Mẫn cảm là gì? Hội chứng mẫn cảm với thành phần của thuốc là như thế nào?

Mẫn cảm là một vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt là khi sử dụng thuốc và khi muốn sử dụng loại thuốc nào đó, chúng ta cần phải cân nhắc kỹ và lưu ý về vấn đề sử dụng thuốc bởi nếu không chú ý sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vậy mẫn cảm là gì? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng này qua bài viết dưới đây nhé.

Mẫn cảm là gì?

Mẫn cảm xuất hiện khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào bên trong cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ được kích thích để tạo ra kháng thể nhằm chống lại yếu tố gây bệnh, đó chính là biện pháp bảo vệ đặc hiệu của cơ thể. Tùy vào từng cơ chế bệnh sinh và vị trí tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch sẽ có phương pháp mẫn cảm phù hợp.

Các phương pháp mẫn cảm

Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm mẫn cảm làm gì, bạn cũng nên tìm hiểu rõ hơn về các phương pháp mẫn cảm. Cơ chế miễn dịch đặc hiệu của cơ thể xuất hiện bởi mẫn cảm chủ động hoặc mẫn cảm thụ động. Cả hai loại hình mẫn cảm này đều xảy ra một cách nhân tạo hoặc tự nhiên.

  • Mẫn cảm thụ động: Là hệ miễn dịch của cơ thể có được nhưng không cần phải tiếp xúc với kháng nguyên, có được bằng cách truyền huyết thanh từ những người có miễn dịch sang người không có miễn dịch. Hoặc có thể sử dụng cá thể được mẫn cảm để tạo ra tế bào miễn dịch và truyền tế bào đó cho những người không có miễn dịch.
  • Mẫn cảm chủ động: Là hệ miễn dịch của cơ thể được hình thành sau khi tiếp xúc với kháng nguyên.

Mẫn cảm với thành phần của thuốc là gì?

Có nhiều trường hợp sau khi sử dụng thuốc bắt đầu xuất hiện triệu chứng phù mạch, nổi mề đay hoặc những tổn thương ở trên da, nói chung là những phản ứng bất lợi do thuốc. Phản ứng bất lợi này được chia thành 2 loại là tác dụng phụ của thuốc và mẫn cảm với thuốc, hay còn gọi là dị ứng với thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc là những biểu hiện liên quan đến đặc tính của thuốc. Ví dụ như khi chúng ta sử dụng một số thuốc kháng viêm giảm đau thì sẽ có biểu hiện là đau dạ dày hoặc viêm dạ dày.

Trong khi đó, mẫn cảm với thuốc là khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với thuốc hoặc các thành phần chuyển hóa với thuốc, sẽ chiếm khoảng 10 – 15% các trường hợp phản ứng bất lợi với thuốc. Không chỉ vậy, nó còn có tính chất lặp đi lặp lại, vì khi sử dụng cùng một loại thuốc thì hệ miễn dịch sẽ phản ứng tương tự nhau. Mà tác dụng phụ của thuốc thì có thể ngăn ngừa.

Ví dụ, đối với trường hợp đau dạ dày, viêm dạ dày sau khi uống thuốc kháng viêm giảm đau thì có thể điều trị bằng cách cho bệnh nhân uống thuốc sau khi ăn no hoặc sử dụng kèm với thuốc viêm dạ dày khác thì sẽ hạn chế được tác dụng phụ xảy ra.

Hội chứng mẫn cảm với thuốc được coi là một phản ứng nghiêm trọng, mang tính bất ngờ của cơ thể đối với một loại thuốc, ảnh hưởng đến một số cơ quan hoặc hệ cơ quan cùng lúc ở trong cơ thể. Thông thường, hội chứng này được phát hiện dựa trên một số biểu hiện như:

  • Sốt cao;
  • Viêm hạch bạch huyết;
  • Viêm một hoặc với nhiều cơ quan khác nhau;
  • Bất thường về huyết học.

Ngoài ra, hội chứng mẫn cảm với thuốc đôi khi còn được gọi là phản ứng tăng bạch cầu ưa acid hoặc hội chứng quá mẫn do thuốc (DIHS). Hội chứng này được đánh giá là hiếm gặp, chủ yếu xuất hiện ở những người trưởng thành. Người ta không thể nhận thấy sự khác nhau giữa tỷ lệ mắc hội chứng này giữa hai giới là nam và nữ, tuy nhiêm, hội chứng mẫn cảm thuốc được cho là mang một số tính chất di truyền.

Các loại thuốc phổ biến gây ra hội chứng mẫn cảm với thuốc là loại thuốc chống động kinh như carbamazepine, phenobarbital và phenytoin; thuốc chống bệnh gút hoặc một số loại thuốc kháng sinh. Không chỉ vậy, các nhà khoa học cũng ước tính rằng cứ 1 trong tổng số 10.000 bệnh nhân mắc phải hội chứng mẫn cảm thuốc khi sử dụng thuốc chống co giật để điều trị bệnh.

