Ăn Mì Tôm Sống Có Béo Không? 1 Gói Mì Bao Nhiêu Calo?

Mì tôm sống là món ăn tuổi thơ và rất được yêu thích bởi thanh thiếu niên hay người trẻ tuổi. Vì độ tuổi sử dụng món ăn này đa phần đang trong thời kỳ phát triển, quá trình trao đổi chất và hấp thụ hoạt động mạnh, nên nhiều người băn khoăn rằng ăn mì tôm sống có béo không? Để nắm được thông tin thành phần dinh dưỡng cũng như mức độ tác động đến cân nặng, sức khỏe, cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tham khảo lượng calo có trong 1 gói mì tôm

Xem thêm thông tin:

  • 1 trái dừa bao nhiêu calo? Uống nước dừa có giảm cân?
  • Súp cua bao nhiêu calo? Ăn bao nhiêu không béo?
  • 1 chén cơm bao nhiêu calo? 5 mẹo giảm cân với cơm
  • Một quả táo chứa bao nhiêu calo? 1 ngày nên ăn bao nhiêu?

1. Một gói mì tôm sống bao nhiêu calo?

Trước khi tham khảo thông tin để giải đáp thắc mắc ăn mì tôm sống có gây béo không, mời bạn đọc cùng tham khảo lượng calo có trong 1 gói mì tôm nhé!

1.1. Thành phần dinh dưỡng có trong 1 gói mì tôm sống

Bột mì được chiên qua dầu là hình thức phổ biến nhất để chế biến ra mì tôm thành phẩm. Mặc dù mỗi hãng mì sẽ có công thức riêng, tạo nên nét khác biệt để cạnh tranh với các sản phẩm cùng dòng, nhưng nhìn chung một gói mì tôm sẽ có thành phần chính là vắt mì, gói rau củ sấy khô, gói gia vị chứa bột ngọt, tiêu, ớt, đường, chất tạo vị thịt, muối hoặc sốt đính kèm. Trung bình 1 gói mì tôm sống 75g sẽ có những thành phần dinh dưỡng chính như:

  • Protein (chất đạm): 6,9 gam, chiếm khoảng 9,2%
  • Lipid (chất béo): 13 gram chiếm khoảng 17,3%
  • Carbohydrate (chất bột đường và phụ gia): 51,4 gam chiếm khoảng 68,5%

Những chất trên đều là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể bên cạnh nước, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, so với nồng độ mà Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia khuyến nghị nạp vào cơ thể trong một ngày, dưỡng chất trong một gói mì tôm sống chưa đủ. Bình quân nhu cầu năng lượng của cơ thể người trưởng thành cần từ 2.200 đến 2.700 mỗi ngày.

Như vậy là trung bình mỗi bữa ăn cần nạp tối thiểu khoảng 700 calories, con số này sẽ dao động tùy giới tính, độ tuổi và tính chất công việc có tiêu hao nhiều năng lượng hay không. Như vậy bạn không cần phải lo lắng ăn mì tôm sống có béo không, hãy tạo cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Trong một gói mì chứa Protein, Lipid, Carbohydrate

1.2. Một gói mì tôm sống bao nhiêu calo?

Lượng calories trong một gói mì tôm sẽ có sự chênh lệch tùy theo từng dòng sản phẩm với đa dạng công thức tái hiện hương vị của nhiều món ăn khác nhau. Ngoài ra, cách thức đóng gói bao bì cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của từng nhãn hàng mì tôm hiện nay cũng rất đa dạng, do vậy mà khối lượng tịnh của một gói mì tôm sống cũng không rập khuôn chỉ có 75g như trước đây.

Lượng calo của một vài loại mì ăn liền được tiêu thụ phổ biến nhất trên toàn cả nước:

  • 1 gói mì tôm sống Hảo Hảo, khối lượng tịnh 75g: 350 calo
  • 1 gói mì tôm sống Indomie, khối lượng tịnh 85g: 390 calo
  • 1 gói mì trộn sốt cay Omachi, khối lượng tịnh 91g: 368 calo

Cách thức sản xuất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lượng calo có trong 1 gói mì tôm ăn liền. Cụ thể có 2 cách chính để làm ra mì tôm thành phẩm là: chiên và không chiên. Điểm chung của hai hình thức chế biến này là quá trình hấp chín dưới hơi nước. Công đoạn trước khi đóng gói là làm khô mì, giai đoạn này sẽ tạo nên sự khác biệt lớn đối với hai loại mì chiên và không chiên.

