Có thai không nên ăn gì để có một thai kỳ khoẻ mạnh, tránh sảy thai?

Việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ rất quan trọng với mẹ bầu. Ngoài những thực phẩm mẹ bầu nên cung cấp đầy đủ, cũng sẽ có những món mà chị em cần tránh để tốt cho mẹ và thai nhi. Vậy có thai không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung bài viết sau đây nhé.

Tại sao quan tâm đến thực phẩm khi mang thai?

Nhu cầu về thực phẩm trong quá trình mang thai là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Bởi vì chế độ ăn uống có khoa học hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Cho nên, bất cứ người mẹ nào trong cả quá trình mang thai thì đều sẽ phải cực kỳ chú ý tới chế độ ăn uống của mình.

Có thai không nên ăn gì? Những thực phẩm mẹ bầu nên kiêng kỵ

Để cho các mẹ bầu có thể hiểu rõ hơn về việc bổ sung dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai, sau đây chúng tôi xin chia sẻ những thông tin chi nhất, để các bạn hiểu rõ hơn về những thực phẩm mẹ bầu nên tránh như sau:

1. Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao

Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn không nên ăn các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình… Khi mang thai mà ăn cá có lượng thủy ngân cao, thường rất dễ gây tổn thương và làm chậm sự phát triển não bộ của thai nhi.

Thay vào đó, các bạn có thể bổ sung các thực phẩm từ cá khác như cá rô phi, cá hồi, các cá da trơn,… chúng chứa rất nhiều protein, vitamin B12, kẽm và giàu axit béo Omega-3 và DHA rất hữu ích cho não bộ.

2. Một số loại thịt và cá sống hoặc tái

Sushi, bò bít tết, thịt cá còn sống đều có khả năng cao chứa rất nhiều vi khuẩn như salmonella, coliform, toxoplasmosis,… gây hại tới sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, các loại vi khuẩn này sẽ bị tiêu diệt khi được nấu chín.

Do đó, trong cả thời kỳ mang thai thì tốt nhất bà bầu không nên ăn các thực phẩm còn tái hoặc tươi sống.

3. Thức ăn nướng hay xông khói

Thịt nướng, thịt xông khói,… thường tỏa ra hương thơm rất cuốn hút, vì chúng được nướng trên than hoặc gỗ. Khi được đốt lên, than sẽ tạo ra một loại chất độc thấm vào thức ăn, có khả năng gây ung thư.

Những ai ăn nhiều các loại thức ăn xông khói thì có xác suất mắc bệnh ung thư cao hơn nhiều. Do đó, các mẹ bầu tốt nhất là nên hạn chế ăn đồ ăn nướng hoặc xông khói để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả thai nhi.

4. Thịt chế biến sẵn

Các thực phẩm được chế biến sắn như: Thịt nguội, xúc xích, giăm bông,… thường gây ảnh hưởng xấu tới những người đang mang thai.

Cho nên, tốt nhất là các bạn nên hạn chế tối đa sử dụng các món ăn được chế biến sắn để hạn chế tối đa nguy cơ bị sảy thai.

5. Gan động vật

Gan động vật là một trong những thực phẩm chứa rất nhiều sắt và vitamin a. Cho nên, nếu như các bà mẹ mang thai ăn gan, lượng vitamin A được bổ sung quá nhiều thường rất dễ ảnh hưởng xấu tới thai nhi trong bụng.

6. Sữa và các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng

Sữa luôn là một nguồn bổ sung canxi và vitamin D cực tốt giúp cho xương và răng bé phát triển đồng đều. Tuy nhiên, nếu như khi mang thai mà bạn sử dụng các phòng phẩm chế biến từ sữa chưa thông qua tiệt trùng thì rất dễ dẫn đến sảy thai.

Do đó, các mẹ bầu nên lưu ý tới thành phần để lựa chọn những sản phẩm sữa tốt nhất dùng trong cả quá trình mang thai của mình.

