Tư vấn: Cho con bú ăn dứa được không?

Dứa có vị chua ngọt, mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt với phụ nữ, ăn dứa là một cách giúp cô bé của họ thơm tho hơn. Nhưng nếu bạn đang có em bé, enzyme bromelain trong dứa sẽ gây ra những cơn co bóp tử cung có nguy cơ gây sảy thai, sinh non. Vậy với mẹ mới sinh con thì sao? Cho con bú ăn dứa được không? Có làm sữa mẹ về không đều hay không?

Cho con bú ăn dứa được không?

Cho con bú ăn dứa được không? Theo Đông Y, dứa có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng giải khát, lợi tiêu hóa, ngừng tả. Men trong quả dứa sẽ giúp phân giải protein, làm thức ăn dễ tiêu hóa hơn.

Nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng, nếu sau khi ăn nhiều thịt, mỡ ăn dứa vào rất có lợi. Chất đường, men, muối trong dứa còn có tác dụng lợi tiểu, chữa cao huyết áp, chữa viêm thận, phù phũng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hỗ trợ trị bệnh ho, viêm phế quản.

Cho con bú ăn dứa được không? Hiện nay, chưa thấy có công trình nghiên cứu nào cho thấy tác hại của dứa đối với bà đẻ sau sinh cả. Trong dứa có đến 86% là nước, còn lại là cacbohydrat. Dứa rất giàu chất xơ giúp nhuận tràng, tạo cảm giác no lâu, làm giảm cảm giác thèm ăn với những người đang muốn giảm cân. Loại quả này hầu như không có protein và chất béo và mang đến nhiều công dụng như:

  • Giàu vitamin A tốt cho mắt, vitamin C tốt cho da, Đồng tốt cho máu, vitamin B rất cần cho sự phát triển mô. Các enzym có trong dứa giúp nhanh liền sẹo.
  • Bromelain trong quả dứa là một loại thuốc tự nhiên tuyệt vời giúp chúng ta phòng tránh những bệnh viêm nhiễm từ môi trường.
  • Phụ nữ sau sinh ăn dứa có thể giúp làm mềm tử cung và tạo ra những cơn co bóp giúp đẩy nhanh sản dịch ra ngoài, đồng thời làm lành các vết thương ở vùng kín.
  • Cho con bú ăn dứa được không, có mất sữa không? Dứa không gây mất sữa, nhưng một số tài liệu cho thấy ăn nhiều dứa có thể làm estrogen giảm nhiều, khiến người mẹ bị tắc tia sữa.

Phụ nữ sau sinh ăn dứa bao nhiêu là đủ?

Cho con bú ăn dứa được không? Câu trả lời là có thể. Dứa rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn nhiều dứa thật sự không tốt. Một người bình thường có thể ăn dứa mỗi ngày, một ngày không quá 1/2 quả dứa. Nhưng bà mẹ sau sinh chỉ nên ăn khoảng 30 gam dứa một lần, một tuần ăn 2 – 3 lần. Tuy nhiên, cần lưu ý:

  • Trong dứa chứa nhiều axit, nếu ăn dứa khi bụng trống rỗng có thể làm hại dạ dày. Do đó người có bệnh dạ dày cũng không nên ăn dứa. Không ăn dứa chín nẫu hoặc bị dập nát vì chúng có thể bị nhiễm khuẩn, gây ngộ độc.
  • Ăn nhiều dứa một lúc có thể gây kích ứng miệng, gây rát lưỡi và vùng bên trong miệng.
  • Không được ăn mắt dứa vì nó là nơi trú ẩn của nấm độc Candida tropicalis, ăn vào sẽ gây ngộ độc. Nếu sau khi ăn dứa mà thấy ngứa ngáy, buồn nôn, nổi mẩn đỏ… thì cần đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
  • Dứa có chất serotonin làm co thắt huyết quản mạnh, tăng huyết áp nên người bị huyết áp cao không nên ăn dứa.

Phụ nữ sau khi sinh ăn dứa như thế nào?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh và đang cho con bú chỉ nên ăn khoảng 30g dứa mỗi ngày. Bên cạnh đó, dứa cũng chứa nhiều axit nên tránh ăn dứa lúc đói hay lúc no có thể ảnh hưởng đến dạ dày. Nên ăn 30 phút sau bữa cơm. Đồng thời, mắt dứa là nơi thường tiềm ẩn nhiều nấm độc gây ngứa ngáy, buồn nôn, nổi mẩn đỏ… nên các mẹ hãy gọt vỏ, bỏ mắt kỹ càng trước khi ăn.

Khi mua nên chọn những quả dứa ngon, không có vết sâu đục hay bị rơi rớt bầm dập. Tốt nhất nên chọn những quả còn nguyên cùi, có lá dứa trên đỉnh đầu đang xanh tươi.

Đối với phụ nữ sau sinh có nên ăn dứa, nên ăn lúc dứa vừa chín là thơm ngon, bổ dưỡng nhất, tránh ăn dứa lúc quá chín và đường đã lên men. Dù đã gọt sạch vỏ hay chưa thì cũng nên bảo quản dứa trong tủ lạnh để dứa luôn tươi ngon và giữ được các vitamin bổ dưỡng lâu dài. Lúc ăn nên bỏ cùi phía trong để hạn chế cảm giác rát lưỡi và kích ứng vùng miệng.

Ngoài ra, trong thành phần quả dứa có chứa serotonin làm tăng huyết áp, co thắt huyết quản mạnh nên không tốt cho người bị huyết áp cao. Phụ nữ sau sinh ăn dứa với lượng vừa phải cùng các loại rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa đầy đủ dưỡng chất đi kèm để đảm bảo sức khỏe trong suốt thời kỳ cho con bú.

Ngoài cách thức thái lát ăn tươi quen thuộc, các chị em cũng có thể biến tấu dứa thành các món: nước ép, salad, xào chung với thịt, nấu canh chua, làm bánh dứa… để thực đơn đa dạng, kích thích vị giác hơn.

Cho con bú ăn dứa được không? Câu trả lời là có thể. Bạn nên chú ý ăn dứa với lượng vừa phải sẽ không gây mất sữa, mẹ sau sinh có thể yên tâm ăn dứa. Ngoài ra, đừng quên bổ sung thêm những kiến thức về mẹ và bé như làm thế nào để biết bé bú đủ sữa để có thể chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất nhé!

Bảo Hân

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Giải đáp thắc mắc: 1 tô bún bò bao nhiêu calo?

Bún bò là món ăn Việt Nam được yêu thích trên khắp cả nước. Và…

1 giờ ago

10 Bí quyết để có Cơ thể khỏe mạnh, Sức khỏe tốt

Sức khỏe là vốn quý nhất. Ai cũng nghĩ vậy, làm thế nào để có…

8 giờ ago

Bánh bột lọc bao nhiêu calo? Có phù hợp cho người giảm cân không?

Bánh bột lọc dai dai nóng hổi có nhân tôm thịt tạo vị mặn ăn…

14 giờ ago

Cách bảo quản khoai tây đã gọt vỏ cực đơn giản

Khoai tây là một loại thực phẩm phổ biến được chế biến thành nhiều món…

20 giờ ago

Cây Lá Đắng : Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả

Thông tin chungTên tiếng Việt: Cây Lá đắng, Cây mật gấu, Hoàn liên ô rô,…

1 ngày ago

Nấm là gì? Nấm có phải là thực vật không? Tìm hiểu về nấm từ A-Z

Không hề ít người đến nay vẫn chưa hề biết về “nấm là gì”. Bởi…

1 ngày ago