Rau ngải cứu nấu món gì? 7 món ăn vừa ngon vừa bổ

Rau ngải cứu là loại rau quen thuộc với nhiều người, đây là loại rau có nhiều công dụng tốt như giúp giảm đau, chống viêm, giảm ho, thông tia sữa cho phụ nữ sau sinh…. Ngoài ra, rau ngải cứu cũng có thể làm được nhiều món ăn ngon hấp dẫn, thậm chí còn rất tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là một số món ăn từ ngải cứu cùng công thức chế biến dễ làm, đơn giản:

1. Trứng chiên ngải cứu

Chiến chiên ngải cứu là một trong món ăn từ ngải cứu để bạn có thể thay thế cho món trứng chiên lá mơ hay trứng chiên cà chua thân thuộc. Món ăn này khá bổ dưỡng vì nó còn có thể giúp điều hòa và bổ khí huyết, chữa đau đầu, đau bụng kinh, mất ngủ…

1.1 Nguyên liệu

  • Trứng gà: 3 quả
  • Ngải cứu: 1 bó nhỏ
  • Hành khô: 1 củ
  • Gia vị thông dụng

1.2 Cách làm trứng chiên ngải cứu

Ngải cứu mua về nhạt bỏ phần nhánh già và lá vàng, sâu chỉ lấy phần ngọn và lá non. Rửa sơ rồi ngâm nước muối tầm 5 phút, sau đó rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ, cho vào tô.

Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng.

Đập trứng gà cho phần nhân trứng cho vào tô ngải cứu. Nêm vào 1 muỗng cà phê nước mắm, ½ muỗng cà phê bột canh, 1 muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng cà phê hạt tiêu và hành khô thái lát, đánh đều để tan hết gia vị.

Cho dầu ăn vào chảo, lượng dầu đủ láng đều mặt chảo là được. Đợi dầu nóng thì cho hỗn hợp trứng ngải cứu vào và chiên ở nhiệt độ vừa phải.

Chiên khoảng hơn 1 phút, thấy mặt dưới bắt đầu se lại thì dùng xẻng chiên lật mặt còn lại để rán tiếp thêm 1 phút nữa đến khi thấy 2 mặt chín đều là tắt bếp.

Cho món trứng chiên ngải cứu ra đĩa và nên ăn lúc nóng, chấm cùng với tương ớt hoặc gia vị muối tiêu chanh ớt.

Xem thêm: Cơm chiên trứng, món ăn nóng hổi cho ngày vội vàng

2. Gà ác hầm ngải cứu

Nếu không biết ngải cứu nấu món gì ngon thì hãy tham khảo ngay công thức làm món gà ác hầm ngải cứu sau đây. Đây là món ăn cực kỳ tốt cho sức khỏe, phù hợp cho mọi lứa tuổi và đối tượng, đặc biệt là những mẹ bầu và người vừa khỏi bệnh.

2.1 Nguyên liệu

  • Gà ác: 2 kg
  • Ngải cứu: 120 g
  • Nước dùng hầm xương gà: 600 ml (hoặc nước lạnh)
  • Nghệ: 1 củ
  • Gừng gừng: ½ củ
  • Rượu trắng: 10 ml
  • Gia vị thông dụng

2.2 Cách nấu gà ác hầm ngải cứu

Gừng, nghệ rửa sạch gọt vỏ và băm nhỏ.

Ngải cứu nhặt lấy phần lá và phần ngọn non để riêng, phần thân già để riêng . Lá và phần ngọn non ngải cứu rửa sạch, để ra rổ cho ráo nước, phần thân già rửa sạch cho vào túi lọc trà để bỏ vào hầm cùng gà.

Gà ác cắt tiết, làm sạch lông, xát muối, sau đó rửa sạch lại bằng nước.

Nhồi một ít lá ngải cứu vào bụng gà, dùng tăm xiên kẹp bụng lại cho ngải cứu khỏi rơi ra ngoài. Sau đó, xếp một một nửa phần lá ngải cứu đã rửa sạch xuống đáy nồi, xếp gà lên trên, trên cùng để túi lọc trà có ngải cứu. Đổ nước ngập gà đun sôi.

Khi nước sôi bạn đậy vung lại, hạ lửa nhỏ, đun thêm khoảng 20 – 30 phút, tắt bếp, ngâm gà trong nồi khoảng 30 phút nữa và nêm gia vị gồm hạt nêm, mì chính và muối vừa ăn. Cuối cùng, bạn cho 1 thìa rượu trắng vào, đảo đều (phần rượu này sẽ làm cho món ăn dậy mùi thơm nhưng không bắt buộc).

Gà ác tần ngải cứu nên ăn lúc nóng mới ngon và không bị tanh.

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm gà hầm thuốc bắc thơm ngon bồi bổ sức khỏe

3. Gà hấp ngải cứu

Gà hấp ngải cứu vừa đơn giản, dễ làm lại rất thơm ngon, giúp bữa ăn gia đình bạn thêm phần gắn kết.