  • Mì chiên: chiên qua dầu ở nhiệt độ cao lên đến 150 độ, sau khi hoàn tất quá trình chiên, độ ẩm trong mì chỉ còn từ 3 – 6% so với ban đầu.
  • Mì không chiên: sấy bằng phương pháp nhiệt gió, độ ẩm trong mì sẽ từ từ bay hơi để còn lại khoảng 10% sau khi hoàn tất sấy.

Xét về hương vị, mì chiên qua dầu có độ giòn dai, làm dậy mùi vị và kích thích vị giác hơn hẳn nhưng đi kèm với lượng calories gần gấp đôi.

Trong một gói mì chứa trung bình 250-390 calo

2. Ăn mì tôm sống có béo không?

Để giải đáp cho thắc mắc ăn mì tôm sống có béo không thì hiện nay có hai luồng ý kiến nổ ra khi tranh luận về nguy cơ gây thừa cân khi ăn mì tôm sống. Nhiều người cho rằng dựa theo hàm lượng thành phần dinh dưỡng chiếm đại đa số là chất béo carbonhydrate (chất béo bão hòa), mì ăn liền sẽ gây tích mỡ dưới da, đặc biệt ở phần bụng.

Trong khi đó, một vài người chỉ ra chất béo trong một gói mì ăn liền chỉ ngang với một bát cơm trắng, bún, phở, do vậy không phải là nguyên nhân chính dẫn gây mập. Sở dĩ ăn mì tôm gây béo là do chúng ta thường kết hợp thêm trứng, xúc xích, thịt xông khói,… các thức ăn ăn kèm nhiều đạm. Cùng xem thể trạng như thế nào thì nên hạn chế ăn mì tôm sống, để tránh tăng cân cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

2.1. Đối với người dễ tăng cân, béo phì

Hầu hết những người dễ tăng cân hoặc có số cân nặng lớn thường mắc chứng thèm ăn, nên lượng thức ăn nạp vào cơ thể nhiều hơn những người có cân nặng bình thường, chưa kể việc ăn nhiều sẽ tạo thành thói quen. Hơn nữa, mất khoảng 2h – 2h30’ đi bộ để tiêu hao 350 calo khi ăn một gói mì tôm sống, nên hãy hạn chế tiêu thụ nếu lười tập luyện.

Bên cạnh đó, những người có cân nặng lớn thường có nguy cơ mắc tiểu đường, mỡ máu, huyết áp,… do vậy càng nên hạn chế sử dụng snack ăn liền như mì tôm sống.

Nên hạn chế ăn mì tôm nếu như bạn đang có dấu hiệu tăng cân

2.2. Đối với người thiếu cân

Đối với người thừa cân, mì tôm sống là món ăn không được khuyên dùng để tránh hiện tượng tăng cân ngoài ý muốn, vậy người gầy đang cần tăng cân có nên ăn nhiều mì tôm sống? Câu trả lời là không! Bởi vì, cơ địa của người gầy, suy dinh dưỡng đa phần đều là thể trạng hấp thu kém, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm. Lượng chất béo bão hòa trong mì tôm sống cũng như hàm lượng protein, đạm, chất xơ thì lại rất nhỏ, không phải là món ăn nạp đủ năng lượng và tăng dưỡng chất cho thể trạng thiếu cân.

Ngoài ra, ở người nhẹ cân, dạ dày thường có vấn đề, sử dụng thường xuyên mì tôm sống có các chất axit béo không no sẽ dẫn tới hiện tượng khó tiêu, thậm chí chướng bụng. Mì tôm sống là món ăn vặt cho bữa nhẹ, tiện lợi và ngon miệng nhưng không có nhiều chất dinh dưỡng, thế nên ngay cả người gầy, thiếu cân cũng không nên ăn nhiều lần trong tuần.

