Nước dừa bao nhiêu calo? Uống nước dừa có tăng cân không?

Nước dừa là thức uống đường phố rất phổ biến tại Việt Nam. Không chỉ có tác dụng giải khát, nước dừa còn là nguyên liệu chế biến các món ăn hấp dẫn. Giá trị dinh dưỡng của nước dừa cũng mang tới nhiều công dụng cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại hàm lượng đường trong nước dừa có thể gây tăng cân. Mời bạn xem giải đáp nước dừa bao nhiêu calo và uống nước dừa có béo không nhé!

Nước dừa bao nhiêu calo?

Nước dừa là chất lỏng trong suốt nằm bên trong quả dừa tươi. Nước dừa có hương thơm dịu, vị ngọt và thanh mát. Bạn chớ nhầm lẫn nước dừa với thành phẩm nước cốt dừa, dầu dừa đã được chế biến từ cùi dừa.

Nước dừa ít calo, không chứa chất xơ, không cholesterol và hàm lượng chất béo không đáng kể. Thành phần dinh dưỡng của nước dừa rất phong phú. Theo phân tích, 1 cốc nước dừa tươi nguyên chất 240g chứa các hoạt chất sau:

  • 44 calo;
  • 10,4g carbohydrate;
  • 24mg vitamin C;
  • 9,6g đường;
  • 64mg natri;
  • 404mg kali;
  • Các khoáng chất: Mangan, photpho, kẽm, sắt, magie, canxi.

Uống nước dừa có béo không?

Nhiều người rất thích uống nước dừa nhưng phân vân nước dừa có tăng cân không? Bạn yên tâm uống nước dừa mà không lo bị mập lên. Calo trong nước dừa không đủ để tích trữ năng lượng sản sinh chất béo trong cơ thể. Theo nghiên cứu khoa học, nước dừa còn có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường và tăng cường sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích nổi bật nhất của nước dừa.

Bù nước phục hồi cơ thể

Khoảng 70% cơ thể là nước. Nước có vai trò điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bôi trơn xương khớp, vận chuyển dinh dưỡng… Các dưỡng chất trong nước dừa, đặc biệt là kali sẽ giúp bù nước và khoáng chất mất đi trong quá trình hoạt động của cơ thể. Uống nước dừa giúp phục hồi sau khi bị sốt, tiêu chảy, cảm cúm.

Kiểm soát huyết áp

Theo nghiên cứu ở những người bị bệnh cao huyết áp, 71% trong số những người uống nước dừa đã cải thiện được huyết áp tâm thu. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa là hoạt chất đã được chứng minh có tác dụng giảm huyết áp.

Kiểm soát đường huyết

Đây là kết quả khi nghiên cứu nước dừa ở những con chuột thí nghiệm bị tiểu đường. Uống nước dừa giúp chúng giảm nồng độ hemoglobin A1c, kiểm soát lượng đường huyết lâu dài hơn. Magie trong nước dừa sẽ tăng độ nhạy của insulin ở người mắc tiểu đường type 2 và giảm lượng đường trong máu.

Phòng ngừa sỏi thận

Sỏi thận hình thành từ những tinh thể lắng đọng trong nước tiểu. Nghiên cứu ban đầu trên động vật cho thấy nước dừa sẽ làm giảm sự lắng đọng, hình thành tinh thể ở thận và đường tiết niệu. Điều này giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận. Nước dừa cũng đào thải các chất dư thừa như canxi, axit uric, phosphate để ngăn ngừa biến chứng bệnh sỏi thận.

Hỗ trợ giảm cân, giữ dáng

Ít ai biết rằng uống nước dừa cũng có thể kiểm soát được cân nặng. Đây là kết quả đã được nghiên cứu khoa học từ năm 2006. Nước dừa ít calo, gần như không có chất béo nên rất tốt cho việc giảm cân. Uống 1 ly nước dừa 240g giàu khoáng chất giúp bạn cảm thấy no bụng, hạn chế ăn vặt trong ngày.

Giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim

Theo nghiên cứu khoa học, nước dừa có thể chuyển hóa cholesterol LDL (có hại) thành axit mật và bài tiết chúng ra ngoài. Nếu nồng độ cholesterol LDL trong máu quá cao, nó sẽ làm tắc nghẽn động mạch. Nhờ khả năng kiểm soát cholesterol, nước dừa giúp bảo vệ động mạch chủ, chống bệnh đau tim.

Làm đẹp da, chống lão hóa

Chất cytokinin trong nước dừa kích thích sản xuất hormone phytohormone có tác dụng trì hoãn quá trình lão hóa. Nước dừa cung cấp nước để thanh lọc cơ thể, giữ ẩm tế bào, cung cấp vitamin và khoáng chất để sản sinh collagen. Những điều này góp phần làm đẹp da, giảm mụn, giảm nếp nhăn.

Nước dừa để lâu có tốt không?

Tính từ thời điểm quả dừa được hái từ trên cây, thời gian sử dụng lý tưởng nhất là trong vòng 7 ngày sau đó. Nước dừa tươi ngon nhất nếu uống ngay sau khi được lấy ra khỏi quả. Khi uống không hết, nước dừa có thể đựng trong hộp kín và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, dùng dần trong 3 – 5 ngày. Nếu bảo quản nguyên quả đã gọt vỏ trong ngăn mát, thời gian sử dụng từ 2 – 3 tuần.