3.1 Nguyên liệu

  • Gà: 1kg
  • Lá ngải cứu: 300g
  • Hành tím: 2 củ
  • Gừng: 1 nhánh
  • Ớt: 1 trái
  • Giấm: 1 ít
  • Rượu trắng: 4 muỗng canh
  • Gia vị thông dụng

3.2 Cách làm gà hấp ngải cứu

Gà mua về ở trạng thái đã làm sạch lông, bạn để gà nguyên con đem đi rửa lại với nước lạnh, xát lên thân gà chút muối và giấm để khử mùi rồi rửa lại lần nữa với nước cho sạch, để ráo.

Cho vào chén 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê bột ngọt, 1/4 muỗng cà phê tiêu, đảo đều. Sau đó xát đều phần gia vị lên mặt ngoài và cả bên trong mình gà và để yên trong 10 phút thịt gà ngấm gia vị.

Ngải cứu mua về nhặt lấy lá và phần non ở ngọn, bỏ lá sâu héo, dập úng. Rửa sạch qua nhiều nước rồi cho ra rổ để ráo. Sau đó nhồi lá ngải cứu vào chặt bên trong mình gà, đặt gà gọn gàng lên đĩa. Phần lá ngải cứu còn lại bạn sắp bên ngoài xung quanh gà.

Bóc vỏ hành tím, rửa sạch rồi cắt lát cho lên trên đĩa gà rồi để yên trong 15 phút cho ngấm gia vị. Sau 15 phút, bạn tưới rượu trắng lên trên bề mặt gà.

Bắc nồi nước lên bếp để lửa lớn, cho vài lát gừng vào nồi rồi đặt xửng hấp vào. Đợi nước sôi lớn thì cho đĩa gà vào đậy nắp kín, hấp trong khoảng 30 – 40 phút.

Sau thời gian hấp, bạn mở nắp, dùng đũa xiên qua thịt gà để kiểm tra độ chín, thấy gà đã chín đều là bạn có thể tắt bếp, nhấc gà ra, cắt miếng vừa ăn và cùng gia đình thưởng thức rồi.

Món ăn này nên ăn cùng với muối ớt chanh để món ăn thêm tròn vị.

Xem thêm: Đổi gió ngày cuối tuần với món gà hấp bia thơm lừng, ngon ‘nức nở’

4. Trứng hấp ngải cứu

Ngoài món trứng gà chiên ngải cứu thì bạn cũng có thể biến tấu với món trứng hấp ngải cứu đơn giản sau đây.

4.1 Nguyên liệu

  • Thịt heo xay: 50g
  • Trứng gà: 3 quả
  • Lá ngải cứu: 20g
  • Hành tím băm: 2 củ
  • Ớt cắt nhuyễn: 1 ít
  • Gia vị thông dụng

4.2 Cách làm trứng hấp ngải cứu

Cho thịt heo xay ra chén, cho vào ½ muỗng cà phê hạt nêm, 2 củ hành tím băm, trộn đều. Ướp thịt trong 15 phút.

Đập 3 quả trứng gà vào tô, cho vào thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê tiêu, ½ muỗng cà phê bột ngọt, đánh đều trứng với gia vị.

Lá ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ. Sau đó, cho thịt xay đã ướp thấm gia vị và 20g lá ngải cứu vào tô trứng gà, đánh cho các nguyên liệu hoà đều vào nhau.

Tráng đều 1/2 muỗng cà phê dầu ăn vào lòng tô, đổ hỗn hợp trứng đã trộn đều vào. Tiếp theo cho tô trứng vào xửng hấp, đậy vung hấp trong 20 phút.

Sau 20 phút mở vung thấy trứng đã đông cứng mặt, nghiêng không chảy nước là trứng đã chín. Lấy trứng ra rắc lên trên một ít ớt cắt nhuyễn cho đẹp mắt và tăng hương vị là hoàn thành.

Xem thêm: List 14 món ngon từ trứng gà ăn hoài không ngán

5. Cá chép hấp ngải cứu

Cá chép hấp ngải cứu là món ăn có độ dinh dưỡng cao, cách làm đơn giản nhưng thành phẩm thì lại cực kỳ thơm ngon, hấp dẫn. Cùng tìm hiểu công thức chế biến món ngon từ ngải cứu với cá chép nhé!

5.1 Nguyên liệu

  • Cá chép: 1 con
  • Ngải cứu: 1 bó nhỏ
  • Gừng: 1 củ
  • Ớt: 3 trái
  • Tỏi: 3 tép
  • Gia vị thông dụng

5.2 Cách làm cá chép hấp ngải cứu

Ngải cứu mua về nhặt đoạn nhỏ và rửa sạch. Gừng gọt vỏ, rửa sạch, tiếp theo dùng chày đập nát, sau đó dùng dao băm nhuyễn. Ớt bỏ phần cuống, rửa sạch và cắt đôi.

Cá chép mua về rửa thật sạch, dùng muối chà xát để loại bỏ phần nhớt cá và mùi tanh. Sau đó rửa lại với nước sạch và cắt làm đôi.