Thông tin hữu ích dành cho bạn:

  • Bánh flan bao nhiêu calo? Ăn bánh flan có mập không?
  • Mít bao nhiêu calo? Đang giảm cân có nên ăn mít?
  • Chững cân là gì? Thực đơn giảm cân cho người bị chững cân
  • Đang giảm cân khi đói nên ăn gì? Top 10 gợi ý không thể bỏ qua!

3. Ăn mì tôm sống như thế nào để không bị thừa cân?

Ở nhiều mức cân nặng và thể trạng, mì tôm sống đều là món ăn không được khuyến nghị tiêu thụ thường xuyên. Ngoài nguyên nhân hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, ăn mì tôm sống còn được cho là dễ kích thích vị giác, dẫn đến thói quen nghiện món ăn vặt này. Tuy nhiên, để thỏa mãn cơn thèm ăn vặt, bạn có thể tham khảo tips ăn mì tôm sống để không bị thừa cân!

Tham khảo thông tin về cách ăn mì tôm hợp lý để không bị tăng cân

3.1. Thời điểm ăn trong ngày

Để không còn phải lo lắng cho vấn đề ăn mì tôm sống có béo không, bạn cần tham khảo thông tin về thời điểm ăn mì tôm trong ngày phù hợp nhất. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, hàm lượng muối và chất béo bão hòa trong mì tôm khá lớn khiến đây không phải là món chính phù hợp cho bữa sáng. Thời điểm về đêm khuya cũng được chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo không nên dùng mì tôm, kể cả mì tôm sống hay nấu chín.

Các fan nghiền món mì tôm sống có thể ăn vào các bữa nhẹ trong ngày như trưa, chiều, xen giữa các bữa ăn chính để tránh ảnh hưởng đến vị giác dẫn đến bỏ bữa.

3.2. Tần suất ăn

Nếu chỉ ăn mì tôm sống 1 đến 2 lần trong 1 tháng, bạn hoàn toàn không cần lo ngại về sức khỏe cũng như vấn đề tăng cân mất kiểm soát. Đối với những người yêu thích món mì tôm sống, cũng không nên ăn nhiều hơn 2 lần/ tuần.

3.3. Ăn mì tôm kết hợp chế độ tập luyện

Bên cạnh việc cân nhắc lượng calo nạp vào cơ thể hay thời điểm thích hợp để ăn mì tôm, bạn cần thường xuyên tập luyện để giúp cơ thể chắc khỏe và nhanh chóng tiêu hao calo để giúp bạn luôn duy trì được vóc dáng thon gọn, một số thiết bị tập bạn có thể tham khảo như: máy chạy bộ tại nhà giá rẻ, giàn tập thể hình đa năng, xe đạp tập thể dục tại nhà….

4. Ăn mì tôm sống có hại cho sức khỏe không?

Trước khi trả lời câu hỏi “ăn mì tôm sống có hại cho sức khỏe không?”, chúng ta sẽ tìm hiểu xem những tác động của mì ăn liền đến các cơ quan chức năng trong cơ thể

  • Hệ tiêu hóa: Các chất phụ gia, tạo màu, tạo mùi và hương liệu công nghiệp có thể là nguyên nhân khiến đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa.
  • Hệ tim mạch: Như các thông tin dinh dưỡng bài viết có đề cập bên trên, mỗi gói mì tôm đều chứa chất béo transfat và chất béo bão hòa, là những chất không tốt cho sức khỏe tim mạch. Các chất này sẽ tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thậm chí gây đột quỵ nếu sử dụng thường xuyên trong thời gian dài.
  • Thận: Để tăng thêm gia vị cho gói mì, muối là thành phần không thể thiếu thậm chí còn chiếm hàm lượng cao. Do vậy, nếu ăn mì tôm trong thời gian dài, lượng muối tích tụ lại làm gia tăng nguy cơ sỏi thận. Nếu bạn đang thắc mắc ăn mì tôm sống có béo không thì hãy quan tâm đến sức khỏe của thận khi ăn quá nhiều mì tôm nhé!
  • Trực tràng: Mì tôm có tác động không tốt đến quá trình tiêu hóa do lượng axit béo không no và các gia vị, chất tạo màu. Một phần vì ảnh hưởng tiêu cực đến việc trao đổi chất, ăn mì tôm dễ gây táo bón và nguy cơ ung thư trực tràng.
  • Xương, khớp: Các gia vị công nghiệp, các chất như phosphate trong mì tôm sống mang lại cảm giác ngon miệng nhưng lại là “sát thủ” tiềm tàng gây bệnh loãng xương.
  • Da: mì tôm trên thị trường hiện nay thường là mì chiên qua dầu, nhằm chống oxy hóa và tăng thời gian bảo quản. Hàm lượng chất dinh dưỡng không cao, giàu chất béo bão hòa và gia vị tạo mùi,… một vài thông tin này cũng cho thấy được mì tôm sống là món ăn không tốt cho da, có thể gây nổi mụn và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Không nên ăn nhiều hơn 2 gói mì trong tuần, tránh gây hại cho sức khỏe

