểm này! Khoan bàn về ý nghĩa quốc hiệu Việt Nam [chúng tôi nhấn mạnh chữ Quốc hiệu – Quang Nguyễn], không phải đến tận đầu thế kỷ 19 khi Gia Long lên ngôi vua thì cái tên Việt Nam mới xuất hiện, tên gọi Việt Nam (chúng tôi nhấn mạnh chữ tên gọi – Quang Nguyễn) đã được biết đến ít nhất từ thế kỷ 14 trong các thư tịch, bi ký còn lưu giữ lại đến ngày nay như: Việt Nam thế chí tự (越南世志序) của Hồ Tông Thốc (thế kỷ 14)(8), Dư địa chí của Nguyễn Trãi (thế kỷ 15), Sấm ký của Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỷ 16), Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn (thế kỷ 18),…. Vậy ý nghĩa của tên gọi Việt Nam trong các thư tịch này là gì khi Việt Nam lúc ấy chưa trở thành quốc hiệu vì chưa được các triều đại phong kiến nước ta tuyên bố hoặc ghi nhận bằng pháp luật, tức là vẫn chưa phải là quốc hiệu?Chúng tôi cho rằng tên gọi Việt Nam giai đoạn ấy chính là lấy Trung Quốc – “gã hàng xóm” phương Bắc, làm hệ quy chiếu: Việt Nam là “nước của người Việt ở phương Nam” để làm đối trọng với Trung Quốc là “nước của người Hán ở phương Bắc”.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Có thai không nên ăn gì để có một thai kỳ khoẻ mạnh, tránh sảy thai?

Việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ rất quan trọng…

2 giờ ago

Mua Bán Chim Biết Nói Đẹp Giá Tốt Trên Toàn Quốc

MUA BÁN CHIM BIẾT NÓI THUẦN CHỦNG, LAI, GIÁ RẺ, UY TÍN TẠI CHỢ TỐT…

8 giờ ago

Haisan.online

Cua biển vốn nổi tiếng với loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng…

14 giờ ago

Cây mã đề là gì? 3 tác dụng của cây mã đề đối với sức khỏe

Mã đề - một loài cây mọc dại, vừa là rau ăn hằng ngày, vừa…

20 giờ ago

6 lợi ích của sữa đậu nành

Cải thiện chuyển hóa lipid Một trong những thuộc tính quan trọng nhất của sữa…

1 ngày ago

VỊT QUAY HUỲNH KÝ

Món thịt heo ba rọi - Thịt heo là một món ăn dân dã và…

1 ngày ago