Nước dừa kỵ gì? Điểm danh những thực phẩm không nên dùng cùng nước dừa

Nước dừa ngon ngọt, mát lành, giải khát cực đã nên được rất nhiều người yêu thích. Thế nhưng, ít người biết nếu uống nước dừa không đúng cách, kết hợp với những thực phẩm kiêng kỵ sẽ gây hại cho sức khỏe. Hãy cùng VinID tìm hiểu ngay nước dừa kỵ gì và những điều cần chú ý khi uống nước dừa qua bài viết sau nhé.

MUA DỪA NGỌT MÁT NGAY!

1. Giải đáp: Nước dừa kỵ gì?

Nếu uống nước dừa không đúng cách, kết hợp với những thực phẩm kiêng kỵ sẽ gây hại cho sức khỏe

Chocolate

Protein và canxi trong nước dừa khi kết hợp với oxalat có trong chocolate sẽ tạo ra canxi oxalat không hòa tan. Chất này tích tụ một thời gian với số lượng lớn sẽ gây ra bệnh sỏi thận, suy thận hay ngộ độc.

Ngoài chocolate, oxalat còn có trong ca cao, cà phê, trà… Do đó, bạn cũng nên tránh kết hợp những loại thực phẩm này với nước dừa.

Ngoài ra, sự kết hợp trái khuấy giữa nước dừa với chocolate còn làm cản trở khả năng hấp thu canxi của cơ thể; gây ra tình trạng rụng tóc, tiêu chảy, đau bụng…

Đá lạnh

Nhiều người thường cho ít đá lạnh vào ly nước dừa cho thêm mát lạnh, dễ uống. Những tưởng đây là thói quen vô hại nhưng thực ra lại có tác hại khôn lường.

Nước dừa có tính hàn, đá lạnh lại càng hàn. Dùng chung với nhau sẽ khiến cơ thể bị hàn, nhất là khi không có thực phẩm tính nhiệt trung hòa lại.

Bạn sẽ gặp tình trạng ớn lạnh, khó tiêu, đau bụng, đầy bụng, sốt nhẹ, thậm chí là sốt cao gây khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

MUA DỪA NGỌT MÁT NGAY!

Thuốc

Khi uống thuốc, một số người sẽ dùng chung với nước dừa để vị ngọt của dừa làm giảm bớt vị đắng của thuốc, giúp dễ uống hơn. Tuy nhiên thói quen này lại hết sức tai hại.

Nước dừa sẽ tạo ra một màng bám bao quanh viên thuốc, các chất khoáng trong nước dừa như magie, canxi cũng sẽ làm giảm công dụng của thuốc, thậm chí tương tác với thành phần thuốc. Do đó, người bệnh sẽ lâu khỏi hơn, hoặc gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Hải sản

Tương tự như đá lạnh, hải sản cũng có tính hàn. Khi kết hợp với nước dừa, người uống sẽ bị khó tiêu, ớn lạnh, đau bụng…

Nhất là các trường hợp sau càng không nên kết hợp hải sản với nước dừa:

  • Người đang bị cảm lạnh
  • Người vừa ốm dậy
  • Người bị huyết áp thấp
  • Người bị thấp khớp
  • Người bị suy nhược cơ thể
  • Người bụng yếu
Khi kết hợp hải sản với nước dừa, người uống sẽ bị khó tiêu, ớn lạnh, đau bụng…

Sữa

Nước dừa kỵ với cái gì? Đáp án chính là sữa – một loại thức uống rất quen thuộc và bổ dưỡng.

Nước dừa có tính axit khi kết hợp với protein trong sữa sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, làm bạn bị khó chịu và không tốt cho hệ tiêu hóa.