7. Khoai tây mọc mầm

Với những mẹ chưa biết có thai không nên ăn gì? thì nên loại bỏ thực phẩm này ra khỏi thực đơn nhé. Bởi vì với những củ khoai tây mọc mầm sẽ chữa chất solanin – chất này sẽ ảnh hưởng cực xấu tới sự phát triển của thai nhi. Khi mẹ bầu bị ngộ độc solanin thường có biểu hiện rối loạn tiêu hóa và hệ thần kinh.

8. Các loại rau sống

Rau sống luôn chứa rất nhiều vi khuẩn Salmonella, E.coli,… dẫn đến ngộ độc. Việc rửa rau sống ở nhiệt độ thấp cũng sẽ không thể tiêu diệt được vi khuẩn hoàn toàn. Vậy nên, trong thời kỳ mang thai thì tốt nhất các bạn nên hạn chế ăn các loại rau sống.

9. Rau ngót

Rau ngót là một trong những thực phẩm sử dụng làm món canh ăn hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó chứa nhiều vitamin, sắt và chất xơ.

Thế nhưng, trong rau ngót còn chứa thành phần Papaverin gây giãn cơ trơn, giảm đau, hạ huyết áp. Dó đó, mới có thai không nên ăn gì? thì nếu 3 tháng đầu các mẹ bầu ăn nhiều rau má thì rất dễ có nguy cơ bị sảy thai.

10. Khổ qua (mướp đắng)

Khổ qua là một loại rau quả trong đó có chứa chất Quinine, Monodicine,… kích thích co bóp tử cung, nên khi các mẹ bầu ăn vào thường có nguy cơ sảy thai rất cao.

11. Măng tươi

Trong măng tươi có chứa thành phần cyanide – gây hại lớn tuổi cơ thể. Cho nên, các mẹ bầu khi ăn măng tươi từ rất dễ bị ngộ độc, khó thở, nôn ói, đau đầu, còn với trường hợp nặng nhất thì có nguy cơ cao dẫn đến tử vong.

12. Một số loại trái cây: Đu đủ xanh, Dứa (thơm), Nhãn..

Không chỉ riêng những loại thực phẩm nêu trên, sau đây là một số loại trái cây mà các bạn nên hạn chế để tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi:

  • Đu đủ xanh: trong đu đủ xanh có chất gây kích thích cơ trơn tử cung nên rất dễ bị sảy thai.

  • Dứa (thơm): Loại quả này cũng được xếp vào loại thực phẩm có nguy cơ gây sảy thai ở mẹ bầu. Vì thế, bạn nên tránh ăn quả dứa để đảm bảo an toàn hơn cho mình.

  • Nhãn: Trong nhãn có thành phần glucose. Khi mang thai mà bạn ăn quá nhiều nhãn thì rất dễ làm tăng đường huyết trong cơ thể. Do đó tốt nhất là bạn không nên ăn quá nhiều loại trái cây này.

13. Có thai không nên ăn đồ ăn quá mặn

Theo các nghiên cứu cho hay, nếu ăn đồ quá mặn, lượng muối càng tăng cao thì rất có nguy cơ bị huyết áp cao. Do đó, trong quá trình mang thai các chuyên gia khuyến cáo người mẹ chỉ nên hấp thụ lượng muối mỗi ngày khoảng 6g.

14. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, thì các bà mẹ ăn quá nhiều dầu mới trong thời gian này thì sau này rất dễ di truyền bệnh ung thư sinh dục tới con cái.

Ngoài ra, các loại thức ăn có quá nhiều dầu mới thường sẽ làm tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú tạo ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

15. Thực phẩm để lâu

Các thực phẩm để lâu luôn chứa rất nhiều độc tố. Các loại độc tố này thường rất có hại cực xấu tới sức khỏe của thai nhi. Do đó, phụ nữ có thai không nên ăn gì thì tuyệt đối không nên sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào để quá lâu, nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

16. Lạm dụng thuốc bổ

Bất cứ người mẹ nào khi mang thai đều muốn bổ sung đầy đủ các loại thuốc bổ. Tuy nhiên, các loại thuốc bổ này sẽ càng khiến cho nội tiết tố bị mất cân đối trầm trọng, tạo nên ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.