Các thông tin trên đây chắc chắn đã cho bạn cái nhìn khách quan về các ảnh hưởng không tốt khi ăn mì tôm đến sức khỏe. Thay vì ăn nhiều mì tôm, bạn nên bổ sung các thực phẩm tươi sống giàu dinh dưỡng như rau xanh, thịt, cá, hải sản,…để tăng cường đề kháng và kiểm soát tốt cân nặng, chỉ số đo của cơ thể.

Ngoài ra, tập luyện thể thao hàng ngày để tiêu hao lượng calories do đã ăn nhiều mì tôm cũng là giải pháp dễ thực hiện và hiệu quả. Tập thể dục ngoài trời hay trong nhà với máy chạy bộ, xe đạp thể thao đều có tác dụng tốt cho thể chất lẫn tinh thần. Tùy thuộc vào điều kiện thời gian, chi phí mà cân nhắc nên ra ngoài thể dục hay tập ngay tại nhà.

Tham khảo thêm thông tin:

  • Bưởi bao nhiêu calo? Cách ăn bưởi giảm cân thần tốc
  • Bột mì bao nhiêu calo? Ăn 100g mỗi tuần có béo không?
  • Cá viên chiên bao nhiêu calo? Ăn 100g cá viên chiên có béo không?
  • 1 tô bánh canh bao nhiêu calo? Ăn bao nhiêu không béo?

Thắc mắc về ăn mì tôm sống có béo không hy vọng đã được giải đáp toàn bộ qua bài viết trên đây, để đảm bảo sức khỏe lâu dài thì bạn nên hạn chế tiêu thụ món ăn vặt ngon miệng này. Inbox chat cùng abcsport.com.vn qua fanpage hoặc tổng đài 1800 6852 nếu muốn rèn luyện thể chất tại nhà ngay từ hôm nay với các thiết bị tập chất lượng: máy chạy bộ, xe đạp tập thể thao.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Một bát cơm bao nhiêu calo? Cách ăn cơm không béo

Rất nhiều người đã cắt giảm lượng cơm trắng trong khi thực hiện quá trình…

2 giờ ago

Cách muối măng ngon chua ngọt ngon không nổi váng để được lâu

Không phải cà muối hay dưa chua, thứ mình đang thèm nhất lúc này chính…

7 giờ ago

1 Bát Phở Bao Nhiêu Calo? Phở Gà, Phở Bò Bao Nhiêu Calo?

Bạn có thắc mắc rằng ăn 1 bát phở bao nhiêu calo không? Ăn phở…

13 giờ ago

Cây sâm đất ngâm rượu có tác dụng gì và ngâm thế nào?

Sâm đất từ lâu đã là một vị thuốc quý có công dụng điều trị…

19 giờ ago

3 cách làm nước chấm thịt nướng Hàn Quốc chuẩn như người bản xứ – Digifood

Hàn Quốc là đất nước nổi tiếng với nền ẩm thực độc đáo nổi bật…

1 ngày ago

Ăn gạo lứt có tốt không? 9 tác dụng của gạo lứt mà bạn chưa biết

Gạo lứt là nguồn cung cấp các chất xơ hòa tan giúp giảm hàm lượng…

1 ngày ago