8 tác hại của quả sung – những người không nên ăn quả sung

Quả sung là loại trái cây quen thuộc với người dân vùng nhiệt đới, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh đó, sung cũng có nhiều tác dụng không tốt cho người ăn. Hãy cùng tìm hiểu tác hại của quả sung nhé!

Sung có hình dạng quả lê, khi chín có màu cam ánh đỏ

1 Gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng

Trong quả sung, có rất nhiều chất xơ. Ăn một lượng vừa phải, chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, phòng ngừa táo bón, nhưng nếu dùng quá nhiều, chất xơ cản trở tiêu hóa gây đầy bụng, tiêu chảy,… Theo khuyến cáo, mỗi ngày bạn nên ăn tối đa 5 quả với quả sung Việt Nam, còn nước khác thì 1 – 2 quả. [1]

Ăn nhiều sung có thể bị đầy bụng, tiêu chảy

2Gây xuất huyết

Theo Đông y, quả sung có tính ấm nên khi ăn quá nhiều, đặc biệt là quả chín, bạn có thể bị xuất huyết trong nhẹ. Xuất huyết trong là tình trạng chảy máu ở các cơ quan bên trong cơ thể như trực tràng, âm đạo, dạ dày, võng mạc,…

Khi bị chảy máu, bạn nên ngừng ngay việc ăn sung, nếu tình trạng vẫn không cải thiện hãy đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và xử lý.

Ăn quả sung có thể bị xuất huyết trực tràng

3Giảm đường huyết

Với thành phần axit chlorogenic, quả sung có tác dụng hạ đường huyết. Điều này có lợi cho người tiểu đường. Tuy nhiên, ở những người có đường huyết thấp hoặc không bị tiểu đường, ăn nhiều quả sung gây hạ đường huyết làm bạn chóng mặt, đổ mồ hôi, tay chân run,…

Để giảm tác dụng phụ này bạn nên ăn quả sung khô thay vì quả tươi, do lượng đường trong trong quả khô sẽ cao hơn.

Ăn quả sung có thể gây hạ đường huyết trong máu

4Tăng axit oxalic có hại

Trong quả sung có chứa nhiều axit oxalic (muối oxalate) đồng nghĩa khi oxalate tăng cao trong cơ thể sẽ dẫn đến sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật,… do sự tích tụ muối oxalate.

Vì thế những người đang có sỏi trong cơ thể, không nên ăn quả sung để tránh làm bệnh nặng hơn, tăng thời gian điều trị.

Axit oxalic có trong quả sung làm tăng nguy cơ gây sỏi thận

5Dị ứng

Một số người cũng có thể bị dị ứng với quả sung. Nguy cơ cao hơn với những người có tiền sử dị ứng với phấn hoa Bạch dương. Nguyên nhân do nhựa có trong quả, vì vậy trước khi ăn bạn nên rửa sạch nhựa. Mức độ dị ứng khác nhau ở mỗi người, nếu có cơ địa dị ứng nặng thì bạn không nên ăn quả sung.

Một số người bị dị ứng sau khi ăn quả sung

6Hạn chế hấp thụ canxi

Trong quả sung có chứa axit oxalicaxit phytic, hai loại axit này khi gặp canxi có xu hướng tạo thành muối không tan. Canxi chỉ được hấp thu vào cơ thể khi ở dạng ion, nên khi ở dạng muối canxi sẽ không được hấp thu vào máu. Nếu bạn đang bổ sung canxi, hoặc đang bị loãng xương thì không nên ăn quả sung cùng lúc với chế phẩm bổ sung canxi.

Canxi được hấp thu vào máu dưới dạng ion

7Ngộ độc thực phẩm

Sung là loại cây dễ trồng, sinh trưởng tốt, nên người trồng thường không sử dụng thuốc trừ sâu. Nhưng do cấu tạo quả đặc biệt, là nơi “trú ngụ” lý tưởng cho côn trùng nên khó rửa sạch. Bạn nên rửa và kiểm tra kỹ trước khi ăn để tránh ngộ độc thực phẩm.

Nên rửa kỹ quả sung trước khi ăn để tránh ngộ độc thực phẩm

8Có hại cho gan

Do tăng nguy cơ hình sỏi oxalat ở mật, nên ăn quả sung có thể gây hại cho gan. Gan tiết mật, sỏi mật có thể làm tắc ống dẫn mật, mật tiết ra không được lưu thông, tích tụ làm ảnh hưởng đến chức năng gan, có thể dẫn đến viêm gan, xơ gan.

Sỏi oxalat có thể làm tắc ống dẫn mật ở gan

9Những người không nên ăn quả sung

  • Người có tiền sử máu khó đông, đang dùng thuốc chống đông: nguy cơ chảy máu trong.
  • Người đang dùng thuốc hạ đường huyết, có đường huyết thấp: nguy cơ tụt đường huyết.
  • Người có hệ tiêu hóa kém: nguy cơ khó tiêu, đầy hơi, nặng bụng.
  • Người đang bị sỏi mật, sỏi thận, sỏi bàng quang: làm chậm quá trình tan sỏi, sỏi gia tăng kích thước.

Người đang uống thuốc chống đông thì không nên ăn quả sung

10Cách sử dụng quả sung đúng cách

  • Nhựa từ quả sung có thể gây dị ứng, bạn nên rửa sạch nhựa bằng nước muối, ăn với số lượng ít và tăng dần.
  • Lựa chọn quả chín, không bị dập.
  • Dùng tươi hoặc có thể ngâm với nước ấm để làm mềm.
  • Hoặc có thể chế biến thành một số món ăn như: sung kho thịt, sung kho cá trắm, lươn om với sung, mứt sung,…

Món lươn om với sung

12Lưu ý để sử dụng quả sung đúng cách

  • Ăn với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều.
  • Phụ nữ có thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi ăn quả sung.
  • Không nên ăn quá nhiều quả sung cùng một lúc vì có thể gây nóng rát đau lưỡi. Hiện tượng này được giải thích do enzyme Ficin có trong quả sung phân giải protein.

Nên ăn quả sung với lượng vừa phải để đem lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe

Quả sung có nhiều tác hại, nhưng nếu sơ chế đúng các trước khi ăn, bạn sẽ có nhiều món ăn dinh dưỡng. Hy vọng bài viết cung cấp thêm thông tin hữu ích cho bạn về quả sung. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Ăn Buffet là gì? Các loại hình buffet phổ biến thường gặpBuffet là gì?Thật ra…

2 giờ ago

Ăn mít có béo không? Có mập không? – không tăng cân

Theo bác sĩ Phạm Hồng Sơn (Chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bệnh…

8 giờ ago

Nước mủ trôm để được bao lâu? Uống mủ trôm có tốt không

Mủ trôm có từ đâu? Mủ trôm là gì? Cây trôm là loại cây thân…

14 giờ ago

Bông Atiso tươi

Mô tả sản phẩmAtiso Đà Lạt tươi được trồng và phân phối bởi DaLaVi. Cung…

19 giờ ago

Mách bạn TOP 5 gạo nếp nấu xôi ngon nhất – chuẩn vị ngày Tết?

Mâm cơm gia đình người Việt vào những ngày Tết chắc hẳn đều có những…

1 ngày ago

Tư vấn: Cho con bú ăn dứa được không?

Dứa có vị chua ngọt, mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt với phụ…

1 ngày ago