Sữa chua: Lợi ích, công dụng và tác hại khi quá lạm dụng

Sữa chua có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Youmed tìm hiểu những công dụng nổi bật mà sữa chua mang lại.

1. Sữa chua là gì?

Sữa chua hay còn gọi là yaourt, là một sản phẩm từ bơ sữa được tạo ra bằng cách lên men sữa ở nhiệt độ thích hợp để sản sinh ra các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.

Sữa chua

Là món ăn có bề dày lịch sử ở Bulgaria. Rất nhiều người dân khẳng định rằng nó được phát hiện một cách ngẫu nhiên vào 4.000 năm trước, khi các bộ tộc du mục còn lang thang tại cùng đất này.

Những người du mục đựng sữa trong túi làm từ da động vật.Từ đó tạo ra môi trường phù hợp cho vi khuẩn phát triển, lên men và rồi sữa chua ra đời.

Ngoài ra, món ăn giùa dinh dưỡng này được phát hiện theo cùng một cách thức ở những vị trí, thời điểm khác nhau và có thể bắt nguồn từ Trung Đông và Trung Á.

Thành phần dinh dưỡng của sữa chua

Sữa chua thường có màu trắng, dẻo, sánh, vị chua do quá trình lên men lactic và vị ngọt của sữa.

  • Hai thành phần chính là Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium
  • Các thành phần còn lại: đường, đạm, chất béo và các vi chất cần thiết cho cơ thể.

Theo số liệu được công bố từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100 gram sữa chua gồm có:

  • 121 mg canxi.
  • 95 mg phốt pho.
  • 0,05 mg sắt.
  • Các vitamin C, B6, B12, A, D, E, K.
  • 12 mg magie.
  • 0,59 mg kẽm,….

Bạn có thể hình dung trong 100 gram sữa chua chứa khoảng 100 kcal, tức là bằng nửa chén cơm hoặc 2 trái chuối.

2. Công dụng của Sữa chua

Sử dụng điều độ hàng ngày sẽ mang đến cho cơ thể sự tươi trẻ, xúc tiến quá trình trao đổi chất, ăn ngon miệng và ngủ tốt hơn… Không những vậy, thực phẩm này còn rất dễ sử dụng, là sở thích của nhiều người.

2.1. Tốt cho hệ tiêu hóa

Cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi (Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium), bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng.

Sữa chua rất có hiệu quả trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột, nhất là sau đợt sử dụng kháng sinh. Bạn có thể sử dụng để bổ sung lại lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột bị mất đi do sử dụng kháng sinh.

2.2. Cải thiện tình trạng đầy hơi, sình bụng

Đối với những người bị đau dạ dày thường phải dùng thuốc kháng axit (như gastropulgite, Maalox,…) nên vi khuẩn sinh hơi sẽ dồn lên, làm bụng trở nên ấm ách rất khó chịu. Nếu sử dụng trong trường hợp này, sẽ giúp cho bụng hết đầy hơi, ấm ách nhờ khí được đẩy xuống và tính axit được phục hồi.

2.3. Giữ ổn định trọng lượng cơ thể

Đây là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng không phải thực phẩm giảm cân. Ăn sữa chua để cung cấp thêm đạm, canxi và vi chất dinh dưỡng để giảm nguồn năng lượng đưa vào từ các thực phẩm khác. Mặt khác, các vi khuẩn có lợi sẽ hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường trao đổi chất, chính vì thế giúp hạn chế việc tăng cân, duy trì vóc dáng.

2.4. Giúp xương chắc khỏe

Hàm lượng canxi trong món này khá cao, do vậy, nếu thường xuyên ăn , bạn sẽ tăng cường sức khỏe của xương và ngăn ngừa loãng xương. Điều này đặc biệt quan trọng với chị em phụ nữ, nhất là những chị em đang ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh bởi ở các giai đoạn này, do sự thay đổi hormone mà chị em cần nhiều canxi để tăng cường sức khỏe cho xương.

2.5. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Probiotic được chứng minh giảm viêm, những bệnh liên quan đến nhiễm virus, rối loạn đường ruột. Sử dụng sữa chua đặc biệt có chứa men vi sinh một cách thường xuyên có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giảm khả năng mắc bệnh.

2.6. Tác dụng làm đẹp của sữa chua

Chứa hàm lượng vitamin dồi dào nên cực kỳ tốt cho việc nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong. Các tế bào chết nhanh chóng được thay thế bằng tế bào da mới giúp da trắng sáng tự nhiên.

Bên cạnh đó, thực phẩm này còn có khả năng chống lại được tình trạng oxy hóa nhằm duy trì sự tươi tắn, trẻ trung cho làn da phụ nữ. Đặc biệt, đắp mặt sữa chua còn có tác dụng tẩy tế bào chết, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn ẩn sâu dưới da.