Nước dừa để ở môi trường bên ngoài chỉ nên sử dụng trong ngày. Nếu vẫn uống nước dừa để qua đêm ở ngoài có thể bị lạnh bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Hiện nay, có một số loại hóa chất bảo quản giúp nước dừa giữ được lâu hơn.

Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ và độc tố gây hại. Tốt nhất là bạn mua dừa nguyên quả về để uống dần thay vì mua nước dừa tươi đã có sẵn. Tùy vào cách bảo quản mà nước dừa dùng được trong 1 ngày đến 3 tuần.

Cách làm các món ngon từ nước dừa

Nước dừa có thể uống tươi hoặc chế biến được nhiều món ăn vặt, thức ăn mặn thơm ngon cho ngày Tết.

Nấu xôi dừa

Xôi là món ăn truyền thống của ngày Tết. Cách nấu xôi với dừa sẽ tạo ra hương thơm hấp dẫn, vị ngon hơn hẳn món xôi thông thường.

Nguyên liệu:

  • 400g gạo nếp;
  • 1 quả dừa;
  • Vừng rang;
  • Muối;
  • Dầu ăn.

Thực hiện:

  • Vo gạo, ngâm gạo qua đêm 8 tiếng bằng nước sạch.
  • Bổ dừa, chắt lấy nước, tách cơm dừa và nạo thành sợi.
  • Trộn gạo với nước dừa, cơm dừa và một chút muối.
  • Cho nước sạch vào nồi hấp, đun sôi rồi cho gạo vào khay hấp.
  • Sau 15 phút, mở nồi và cho 2-3 thìa cà phê dầu ăn, trộn đều. Đây là bí quyết nấu xôi dừa mềm dẻo, bóng bẩy.
  • Tiếp tục đun đến khi xôi chín, bắc ra đĩa và rắc vừng rang lên.

Nấu cơm dừa

Nguyên liệu:

  • 2 bát gạo trắng;
  • 1 bát nước dừa;
  • 1 thìa cơm dừa non thái sợi.

Thực hiện:

  • Vo gạo, để ráo nước.
  • Cho gạo vào nồi cơm điện, đổ bát nước dừa vào, thêm nước sạch đủ nấu.
  • Cắm điện, bật chế độ nấu và chờ cơm chín.
  • Xới cơm ra bát, cho cơm dừa lên và thưởng thức cùng cơm cùng các món ăn.

Thạch rau câu dừa

Thạch dừa mát lạnh, ngọt ngào giúp bạn xóa tan cảm giác chán ngán vì đã ăn uống nhiều trong ngày Tết.

Nguyên liệu:

  • 10g bột rau câu dẻo;
  • 1 lít nước dừa;
  • 50ml nước cốt dừa;
  • 80 – 90g đường;
  • Khuôn làm thạch hoặc khay thủy tinh.

Thực hiện:

  • Cho đường, nước dừa tươi và bột rau câu vào xoong, khuấy đều rồi nấu đến khi hỗn hợp có màu trong.
  • Tắt bếp, đổ hỗn hợp ra 2 bát khác nhau. Một bát để nguyên, một bát trộn thêm nước cốt dừa.
  • Đổ hỗn hợp vào khay làm thạch, xen kẽ 1 lớp là hỗn hợp có nước cốt và 1 lớp không có.
  • Để nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh và ăn dần.

Ngoài ra, bạn còn có thể dùng nước dừa cho các món kho như: Kho thịt, kho cá, kho tôm… Bài viết đã giúp bạn biết đáp án cho các câu hỏi nước dừa bao nhiêu calo, uống nước dừa có tăng cân không. Long Châu kính chúc bạn và gia đình đón Tết bình an, khỏe mạnh và hạnh phúc!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Hellobacsi

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Cháo rất tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được ăn theo cách này

Cháo là loại thực phẩm bán lỏng, nó có thể nhanh chóng đi vào ruột…

2 giờ ago

Cách ướp gà rán

Gà rán, hay còn gọi là gà chiên là món ăn được nhiều người yêu…

7 giờ ago

Mách mẹ 8 cách làm ngũ cốc giảm cân tại nhà đơn giản nhất

Dùng ngũ cốc yến mạch là phương pháp giảm cân sau sinh lành mạnh và…

14 giờ ago

Đặc sản miền Bắc – Top 25 món ngon hấp dẫn lạ miệng nức tiếng

5.7K Miền Bắc không chỉ được biết đến qua những danh lam thắng cảnh mà…

19 giờ ago

[Cập nhật 7/2022] Giá gà ta hôm nay bao nhiêu tiền 1kg trên thị trường?

Việc tìm hiểu và cập nhập giá gà ta hôm nay không chỉ giúp bạn…

1 ngày ago

Bánh tráng cuốn bơ bao nhiêu calo và ăn có mập không?

Bánh tráng cuốn bơ bao nhiêu calo và ăn có mập không? Bánh tráng cuốn…

1 ngày ago