Sữa đầu và sữa cuối của mẹ là gì? Tác dụng của sữa đầu và cuối

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ cũng có đôi lúc không đồng đều, do đó hình thành nên những khái niệm về sữa đầu và sữa cuối. Vậy sữa đầu là gì, sữa cuối gì, cùng tìm hiểu sự khác biệt này nhé.

Định nghĩa “sữa đầu” và “sữa cuối”

Sữa đầu là gì?

Sữa đầu (foremilk) hay còn gọi là sữa đầu cữ bú. Chúng là phần sữa vú mẹ tiết ra trong 10 phút đầu khi bắt đầu giai đoạn cho trẻ bú. Sữa đầu màu trong, hàm lượng lactose cao, ít chất béo và có vị ngọt.

Sữa đầu khoảng bao nhiêu ml? Bác sĩ cho biết, thông thường sữa đầu của mẹ có khoảng 15ml, trong trường hợp mẹ có nhiều sữa hơn thì lượng sữa đầu có thể lên đến 30ml.

Trẻ bú bao lâu thì hết sữa đầu? Điều này phụ thuộc nhiều vào sức bú của từng trẻ cũng như lượng sữa của mẹ. Thông thường trẻ sơ sinh cần khoảng 15 phút đến 20 phút để bú hết sữa đầu. Khi trẻ lớn hơn thì thời gian có thể rút ngắn xuống còn 5 phút đến 10 phút.

Sữa cuối là gì?

Sữa cuối (hindmilk) là lượng sữa tiết ra ở cuối cữ bú. Sữa mẹ có thể tự động điều chỉnh thành phần dinh dưỡng sau mỗi lần cho trẻ bú. Trong khi trẻ bú, lượng chất béo và calo hầu như tăng dần và đạt mức cao nhất ở cuối mỗi cữ bú. Do đó, sữa cuối cữ bú thường đục, sánh đặc hơn và giàu năng lượng.

Một số nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất béo trong sữa mẹ thấp hay cao phụ thuộc vào khoảng trống trong bầu ngực của mẹ. Khi sữa có trong vú cạn dần đi thì hàm lượng chất béo sẽ càng cao do diện tích khoảng trống tăng lên. Vì vậy, sau khi trẻ bú hết sữa đầu thì cũng là lúc sữa cuối được hình thành. Lúc này, bầu ngực trống sẽ kích thích cơ thể mẹ sản xuất thêm sữa. Dòng sữa này sẽ di chuyển qua các tuyến sữa và trên đường đi sẽ thu thập hết chất béo có trong các ống dẫn sữa. Vì vậy, ở cuối mỗi cữ bú hàm lượng chất béo sẽ cao hơn sữa đầu.

Nói tóm lại, hiểu theo cách đơn giản thì định nghĩa “sữa đầu” và “sữa cuối” dùng để chỉ sữa trẻ bú ở đầu cữ bú và sữa ở cuối cữ bú.

Tác dụng của sữa đầu và sữa cuối

Như đã nói ở trên, sữa đầu và sữa cuối chứa thành phần dinh dưỡng và có tác dụng khác nhau đối với cơ thể trẻ. Sữa đầu tuy loãng nhưng lại chứa nhiều kháng thể, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ. Sữa cuối thì chứa nhiều chất béo và năng lượng hơn, giúp cơ thể trẻ hoạt động, phát triển thể chất. Do đó, mẹ cần đảm bảo trẻ đã bú hết sữa đầu và cuối trước khi đổi sang vú khác hoặc ngừng cho bé bú.

Tác hại khi trẻ bú không đều sữa đầu và sữa cuối

Theo các bác sĩ nhi khoa, trẻ bú không đều sữa đầu và sữa cuối, dù trẻ bú nhiều sữa đầu hơn hay ngược lại thì đều rất dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ ở mỗi thời điểm là khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn thời gian cơ thể mẹ đều có thể cung cấp đầy đủ những gì con trẻ cần. Đôi lúc cơ thể mẹ sẽ không thể tránh được việc bị mất cân bằng và sản xuất quá nhiều sữa đầu. Từ đó, dẫn đến tình trạng trẻ bú nhiều sữa đầu hơn sữa cuối và gây nên mất cân bằng.

Tình trạng quá tải đường lactose chính là tình trạng mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối. Đó là khi trẻ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường lactose trong sữa mẹ. Nguyên nhân là do trẻ bú quá ít sữa cuối và nhiều sữa đầu. Điều này thường bắt nguồn từ việc các cữ bú của trẻ quá xa hoặc mẹ có quá nhiều sữa. Vì chỉ khi bầu ngực của mẹ có khoảng trống thì sữa cuối giàu chất béo mới bắt đầu được tạo ra. Mà quá trình tạo ra sữa mẹ thì lại diễn ra liên tục nên lượng sữa có hàm lượng nước cao sẽ không ngừng tăng lên.

Khi trẻ bú sữa mẹ, sữa đầu ít béo có thể khiến trẻ no trước khi trẻ đến sữa cuối. Lúc này, trẻ sẽ bị thiếu chất béo do không được bú đầy đủ sữa cuối. Cơ thể trẻ sẽ mất cân bằng hàm lượng chất béo khi trẻ bú quá nhiều sữa đầu. Thông thường, cơ thể cần một khoảng thời gian đủ để tiêu hóa chất béo. Nhưng khi đi qua hệ tiêu hóa, vì sữa đầu ít béo nên có thể di chuyển nhanh đến nỗi cơ thể chưa kịp phân hủy và hấp thu.

Chính bởi sự mất cân bằng sữa đầu và cuối này đã gây ra tình trạng quá tải đường lactose ở trẻ nhỏ. Lượng đường lactose này sẽ đi thẳng đến ruột già mà cơ thể trẻ chưa được hấp thu. Tại đây, đường lactose sẽ lên men và tạo ra khí gas, từ đó gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ở trẻ như đầy bụng, tiêu chảy.

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của sữa mẹ đối với việc cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Lượng sữa và thời gian mỗi trẻ bú sẽ không giống nhau. Vì vậy, hiểu đúng về sữa đầu và sữa cuối sẽ giúp mẹ điều chỉnh cách cho trẻ bú phù hợp và thiết lập chế độ bú đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh và tăng cân đều.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Ăn Buffet là gì? Các loại hình buffet phổ biến thường gặpBuffet là gì?Thật ra…

22 phút ago

Ăn mít có béo không? Có mập không? – không tăng cân

Theo bác sĩ Phạm Hồng Sơn (Chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bệnh…

6 giờ ago

Nước mủ trôm để được bao lâu? Uống mủ trôm có tốt không

Mủ trôm có từ đâu? Mủ trôm là gì? Cây trôm là loại cây thân…

12 giờ ago

Bông Atiso tươi

Mô tả sản phẩmAtiso Đà Lạt tươi được trồng và phân phối bởi DaLaVi. Cung…

18 giờ ago

Mách bạn TOP 5 gạo nếp nấu xôi ngon nhất – chuẩn vị ngày Tết?

Mâm cơm gia đình người Việt vào những ngày Tết chắc hẳn đều có những…

24 giờ ago

Tư vấn: Cho con bú ăn dứa được không?

Dứa có vị chua ngọt, mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt với phụ…

1 ngày ago