3. Cách dùng Sữa chua

Thực phẩm này thường được dùng bằng cách ăn trực tiếp hay ăn kèm với ngũ cốc hoặc trái cây tùy theo sở thích của mỗi người.

Mặt khác, bạn cũng có thể sử dụng sữa chua không đường để làm mặt nạ dưỡng da mặt. Dưới đây là một số cách làm đẹp bạn có thể tham khảo:

Mặt nạ sữa chua nguyên chất

Công thức này khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị sữa chua không đường dùng làm mặt nạ hàng ngày.

  • Rửa sạch mặt bằng nước ấm rồi lau khô.
  • Thoa một lớp sữa chua mỏng lên da rồi để yên khoảng 10-15 phút
  • Rửa lại bằng nước sạch.

Áp dụng tuần 2-3 lần để đạt hiệu quả như mong muốn.

Mặt nạ trị mụn bằng sữa chua và cà chua

Cà chua là một loại quả lành tính chứa nhiều vitamin A, C, lycopene, carotene, kali, chất sắt… cực tốt cho da mặt, đặc biệt là da đang bị mụn.

  • Ép lấy nước cà chua
  • Trộn đều với sữa chua

Hàng tuần có thể đắp 2-3 lần để làn da trở nên hồng hào, mịn màng.

Mặt nạ sữa chua và mật ong ngừa mụn

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên được nhiều chị em ưa chuộng.

  • Trộn đều sữa chua và mật ong tỉ lệ bằng nhau.
  • Đắp lên da mặt, thư giãn trong 10 phút.
  • Rửa lại với nước sạch là xong.

Chăm chỉ thực hiện 1-2 lần mỗi tuần để có được làn da như ý bạn nhé!

4. Lưu ý khi dùng Sữa chua

Mặc dù sữa chua có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn lạm dụng quá nhiều sẽ dẫn đến một số tác dụng không mong muốn như sau:

Gây khó tiêu

Chứa đường lactose, một loại protein khó tiêu. Các trường hợp đặc biệt: người không dung nạp được đường lactose hoặc những người gặp vấn đề về tiêu hóa,…

Nếu ăn quá nhiều mỗi ngày, có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Chuột rút
  • Tiêu chảy…

Gây béo phì

Mặc dù sữa chua có tác dụng duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, nhưng đó là trong trường hợp bạn ăn uống vừa phải để kích thích tiêu hóa.

Trong trường hợp ăn quá nhiều lại có thể gây ra béo phì. Bởi trong thành phần có chứa đường. Nếu lạm dụng quá nhiều hàng ngày sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng quá mức cần thiết.

Dị ứng

Không phải ai cũng có thể uống được sữa. Nếu bạn là người bị dị ứng với sữa hoặc không hấp thụ được các chất trong sữa , nên tránh tiêu thụ sữa chua. Dị ứng sữa có thể gây ra tình trạng: khó thở, phát ban, nôn mửa,… thậm chí là tử vong.

Tương tác

Trong thành phần có chứa canxi, có thể làm giảm tác dụng của một số thuốc. Khi dùng đồng thời như kháng sinh nhóm tetracyclin, quinolon,…

Vì vậy, trong thời gian điều trị bằng các thuốc này, bạn không nên sử dụng sữa chua cũng như các chế phẩm làm từ sữa.

Qua bài viết trên, Youmed đã cung cấp cho bạn một số thông tin về lợi ích, công dụng và một số tác hại khi sử dụng sữa chua. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến sức khỏe, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết nhé!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Ăn gạo lứt có tốt không? 9 tác dụng của gạo lứt mà bạn chưa biết

Gạo lứt là nguồn cung cấp các chất xơ hòa tan giúp giảm hàm lượng…

6 giờ ago

TOP 28 đặc sản Nha Trang làm quà du lịch ngon nức tiếng

Những món quà tặng người thân, bạn bè mỗi khi đi du lịch ở đâu…

12 giờ ago

Cá mập sông – Sự thật hay lời đồn?

Trong số hơn 400 loài cá mập sinh sống khắp các vùng biển trên thế…

17 giờ ago

Cháo rất tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được ăn theo cách này

Cháo là loại thực phẩm bán lỏng, nó có thể nhanh chóng đi vào ruột…

24 giờ ago

Cách ướp gà rán

Gà rán, hay còn gọi là gà chiên là món ăn được nhiều người yêu…

1 ngày ago

Mách mẹ 8 cách làm ngũ cốc giảm cân tại nhà đơn giản nhất

Dùng ngũ cốc yến mạch là phương pháp giảm cân sau sinh lành mạnh và…

1 ngày ago