Ăn chay 10 ngày trong tháng của Phật tử

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về ăn chay

Theo quan niệm của Phật giáo, ăn chay là để nuôi dưỡng lòng từ bi của mỗi một người Phật tử. Ăn chay tức là dùng những chất thanh đạm, không ăn cá, thịt và các loại gia vị có mùi cay nồng gồm: hành, hẹ, tỏi, kiệu… vì những thứ ấy làm cho thân thể hôi và dễ sinh các phiền não như ái dục, sân hận. Ăn chay mang đến cho con người cảm giác thanh tịnh trong tâm hồn. Bên cạnh đó, các món ăn chay chủ yếu được làm từ thực vật, chế biến ít dầu mỡ, chất béo rất tốt cho sức khỏe giúp bạn phòng tránh được một số căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, béo phì… Ngày nay, vượt ra khỏi phạm vi tín ngưỡng tôn giáo, ăn chay dần trở nên phổ biến trong nhiều gia đình Việt, từ người lớn tuổi cho đến trẻ em đều áp dụng phương pháp này để bảo vệ sức khỏe.

Theo quan niệm của Phật giáo, ăn chay là để nuôi dưỡng lòng từ bi của mỗi một người Phật tử.

Phật tử thường có 2 phương thức ăn chay là chay trường và chay kỳ. Chay trường là phương pháp sử dụng đồ ăn chay trong một khoảng thời gian dài của cuộc đời, Phật tử tự nguyện dùng thực phẩm thanh đạm, không sát sinh. Ăn chay kỳ là phương pháp sử dụng đồ chay trong những ngày cố định của tháng thường lịch ăn chay là 10 ngày và cũng có cách gọi riêng cho số ngày ăn chay trong năm, tháng như: Nhị trai, Tứ trai, Lục trai, Thập trai, Nhất ngoạt trai, Tam ngoạt trai. Nhị trai là ăn chay mỗi tháng hai lần vào ngày mùng một và rằm. Tứ trai là ăn chay 4 lần trong tháng vào ngày mùng 1, 14, 15, 30. Nhất ngoạt trai là ăn chay luôn trong một tháng đặc biệt là vào tháng giêng, tháng 7 và tháng 10. Lục trai là ăn chay trong các ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30. Và lịch ăn chay 10 ngày trong tháng được gọi là Thập trai.

Số ngày ăn chay là tùy thuộc vào lòng tin cũng như điều kiện của mỗi người, Phật giáo không bao giờ ra quy định hay ép buộc các tín đồ của mình thực hiện nghĩa vụ ăn chay khắc nghiệt.

Phật tử thường ăn chay 10 ngày là những ngày nào? Đó là những ngày mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 trong tháng âm lịch. Tuy nhiên cũng có những tín đồ ăn chay 4 ngày hoặc 2 ngày trong tháng. Nguyên nhân Phật tử chọn 10 ngày trong tháng để ăn chay là để nhắc nhở bản thân thường xuyên tu tập, mở rộng lòng từ bi, tránh sát sinh động vật để làm thực phẩm cho mình. Ngoài ra, lịch ăn chay 10 ngày trong đó có ngày 30 cuối tháng là để nhắc nhở Phật tử nhớ đến 1 tháng cũ đã qua và sống ý nghĩa, tu tập chăm chỉ hơn trong tháng mới. Bởi theo quan niệm của Phật giáo, mọi sự trên đời đều có duyên khởi và luôn ảnh hưởng tác động lẫn nhau cũng giống như thời gian, tháng cũ khép lại cũng chính là khởi điểm cho tháng mới do đó con người cần xem xét lại bản thân.

Số ngày ăn chay là tùy thuộc vào lòng tin cũng như điều kiện của mỗi người, Phật giáo không bao giờ ra quy định hay ép buộc các tín đồ của mình thực hiện nghĩa vụ ăn chay khắc nghiệt. Tuy nhiên, theo các tín đồ Phật tử lâu năm họ thường lên lịch ăn chay 10 ngày trong tháng và có khả năng tiến dần đến ăn chay trường nếu như cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Cây sâm đất ngâm rượu có tác dụng gì và ngâm thế nào?

Sâm đất từ lâu đã là một vị thuốc quý có công dụng điều trị…

1 giờ ago

3 cách làm nước chấm thịt nướng Hàn Quốc chuẩn như người bản xứ – Digifood

Hàn Quốc là đất nước nổi tiếng với nền ẩm thực độc đáo nổi bật…

8 giờ ago

Ăn gạo lứt có tốt không? 9 tác dụng của gạo lứt mà bạn chưa biết

Gạo lứt là nguồn cung cấp các chất xơ hòa tan giúp giảm hàm lượng…

14 giờ ago

TOP 28 đặc sản Nha Trang làm quà du lịch ngon nức tiếng

Những món quà tặng người thân, bạn bè mỗi khi đi du lịch ở đâu…

20 giờ ago

Cá mập sông – Sự thật hay lời đồn?

Trong số hơn 400 loài cá mập sinh sống khắp các vùng biển trên thế…

1 ngày ago

Cháo rất tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được ăn theo cách này

Cháo là loại thực phẩm bán lỏng, nó có thể nhanh chóng đi vào ruột…

1 ngày ago