Người đang say rượu có nên uống sữa không?

Trước khi uống rượu bia, một cốc sữa tươi sẽ khiến rượu chậm hấp thu vào cơ thể. Tuy nhiên, sau khi uống rượu bia và người say rượu đã có dấu hiệu chếch choáng. Vậy say rượu có nên uống sữa không? Hãy tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Say rượu bia uống sữa được không?

Khi đã bị say rượu bia, việc tìm những đồ uống hoặc thực phẩm giúp giải say ngay lập tức và hoàn toàn là bất khả thi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tìm kiếm các thực phẩm giúp giảm thiểu và hạn chế tác động xấu của rượu bia.

Rượu và bia là những yếu tố chính gây ảnh hưởng đến việc tiết enzyme tiêu hóa trong dạ dày. Điều này ảnh hưởng không tốt đến việc phân hủy chất dinh dưỡng trong thức ăn và đồ uống trong dạ dày, khiến chúng không thể cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Hơn nữa, rượu bia làm suy yếu quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, phá huỷ các vi khuẩn có lợi và làm hư hỏng tế bào trong dạ dày và ruột, từ đó gây khó khăn trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng vào máu.

Khi không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết, cơ thể dần yếu đi và tác động trực tiếp đến các bộ phận khác. Ngay cả khi các chất dinh dưỡng trước đó đã được tiêu hóa, rượu bia vẫn có thể ngăn chặn và làm gián đoạn quá trình vận chuyển và phân tán, gây khó khăn trong quá trình bài tiết.

Rượu bia cũng làm tăng mức axit trong dạ dày, góp phần chính gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày, viêm loét ruột,… Nếu người uống nhiều rượu bia có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, biểu hiện và biến chứng do rượu bia thường xảy ra nhanh hơn và dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa hơn so với những người bình thường.

Uống một cốc sữa sau khi say rượu bia có thể hỗ trợ giảm độc tố, giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn và có giấc ngủ ngon hơn vào buổi tối. Sữa giàu axit amin L-tryptophan, giúp cơ thể tạo ra chất serotonin – chất dẫn truyền thần kinh – tác động tích cực đến cảm xúc và tâm lý, giúp con người cảm thấy vui vẻ và thư giãn hơn.

Tuy nhiên, việc uống sữa sau khi say rượu chỉ giúp ngủ ngon hơn và cảm thấy thoải mái trong giai đoạn ban đầu. Lượng rượu chưa được tiêu hóa hết sẽ gây trở ngại và ngăn cản cơ thể hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm, kể cả sữa vừa uống. Vì vậy, về lâu dài, việc này có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và ruột.

Người say khi muốn uống sữa nên cân nhắc

Vậy say rượu uống sữa được không? Uống sữa sau khi say không phải lúc nào cũng tốt nhưng cũng không phải lúc nào cũng xấu. Chỉ cần bạn sử dụng sữa phù hợp với tình huống say rượu. Sữa thích hợp cho những người có triệu chứng say nhẹ và cần phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những trạng thái say quá nặng, việc uống sữa không phải là lựa chọn đúng đắn.

Những lưu ý khi uống sữa giải rượu

Như vậy, câu trả lời cho việc say rượu có nên uống sữa không là có thể uống. Tuy nhiên, để giải rượu bằng sữa một cách hiệu quả, người uống rượu bia cần lưu ý:

  • Nên uống sữa ấm: Sữa ấm sẽ giúp cơ thể phục hồi tốt và nhanh chóng hơn so với sữa lạnh. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của người say xỉn rất kém, uống sữa lạnh có thể làm họ bị lạnh bụng, dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy,…
  • Nên uống sữa trước khi uống rượu: Uống một ly sữa ấm trước khi uống rượu giúp rượu chậm hấp thu vào cơ thể hơn, tương tự như việc bạn “lót dạ” trước khi nhậu nhẹt cũng sẽ làm bạn bị say chậm hơn so với những người không ăn uống gì trước khi uống rượu bia. Ngoài ra, uống sữa ấm trước khi uống rượu còn giúp những triệu chứng khi say xỉn của bạn nhẹ nhàng hơn.
  • Xem kỹ hạn sử dụng: Điều này rất cần thiết, liên quan đến chất lượng của loại sữa mà bạn hấp thu vào cơ thể. Những loại sữa đã quá lâu, hết hạn sử dụng hoặc bảo quản không tốt khi được đưa vào cơ thể thường có vị chua, khó uống và gây ra các vấn đề về tiêu hóa nghiêm trọng.
  • Không nên ép buộc người say xỉn nặng uống sữa: Những người bị ngất xỉu hay mất kiểm soát do say xỉn quá nặng thì không nên ép họ uống sữa. Điều này không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn gây hại cho người uống. Chất lỏng được đưa vào cơ thể nếu không được kiểm soát, rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề.
  • Không nên uống sữa đậu nành: Say rượu có nên uống sữa đậu nành không? Uống sữa đậu nành trong trường hợp này có thể làm bạn cảm thấy khó tiêu hoặc gây ra các vấn đề tiêu hóa khác. Sữa đậu nành cũng chứa nhiều isoflavon, khi kết hợp với cồn, isoflavon có thể làm tăng nguy cơ đau đầu, buồn nôn và các triệu chứng khác liên quan đến say rượu.
Không nên uống sữa đậu nành khi say

