Trẻ nhỏ bị ho kiêng ăn gì? Ăn tôm có bị ho không?

Tôm là thực phẩm giàu chất đạm và có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng trẻ nhỏ khi bị ho nên kiêng ăn tôm để tránh tình trạng ho nặng thêm. Vậy trẻ nhỏ ăn tôm có bị ho không, bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

Bé bị ho kiêng ăn gì?

Để không làm trẻ bị ho nặng thêm, dưới đây là những thực phẩm mà phụ huynh nên tránh cho bé ăn.

Đồ ăn lạnh

Trẻ nhỏ có sở thích ăn những đồ lạnh như kem, nước lạnh,… Tuy nhiên, chúng có thể kích thích các cơn ho, làm tăng nguy cơ xuất hiện những biểu hiện viêm amidan ở trẻ và khiến trẻ ho nhiều hơn. Do vậy, phụ huynh cần nghiêm khắc không chiều theo sở thích của bé, không để bé ăn uống đồ lạnh quá nhiều và thường xuyên.

Bé bị ho nhiều khi ăn đồ lạnh thường xuyên

Đồ ngọt

Các loại bánh ngọt, kẹo ngọt dễ kích ứng với cổ họng nên cần hạn chế để trẻ ăn những loại thực phẩm này. Hơn nữa, nếu ăn đồ ngọt mà không vệ sinh kỹ răng miệng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong miệng phát triển, từ đó khiến tình trạng ho lâu thuyên giảm hơn.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Không nên để bé ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các đồ chiên rán khi bị ho. Lý do là vì chúng ảnh hưởng không tốt đến dạ dày, khiến việc tiêu hóa khó khăn hơn, gây tiết nhiều dịch đờm và từ đó khiến cơn ho kéo dài, lâu khỏi.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên kiêng cho trẻ ăn socola, đậu phộng, hạt dưa vì những thực phẩm này khiến cơ thể trẻ tiết nhiều đờm hơn. Nước mía cũng là loại nước cần tránh bởi trẻ có thể uống cả cặn mía khiến tình trạng ho nặng hơn và trở nên lâu khỏi hoặc gây nên các bệnh lý nguy hiểm như viêm phế quản.

Ăn nhiều đồ dầu mỡ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ho

Trẻ nhỏ ăn tôm có bị ho không?

Về vấn đề ăn tôm có bị ho không, hiện chưa có bất cứ chứng minh khoa học nào cho thấy việc ăn tôm khiến cho những cơn ho ở trẻ trở nên nặng hơn. Mặt khác, việc kiêng hải sản nói chung và tôm nói riêng là điều không nên bởi sẽ khiến trẻ thiếu vi chất, năng lượng, giảm sức đề kháng, từ đó khiến trẻ mệt mỏi hơn.

Khi nói ăn tôm gây ho thì có thể nguyên nhân là do phần vỏ và càng của nó. Nếu không bóc vỏ, bỏ càng tôm khi ăn thì chúng sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và dẫn đến ho. Còn phần thịt tôm thì hoàn toàn không gây ho, ngược lại còn rất giàu chất đạm và dễ tiêu hóa. Vì thế, quan niệm kiêng đồ tanh khi trẻ bị ho là hoàn toàn sai lầm.

Trẻ ăn tôm có bị ho không? Câu trả lời là không

Những thực phẩm trẻ nên ăn khi bị ho

Khi trẻ bị ho, bên cạnh việc uống thuốc thì phụ huynh cũng cần lưu ý đến chế độ ăn của con. Trong đó vấn đề cần quan tâm đầu tiên đó là cách chế biến thực phẩm giúp đảm bảo dinh dưỡng. Đồ ăn nên được chế biến ở dạng mềm, lỏng, dễ nuốt, không gây ngứa hay kích ứng cổ họng dẫn đến ho.

Bố mẹ không nên cho bé ăn các các loại thực phẩm cứng và khó nuốt vì dễ dẫn tới nôn trớ. Muốn tăng cường dưỡng chất cần thiết cho bé với các thực phẩm như tôm hay thịt gà thì cần bóc vỏ, gỡ xương, sau đó có thể nấu súp hoặc cháo để trẻ dễ ăn.

Trẻ bị ho dài ngày có thể dẫn tới nôn trớ khi ăn

Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn các loại thực phẩm sau để cải thiện tình trạng ho:

  • Đồ ăn nóng, dễ tiêu: Cơ thể trẻ khi bị ho thường cần nhiều nước hơn và cũng cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Cháo hoặc những món súp ấm nóng là món ăn thích hợp khi bé bị ho bởi vừa dễ ăn, dễ tiêu, lại có nhiều nước giúp loãng đờm và giảm ho hiệu quả.
  • Nước ép trái cây, rau củ: Các loại nước ép chứa nhiều vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một số loại nước ép mẹ có thể cho bé uống là nước ép đu đủ, cà chua, cà rốt, rau má,… Chúng có tính mát và dễ uống sẽ giúp làm giảm những cơn đau họng ở trẻ.
  • Trứng: Mẹ có thể cho bé ăn trứng vì trứng vừa được nhiều bạn nhỏ ưa thích, vừa có hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng ho. Tuy nhiên, nên cho bé ăn trứng luộc thay vì trứng chiên để hạn chế dầu mỡ làm ảnh hưởng đến tình trạng ho của bé.

Trên đây là những giải đáp về thắc mắc trẻ ăn tôm có bị ho không của nhiều bậc phụ huynh. Bên cạnh đó, bài viết cũng chia sẻ những thực phẩm mà trẻ nên và không nên ăn khi bị ho, từ đó giúp bố mẹ có chế độ dinh dưỡng phù hợp để bé nhanh khỏi bệnh.

Cẩm Ly

Nguồn tham khảo: medlatec.vn

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nước mủ trôm để được bao lâu? Uống mủ trôm có tốt không

Mủ trôm có từ đâu? Mủ trôm là gì? Cây trôm là loại cây thân…

12 phút ago

Bông Atiso tươi

Mô tả sản phẩmAtiso Đà Lạt tươi được trồng và phân phối bởi DaLaVi. Cung…

6 giờ ago

Mách bạn TOP 5 gạo nếp nấu xôi ngon nhất – chuẩn vị ngày Tết?

Mâm cơm gia đình người Việt vào những ngày Tết chắc hẳn đều có những…

12 giờ ago

Tư vấn: Cho con bú ăn dứa được không?

Dứa có vị chua ngọt, mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt với phụ…

18 giờ ago

Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không?

Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không? là mối quan tâm của…

24 giờ ago

Các loại hạt tốt cho bà bầu siêu giàu dưỡng chất

Sức khỏe mẹ bầu là điều vô cùng quan trọng mà bạn cần phải quan…

1 ngày ago