17. Ăn chay dài ngày

Hầu như cả quá trình mang thai mẹ nào cũng rất sợ tăng cân quá nhiều. Họ luôn muốn mình sở hữu một thân hình thon gọn vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nên, nhiều bà mẹ quyết định lựa chọn ăn chay dài ngày vì không muốn mình quá mập sau khi sinh xong.

Tuy nhiên, điều này sẽ không thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi dẫn đến tế bào não và trí lực của trẻ bị suy giảm nghiêm trọng. Chính vì vậy, để giúp mẹ và thai nhi khoẻ mạnh, chị em cần cân đối chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày nhé.

18. Trứng sống, trứng chần qua hoặc chưa được nấu chín

Có thai không nên ăn gì để tránh sảy thai? Thì các bà mẹ bầu nên tránh ăn trứng sống hoặc bất cứ loại thực phẩm nào chưa được nấu chín, vì chúng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn salmonella. Loại vi khuẩn này khi vào cơ thể mẹ sẽ gây nhiễm trùng máu nghiêm trọng gây nguy cơ tử vong cao cho thai nhi.

19. Pho mát mềm

Pho mát mềm là một loại thực phẩm chứa vi khuẩn listeria – khiến các mẹ bầu rất dễ bị sảy thai. Bởi vì, Listeria khi đi qua nhau thai thường gây ra nhiễm trùng thai nhi, nhiễm độc máu dẫn đến tính mạng bị đe dọa.

Một số loại thức uống mẹ bầu nên tránh

Ngoài các loại thực phẩm ăn hàng ngày, về nước uống thì khi mang thai các mẹ nên tránh những món sau:

1. Hạn chế cà phê và các loại đồ uống có cồn

Chưa có bất kỳ cơ sở chính xác nào về lượng cồn nên sử dụng trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, theo kiến nghị thì an toàn nhất là bạn nên tránh sử dụng các đồ uống chứa cồn vì chúng có khả năng gây nên dị tật thai nhi hay sẩy thai.

Đồng thời, nhiều nghiên cứu còn cho thấy các bà mẹ mang thai nên tránh uống cà phê trong 3 tháng đầu thai kỳ để giảm nguy cơ bị sẩy thai xảy ra.

2. Hạn chế uống trà thảo mộc

Không chỉ riêng mà bà bầu mà người thường cũng rất dễ bị ngộ độc do uống trà. Theo một số nghiên cứu cho thấy, trong 3 tháng đầu khi uống trà thì lượng chì trong máu sẽ tăng lên từ 6 – 14%, dù không phải là con số quá lớn nhưng đây vẫn là một yếu tố xấu mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng cần lưu ý tới việc uống trà khi mang thai.

Trên đây là những giải đáp cho việc có thai không nên ăn gì? Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học chính là điều kiện để giúp mẹ bầu có được một thai kỳ khoẻ mạnh, em bé sinh ra cũng phát triển tốt hơn nên hãy cẩn thận khi chọn thực phẩm ăn uống hằng ngày mẹ nhé.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

TOP 28 đặc sản Nha Trang làm quà du lịch ngon nức tiếng

Những món quà tặng người thân, bạn bè mỗi khi đi du lịch ở đâu…

5 giờ ago

Cá mập sông – Sự thật hay lời đồn?

Trong số hơn 400 loài cá mập sinh sống khắp các vùng biển trên thế…

10 giờ ago

Cháo rất tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được ăn theo cách này

Cháo là loại thực phẩm bán lỏng, nó có thể nhanh chóng đi vào ruột…

17 giờ ago

Cách ướp gà rán

Gà rán, hay còn gọi là gà chiên là món ăn được nhiều người yêu…

22 giờ ago

Mách mẹ 8 cách làm ngũ cốc giảm cân tại nhà đơn giản nhất

Dùng ngũ cốc yến mạch là phương pháp giảm cân sau sinh lành mạnh và…

1 ngày ago

Đặc sản miền Bắc – Top 25 món ngon hấp dẫn lạ miệng nức tiếng

5.7K Miền Bắc không chỉ được biết đến qua những danh lam thắng cảnh mà…

1 ngày ago