Một số thức uống giải rượu khác ngoài sữa

Bạn có thể pha một số thức uống khác cũng có tác dụng tương tự với những người say xỉn. Dưới đây là ba loại thức uống giải rượu bạn có thể thử.

Nước ép chanh

Nguyên liệu: Chanh, nước lọc, đường, đá.

Cách thực hiện: Vắt lấy nước cốt chanh. Sau đó khuấy chanh cùng nước lọc và đường cho hỗn hợp tan chảy. Bạn có thể thêm đá nếu muốn uống lạnh.

Nước ép cam

Nguyên liệu: Cam, đường, đá.

Cách thực hiện: Vắt cam để lấy nước, sau đó thêm một chút đường vào khuấy đều để làm tăng hương vị. Có thể thêm đá nếu muốn uống lạnh.

Trà gừng

Nguyên liệu: Gừng, nước sôi, mật ong.

Cách thực hiện: Rửa sạch rồi thái gừng thành từng lát mỏng. Cho một thìa mật ong vào ly nước nóng, khuấy đều. Sau đó cho gừng vào hỗn hợp khuấy và đậy nắp để trong 10 phút là có thể sử dụng.

Thực phẩm chức năng giải rượu

Những sản phẩm này thường chứa các thành phần tự nhiên, các loại vitamin, khoáng chất và các chiết xuất từ thảo dược có khả năng hỗ trợ cơ thể trong việc lọc độc tố và phục hồi sau khi uống rượu.

Một số thực phẩm chức năng giải rượu thông thường bao gồm viên uống, bổ sung dầu gan, các loại nước giải khát và các loại thuốc bổ gan. Một số sản phẩm đang có mặt tại nhà thuốc Long Châu đó là: Nước giải rượu Alcofree, Viên uống After Party, Nước giải rượu bia Ladodetox,…

Hiện nay thực phẩm chức năng giúp giải rượu rất đa dạng

Vậy say rượu có nên uống sữa không? Tóm lại, người say rượu có thể uống sữa, tuy nhiên cần cân nhắc tình trạng say xỉn có thích hợp để hấp thu sữa vào cơ thể hay không. Ngoài ra, bên cạnh sữa thì bạn cũng có thể thay thế bằng các thức uống có hiệu quả giải rượu tương tự.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Cách muối măng ngon chua ngọt ngon không nổi váng để được lâu

Không phải cà muối hay dưa chua, thứ mình đang thèm nhất lúc này chính…

4 giờ ago

1 Bát Phở Bao Nhiêu Calo? Phở Gà, Phở Bò Bao Nhiêu Calo?

Bạn có thắc mắc rằng ăn 1 bát phở bao nhiêu calo không? Ăn phở…

10 giờ ago

Cây sâm đất ngâm rượu có tác dụng gì và ngâm thế nào?

Sâm đất từ lâu đã là một vị thuốc quý có công dụng điều trị…

16 giờ ago

3 cách làm nước chấm thịt nướng Hàn Quốc chuẩn như người bản xứ – Digifood

Hàn Quốc là đất nước nổi tiếng với nền ẩm thực độc đáo nổi bật…

23 giờ ago

Ăn gạo lứt có tốt không? 9 tác dụng của gạo lứt mà bạn chưa biết

Gạo lứt là nguồn cung cấp các chất xơ hòa tan giúp giảm hàm lượng…

1 ngày ago

TOP 28 đặc sản Nha Trang làm quà du lịch ngon nức tiếng

Những món quà tặng người thân, bạn bè mỗi khi đi du lịch ở đâu…

1 ngày ago