Cho cá và tô ướp cùng 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu rồi trộn đều để cá thấm gia vị trong khoảng 20 phút. Sau đó, cho gừng đã băm nhuyễn vào và đảo đều cá.

Rau ngải cứu cắt nhỏ, đem nhét vào bụng cá, đầu cá.

Cho cá vào xửng hấp, và cho vài khúc ớt cắt đôi vào, hấp với lửa lớn đến khi sôi thì giảm lửa cho cá chín mềm và dậy mùi thơm. Sau đó mở nắp, cho 2 muỗng canh nước mắm vào cá cho cá có mùi thơm và tắt bếp, cho cá ra đĩa.

Tiến hành làm nước chấm bằng cách: Băm nhuyễn 3 tép tỏi và cắt lát mỏng 1 trái ớt cho vào chén, nêm thêm 1 muỗng cà phê tiêu và cho 3 muỗng canh nước mắm vào là hoàn thành.

Xem thêm: Bỏ túi ngay cách làm món cá hấp xì dầu đậm đà thơm ngon

6. Chân giò hầm ngải cứu

Chân giò hầm ngải cứu là một trong những món ăn từ ngải cứu cực kỳ ngon và bổ dưỡng.

6.1 Nguyên liệu

  • Chân giò: 500g
  • Ngải cứu: 100g
  • Táu tàu: 10 quả
  • Hạt kỷ tử: ½ muỗng canh
  • Gia vị thông dụng

6.2 Cách nấu chân giò hầm ngải cứu

Chân giò khi mua về dùng dao cạo sạch phần lông còn sót lại (nếu có), đem rửa sạch với nước muối rồi chặt thành khúc vừa ăn.

Chuẩn bị một nồi nước sôi và cho chân giò vào chần qua trong 2 – 3 phút ở lửa lớn, sau đó vớt ra và rửa sạch lại với nước để khử mùi hôi của chân giò.

Ngải cứu loại bỏ những lá sâu, héo (nếu có), sau đó rửa sạch và để ráo.

Bắc nồi lên bếp, cho 500ml nước vào ninh chân giò trong 30 phút ở lửa vừa.

Sau đó cho ngải cứu, táo tàu và hạt kỷ tử vào. Nêm thêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê đường và đảo đều cho thấm gia vị.

Đậy nắp lại và ninh thêm 15 – 20 phút tới khi chân giò chín mềm thì tắt bếp. Cho món ăn ra tô thưởng thức thôi nào!

Xem thêm: Cách làm chân gà rút xương thành 3 món nhâm nhi siêu hấp dẫn

7. Canh ngải cứu nấu trứng

Nghe tên thì có vẻ lạ nhưng thực tế món canh ngải cứu nấu trứng này lại vô cùng dễ làm và rất ngon, đặc biệt món canh này còn giúp phòng tránh các bệnh cảm vặt rất tốt.

7.1 Nguyên liệu

  • Ngải cứu: 1 bó to
  • Trứng gà: 2 quả
  • Hành khô
  • Gia vị thông dụng

7.2 Cách nấu canh ngải cứu với trứng

Ngải cứu mua về nhặt lấy phần lá và ngọn, rửa sạch, để ráo nước.

Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn vào, khi thấy dầu nóng thì phi thơm hành băm rồi cho rau ngải cứu vào xào qua. Nêm chút muối, hạt nêm. Xào một lúc cho rau ngải cứu ngấm gia vị thì cho nước canh vào nồi đun sôi.

Tiếp theo, đập trứng ra chén, đánh tan. Khi canh sôi, đổ trứng từ từ vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đũa cho đến khi trứng chín.

Nêm lại gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp là hoàn thành món ăn.

Món canh ngải cứu nấu chín nên ăn lúc còn nóng sẽ ngon hơn.

Nhìn chung, rau ngải cứu rất dễ ăn và dễ nấu lại còn rất tốt cho sức khỏe. Hy vọng với những công thức được chia sẻ trên đây bạn sẽ không còn băn khoăn rau ngải cứu nấu món gì nữa!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Những loại quả chứa chất độc cần thận trọng khi ăn

Khi thưởng thức các loại quả này chớ dại nuốt hạt của chúng vào bụng…

5 giờ ago

Ăn Buffet là gì? Các loại hình buffet phổ biến thường gặpBuffet là gì?Thật ra…

12 giờ ago

Ăn mít có béo không? Có mập không? – không tăng cân

Theo bác sĩ Phạm Hồng Sơn (Chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bệnh…

18 giờ ago

Nước mủ trôm để được bao lâu? Uống mủ trôm có tốt không

Mủ trôm có từ đâu? Mủ trôm là gì? Cây trôm là loại cây thân…

24 giờ ago

Bông Atiso tươi

Mô tả sản phẩmAtiso Đà Lạt tươi được trồng và phân phối bởi DaLaVi. Cung…

1 ngày ago

Mách bạn TOP 5 gạo nếp nấu xôi ngon nhất – chuẩn vị ngày Tết?

Mâm cơm gia đình người Việt vào những ngày Tết chắc hẳn đều có những…

1 ngày ago