Ăn bánh tráng trộn có nổi mụn không? Đọc ngay để phòng tránh!

Nổi mụn bao giờ cũng là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Vì vậy, chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm nguyên nhân cốt lõi gây ra tình trạng này để phòng tránh kịp thời. “Ăn bánh tráng trộn có nổi mụn không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ăn bánh tráng trộn có nổi mụn không?

Đến nay, vẫn chưa có bất cứ bằng chứng nào cho rằng ăn bánh tráng trộn gây mụn trên mặt nói riêng và trên cơ thể nói chung. Điển hình như các loại bánh tráng trộn chay, bánh tráng trộn chà bông,… tương đối lành tính với làn da, không chứa bất cứ loại thực phẩm nào gây dị ứng hoặc kích thích nổi mụn. Với những người có làn da nhạy cảm, dễ nổi mụn thì ăn món ăn nào cũng bị nổi mụn dễ dàng.

Vậy ăn bánh tráng trộn có nổi mụn không? Bánh tráng trộn chỉ trở thành yếu tố làm tăng nguy cơ mọc mụn khi chứa nhiều gia vị cay, nóng như: Sa tế, ớt bột, gà khô cay, bò khô cay,… Lượng ớt quá nhiều trong món ăn này khi được đưa vào cơ thể sẽ gây nóng trong, kích ứng. Kết quả là chỉ sau vài hôm, bạn đã thấy những vết mụn sưng, viêm xuất hiện trên khuôn mặt.

Những tác hại khác của bánh tráng trộn

Bên cạnh việc ăn bánh tráng trộn chứa nhiều ớt gây mụn mất kiểm soát, việc ăn quá nhiều loại thực phẩm này cũng kéo theo một số hậu quả khôn lường khác như:

Gây tăng cân nhanh chóng

Vị chua chua, ngọt ngọt khiến nhiều người trở nên “nghiện” bánh tráng trộn. Hơn nữa, món ăn này còn được bán vào tầm chiều tối, là khi nhiều người bắt đầu cảm thấy đói sau cả ngày dài học tập và làm việc. Điều này rất dễ khiến bạn ăn quá nhiều bánh tráng trộn và trở nên no bụng, bỏ bữa chính.

Trong khi đó, bánh tráng trộn chứa rất nhiều calo và tinh bột, ít rau xanh nên có thể khiến bạn tăng cân nhanh chóng.

Làm giảm sức khỏe hệ tiêu hóa

Thành phần chủ yếu của bánh tráng trộn là: Bánh tráng cắt nhỏ, khô bò, khô gà, tiêu, bột ớt, sa tế, rau răm và xoài nạo nên có rất ít chất xơ và nhiều dầu mỡ. Lượng dầu thừa quá nhiều này là nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng axit béo no trong cơ thể, gây chướng bụng, đầy hơi. Hơn nữa, không có chất xơ để đưa chất thải ra ngoài, bạn rất dễ bị đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa và táo bón.

Gây ra các vấn đề về gan, thận

Bánh tráng trộn được bánh ở vỉa hè, trên các con phố tấp nập xe cộ qua lại nên không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều hàng quán vì muốn tăng lợi nhuận mà sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, xào nấu bằng dầu thừa. Các chất này khi đi vào cơ thể sẽ tạo ra gánh nặng cho gan, thận, khiến chúng phải hoạt động nhiều hơn để đào thải độc tố. Lâu ngày, chất độc tích tụ lại gây viêm gan, sỏi thận, suy thận,…

Làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Thành phần chủ yếu là tăng tỷ lệ mắc ung thư có trong bánh tráng trộn là bột ớt, hành phi, dầu, nước mắm, đặc biệt là nguyên liệu được bảo quản trong thời gian dài. Theo thời gian, chất dinh dưỡng có trong thực phẩm sẽ biến đổi, nhanh chóng bị oxy hóa. Từ đó, kích thích các khối u gây bệnh ung thư phát triển, đặc biệt là ung thư gan, ung thư dạ dày,…

Ăn bánh tráng trộn như thế nào để không nổi mụn?

Sau khi biết được ăn bánh tráng trộn có nổi mụn không, nhiều người có ý định kiêng ăn tuyệt đối loại thực phẩm này. Trên thực tế, bạn không cần quá nghiêm khắc với bản thân mà tránh xa món ăn thơm ngon này. Để ngăn tình trạng mọc mụn, bạn có thể tham khảo các cách ăn như sau:

Ăn với liều lượng phù hợp

Bạn chỉ nên ăn bánh tráng từ 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần ăn không quá 50g. Đồng thời, tránh xa những loại bánh tráng được sản xuất công nghiệp, có chứa chất bảo quản, chất tạo màu, phụ gia,…

Chọn thời điểm ăn thích hợp

Bạn không nên ăn bánh tráng trộn vào sáng sớm hoặc tối muộn. Nguyên nhân là do sáng sớm là lúc hệ tiêu hóa còn trống, khi tiêu thụ bánh tráng trộn rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Ngược lại, tối muộn là lúc hệ tiêu hóa hoạt động yếu nhất, các cơ quan cần được nghỉ ngơi. Việc ép buộc hệ tiêu hóa tiêu thụ loại thực phẩm này khiến nó bị quá tải và sinh bệnh.

Ăn bánh tráng trộn đảm bảo vệ sinh

Bạn nên chọn mua bánh tráng trộn ở những hàng quán chế biến sạch sẽ, các nguyên liệu còn tươi ngon. Không những vậy, tránh xa các nguyên liệu cay nóng nếu bạn muốn kiểm soát mụn viêm, mụn trứng cá hiệu quả.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã tự trả lời được câu hỏi: “Ăn bánh tráng trộn có nổi mụn không?”. Để ngăn chặn mụn phát triển, bạn hãy uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh nhé!

Thu Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Cách luộc hạt dẻ siêu nhanh, siêu ngon, siêu dễ bóc

Hạt dẻ là một trong những thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất,... quan…

3 giờ ago

Những người không nên ăn đậu xanh, đậu đen, đậu tương

Đậu xanh, đậu đen, đậu tương đều là những thực phẩm họ nhà đậu tốt…

9 giờ ago

Nước dừa kỵ gì? Điểm danh những thực phẩm không nên dùng cùng nước dừa

Nước dừa ngon ngọt, mát lành, giải khát cực đã nên được rất nhiều người…

15 giờ ago

Review 7 nước súc miệng trị hôi miệng tốt nhất hiện nay

Nước súc miệng được xem là trợ thủ đắc lực cho quá trình vệ sinh…

21 giờ ago

Ăn Mì Tôm Sống Có Béo Không? 1 Gói Mì Bao Nhiêu Calo?

Mì tôm sống là món ăn tuổi thơ và rất được yêu thích bởi thanh…

1 ngày ago

Ăn bánh cuốn có mập không? Giảm cân có ăn được bánh cuốn không?

Bánh cuốn là món ăn cực kì hấp dẫn và quen thuộc với người dân…

1 ngày ago