Hội chứng mẫn cảm với thuốc hiếm khi xuất hiện với những loại thuốc khác. Ngoài ra, việc xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này cũng tương đối khó khăn vì những loại thuốc đã được sử dụng từ những ngày hoặc thậm chí từ những tuần trước cũng có thể gây ra hội chứng mẫn cảm thuốc. Theo như nghiên cứu mới nhất, có khoảng 10% trường hợp dị ứng thuốc không thể tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng của hội chứng mẫn cảm với thuốc

Thông thường, hội chứng mẫn cảm với thuốc sẽ phát triển trong vòng vài ngày sau từ 2 – 8 tuần sử dụng thuốc. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng này là hiện tượng sốt cao trong khoảng 38 – 40 độ C kèm theo đó là phát ban diện rộng trên các khu vực da với đặc tính đa dạng. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu với độ tin cậy cao, các triệu chứng khác có thể xuất hiện trong hội chứng mẫn cảm thuốc bao gồm:

  • Mọc mụn mủ hoặc mụn nước ở trên da, xuất hiện khoảng 80% trong các trường hợp dị ứng thuốc.
  • Sưng hoặc phù ở vùng mặt, chiếm khoảng 30% các ca mẫn cảm thuốc.
  • Khoảng 25% trường hợp mẫn cảm thuốc có dấu hiệu tổn thương niêm mạc ở các vị trí như miệng, cổ họng, môi, bộ phận sinh dục,…
  • Đa số các trường hợp xuất hiện hiện tượng phát ban, có thể kéo dài vài ngày hoặc lâu hơn là vài tuần.

Các biểu hiện này có thể diễn biến xấu đi sau khi ngưng sử dụng thuốc và kéo dài trong nhiều tuần hoặc thậm chí là nhiều tháng. Mức độ nghiêm trọng của phát ban không nhất định phải có mối liên quan đến mức độ ảnh hưởng của các cơ quan và hệ cơ quan. Các biểu hiện xuất hiện muộn hơn phụ thuộc vào các cơ quan bị ảnh hưởng, bao gồm:

  • Nổi hạch to ở một số vị trí, có khoảng 75% các cơ mắc dị ứng thuốc gặp hiện tượng này.
  • Rối loạn huyết học, tăng số lượng bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu ưa acid, các tế bào lympho đi kèm với triệu chứng giảm tiểu cầu, hội chứng tan máu hoặc thiếu máu.
  • Gan to, viêm gan, hoại tử gan, suy gan. Các bất thường về chức năng của gan được tìm thấy trong bệnh nhân mẫn cảm thuốc chiếm khoảng 70 – 90%.
  • Khoảng 10% trường hợp bị dị ứng thuốc có gây ảnh hưởng đến thận. Tuy nhiên, chúng thường có biểu hiện nhẹ như viêm thận kẽ.
  • Viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở, đau ngực, hạ huyết áp.
  • Một số bệnh lý liên quan đến phổi gây khó thở hoặc ho như viêm màng phổi, viêm phổi, viêm phổi kẽ và hội chứng suy hô hấp cấp tính.
  • Một số bệnh lý liên quan đến thần kinh như viêm não, viêm màng não, co giật, hôn mê, viêm đa dây thần kinh, bại liệt,…
  • Một số biểu hiện liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột, mất nước, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, viêm tụy cấp, viêm đại tràng,…
  • Bất thường ở nội tiết như bệnh đái tháo đường hoặc viêm tuyến giáp.
  • Bệnh cơ bắp như viêm cơ.
  • Bệnh mắt như viêm màng bồ đào.

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã giải đáp cho bạn đọc về khái niệm mẫn cảm là gì và những thông tin liên quan đến hội chứng mẫn cảm. Mẫn cảm được đánh giá là một hiện tượng khá nguy hiểm kèm theo nhiều bệnh lý khác nhau, vì vậy người bệnh không nên chủ quan mà hãy điều trị cũng như tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt để có thể bảo vệ sức khỏe nhé.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Ăn mít có béo không? Có mập không? – không tăng cân

Theo bác sĩ Phạm Hồng Sơn (Chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bệnh…

2 giờ ago

Nước mủ trôm để được bao lâu? Uống mủ trôm có tốt không

Mủ trôm có từ đâu? Mủ trôm là gì? Cây trôm là loại cây thân…

8 giờ ago

Bông Atiso tươi

Mô tả sản phẩmAtiso Đà Lạt tươi được trồng và phân phối bởi DaLaVi. Cung…

13 giờ ago

Mách bạn TOP 5 gạo nếp nấu xôi ngon nhất – chuẩn vị ngày Tết?

Mâm cơm gia đình người Việt vào những ngày Tết chắc hẳn đều có những…

19 giờ ago

Tư vấn: Cho con bú ăn dứa được không?

Dứa có vị chua ngọt, mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt với phụ…

1 ngày ago

Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không?

Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không? là mối quan tâm của…

1 ngày ago