>>> Nước dừa bao nhiêu calo? <<<

2. Đối tượng không nên uống nước dừa

  • Người bị bệnh tiểu đường thai kỳ: Thai phụ mắc bệnh này không nên uống nước dừa. Còn người bị bệnh tiểu đường bình thường vẫn có thể uống nước dừa nhưng không nên uống nhiều, nên uống dừa già thay vì dừa non, không nên pha thêm đường hay uống dừa lon có chất tạo ngọt, không nên ăn cùi dừa có nhiều chất béo bão hòa.
  • Người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa: Nước dừa, đặc biệt là dừa non, có tính hàn, không tốt cho người bụng yếu hay đang mắc các bệnh đường ruột.
  • Người bị bệnh huyết áp thấp: Nước dừa bổ sung một lượng lớn kali cho cơ thể làm tăng thải ion natri (muối) ra ngoài qua hệ tiết niệu, dẫn đến lượng nước đào thải cũng tăng, gây ra tình trạng tụt huyết áp. Do đó, thức uống này có thể gây giảm huyết áp đột ngột, khiến người mắc huyết áp thấp gặp nguy hiểm.
  • Người bị bệnh thận: Nước dừa chứa lượng kali khá cao, do đó sẽ làm tăng kali máu, khiến bệnh thận thêm trầm trọng. Đặc biệt, ở bệnh nhân suy thận, nếu lượng kali máu tăng cao quá mức có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nôn, yếu cơ, liệt cơ, đánh trống ngực, chuột rút, ngừng tim…
  • Vận động viên: So với các loại thức uống thể thao khác, nước dừa không cung cấp đủ carbohydrate để tạo ra năng lượng, lượng natri cũng không cao. Do đó, nước dừa không phải là loại đồ uống thích hợp cho người tập thể thao với cường độ cao. Ngoài ra, nước dừa có thể gây tăng kali máu, khiến người sử dụng choáng váng, suy nhược, mất ý thức.
  • Thai phụ 3 tháng đầu: Uống nước dừa trong thời kỳ này dễ gây ra tình trạng sinh non.
  • Ngoài ra, người bị phù ứ nước, thấp khớp, bị trĩ, mệt tim do lạnh… cũng không nên uống nước dừa do đặc tính hàn của nó.
Nước dừa không phải là loại đồ uống thích hợp cho người tập thể thao với cường độ cao

>>> Cách bảo quản nước dừa <<<

3. Lưu ý khi uống nước dừa để tốt cho sức khỏe

  • Khi vừa đi nắng về, không nên uống nước dừa để tránh bị trúng gió với các triệu chứng như ớn lạnh, đầy bụng, sốt…
  • Sau khi làm việc nặng, vận động mạnh, tập thể thao, mất sức, không nên uống nước dừa để tránh tay chân yếu rũ, bị giảm phản xạ và sức dẻo dai. Nếu vẫn muốn uống thì nên nghỉ ngơi để cơ thể hết mệt rồi hẵng uống từ từ, không uống dồn dập một lượng lớn.
  • Vào buổi tối muộn, sau ngày dài mệt mỏi, bạn không nên uống nước dừa. Lúc này, cơ thể không còn tràn đầy sức sống như ban ngày nữa, nếu còn uống dừa có tính hàn sẽ dễ bị lạnh, cảm nhiễm, đuối sức, đầy bụng, tay chân rã rời…
  • Nên uống nước dừa vào buổi trưa hoặc sáng.
  • Không nên uống nước dừa khi quá no hoặc quá đói.
  • Chỉ nên uống tối đa 1 quả dừa/ngày. Nếu uống quá nhiều sẽ gây tụt huyết áp, béo phì, gây áp lực cho thận.
  • Sau khi uống nước dừa, không nên ăn hay uống các thực phẩm có nhiều đường để tránh lượng đường tăng cao quá mức.
  • Không nên pha thêm gì vào nước dừa để uống, chỉ uống dừa nguyên chất.

MUA DỪA NGỌT MÁT NGAY!

Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã biết nước dừa kỵ gì, ai không nên uống nước dừa và những lưu ý khi uống nước dừa để tốt cho sức khỏe. Đừng quên tải ngay app VinID và tham gia chương trình VinID giá sốc để mua dừa tươi ngon với giá siêu rẻ nhé!

>>> Tác dụng của dừa xiêm <<<

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Một bát cơm bao nhiêu calo? Cách ăn cơm không béo

Rất nhiều người đã cắt giảm lượng cơm trắng trong khi thực hiện quá trình…

5 giờ ago

Cách muối măng ngon chua ngọt ngon không nổi váng để được lâu

Không phải cà muối hay dưa chua, thứ mình đang thèm nhất lúc này chính…

11 giờ ago

1 Bát Phở Bao Nhiêu Calo? Phở Gà, Phở Bò Bao Nhiêu Calo?

Bạn có thắc mắc rằng ăn 1 bát phở bao nhiêu calo không? Ăn phở…

17 giờ ago

Cây sâm đất ngâm rượu có tác dụng gì và ngâm thế nào?

Sâm đất từ lâu đã là một vị thuốc quý có công dụng điều trị…

23 giờ ago

3 cách làm nước chấm thịt nướng Hàn Quốc chuẩn như người bản xứ – Digifood

Hàn Quốc là đất nước nổi tiếng với nền ẩm thực độc đáo nổi bật…

1 ngày ago

Ăn gạo lứt có tốt không? 9 tác dụng của gạo lứt mà bạn chưa biết

Gạo lứt là nguồn cung cấp các chất xơ hòa tan giúp giảm hàm lượng…

1 ngày ago