Ngọt bùi vị măng mai

Đến Ba Chẽ thưởng thức những món ăn được chế biến từ măng tre mai, chắc hẳn sẽ khó quên được vị ngọt, bùi của đặc sản nơi đây. Măng mai hiện không chỉ là sản phẩm OCOP đặc trưng của Ba Chẽ mà còn giúp nhiều hộ dân địa phương ăn nên, làm ra nhờ thương hiệu này.

[links()]

Có lợi thế đất đồi là nơi thích hợp để trồng tre mai lấy măng, vốn đầu tư ban đầu không cao, lại dễ chăm sóc, năm 2014 gia đình chị Tô Thị Huệ, khu phố 7, thị trấn Ba Chẽ đã trồng gần 30 gốc tre mai. Sau hơn 4 năm vừa trồng, vừa cung cấp măng ra thị trường, mỗi vụ măng gia đình chị Huệ có thu nhập hàng chục triệu đồng.

Ba Chẽ phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện sẽ trồng được 300ha tre mai. Ảnh: Công Thành

Chị Huệ chia sẻ: Tre mai trồng tốt nhất vào mùa xuân vì đây là thời điểm lượng mưa đều. Đất trồng tre mai thích hợp nhất là đồi thấp, đất ven khe suối, thung lũng, đất thịt pha cát, đất có độ dốc cao, đất ẩm và hơi chua. Khi thu hoạch, mỗi gốc phải để 2-3 củ măng phát triển thành cây cho năm sau mọc tiếp. Hằng năm, từ tháng 6 đến tháng 9 là thời điểm măng cho thu hoạch.

Cũng như gia đình chị Huệ, từ năm 2013 đến nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ tham gia trồng loại cây này (trung bình mỗi hộ trồng từ 10-20 gốc). Thu nhập từ măng đã giúp các gia đình có thêm điều kiện cải thiện cuộc sống.

Theo kinh nghiệm của các hộ trồng tre mai lấy măng, tre mai rất dễ trồng, chỉ cần chọn được loại đất phù hợp, chịu khó vun sới cho cây phát triển thành cụm, sau 3 năm là cho thu hoạch măng. Sau mỗi mùa thu hoạch măng, đào một đường rãnh xung quanh cụm tre, dùng phân lân trộn với đất màu bón xuống đường rãnh đó; đồng thời lấy bùn đắp vào gốc sẽ kích thích măng mọc nhiều hơn.

Măng sau khi đào về được lột bỏ lớp áo ngoài, dùng dao sắc cắt bỏ phần gốc, rễ, thái thành từng lát dài 10-12cm, dày 1,5-2cm, rửa sạch, cho vào nồi luộc chín. Sau đó măng được vớt ra để ráo nước và rải đều trên phên tre, phơi dưới trời nắng to từ 3-5 ngày. Măng khô chỉ còn lại độ dày bằng 2/10 khi còn tươi và có hình thù giống như chiếc lưỡi lợn, bởi vậy người dân Ba Chẽ thường gọi loại măng khô này bằng cái tên “măng lưỡi lợn”.

Đóng gói sản phẩm măng mai khô tại HTX Kinh doanh lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ.

Ngoài chế biến măng khô thì măng mai còn được chế biến thành các món măng xào, măng luộc hay măng muối chua đều rất ngon. Tuy nhiên, người dân và du khách khi đến với huyện miền núi Ba Chẽ vào mùa thu hoạch măng thường hay thích thưởng thức món canh măng mai tươi. Măng tươi để nấu canh thường là măng củ. Sau khi thu hái về, sơ chế sạch, cắt miếng vừa ăn và luộc kỹ cho hết nước đắng, sau đó đem nấu với xương lợn, xương chó, vịt, ngan đều mang lại vị ngọt, bùi đặc biệt.

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, măng mai Ba Chẽ được coi là một trong những sản phẩm OCOP chủ lực của huyện. Hiện nay, huyện đang tích cực vận động bà con trồng, phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện sẽ trồng được 300ha tre mai lấy măng.

Thùy Loan (Trung tâm TT-VH Ba Chẽ)

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Cây sâm đất ngâm rượu có tác dụng gì và ngâm thế nào?

Sâm đất từ lâu đã là một vị thuốc quý có công dụng điều trị…

5 giờ ago

3 cách làm nước chấm thịt nướng Hàn Quốc chuẩn như người bản xứ – Digifood

Hàn Quốc là đất nước nổi tiếng với nền ẩm thực độc đáo nổi bật…

11 giờ ago

Ăn gạo lứt có tốt không? 9 tác dụng của gạo lứt mà bạn chưa biết

Gạo lứt là nguồn cung cấp các chất xơ hòa tan giúp giảm hàm lượng…

17 giờ ago

TOP 28 đặc sản Nha Trang làm quà du lịch ngon nức tiếng

Những món quà tặng người thân, bạn bè mỗi khi đi du lịch ở đâu…

24 giờ ago

Cá mập sông – Sự thật hay lời đồn?

Trong số hơn 400 loài cá mập sinh sống khắp các vùng biển trên thế…

1 ngày ago

Cháo rất tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được ăn theo cách này

Cháo là loại thực phẩm bán lỏng, nó có thể nhanh chóng đi vào ruột…

1 ngày ago