Khác nhau giữa đường nâu và đường trắng

Đường là một thành phần quen thuộc có trong chế độ ăn uống của con người từ hàng ngàn năm trước. Trong cuộc sống hiện nay mọi người thường sử dụng các loại đường dưới nhiều dạng như: đường trắng, đường cát, đường bột, đường nâu nhạt, đường nâu đậm, đường thô, mật mía, mật ong,… Dù là loại đường nào thì thành phần chính của đường đơn giản là đường saccarose kết tinh. Hai loại đường này được sản xuất ở các nước có khí hậu nhiệt đới, nơi cây mía hoặc củ cải đường phát triển được lấy dùng làm nguyên liệu chính để tạo hai loại đường này.

Trong mía và củ cải đường có hàng tấn saccarose giúp chúng ta dễ dàng làm thành đường. Người dân sử dụng mía hoặc củ cải đường, sau đó nghiền để lấy hết nước trái cây, nước ép. Thực hiện quá trình đun sôi thành xi-rô (là đường sucrose và mật đường), mật mía được loại bỏ và đường saccarose còn lại được sấy khô cho đến khi kết tinh thành loại đường mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Nhờ cách trên mà đã có ra được thành phẩm đường trắng và đường nâu tự nhiên.

Tuy nhiên, các phương pháp được dùng để biến đường nâu và đường trắng là khác nhau. Đầu tiên, nước ép đường từ cả hai loại cây này được chiết xuất, tinh chế và đun nóng để tạo thành sirô cô đặc, màu nâu được gọi là mật đường. Tiếp theo, đường kết tinh được quay ly tâm nhằm tạo ra đường tinh thể. Máy ly tâm là một máy quay cực nhanh nhằm tách các tinh thể đường ra khỏi mật đường. Đường trắng sau đó được tiếp tục xử lý để loại bỏ lượng mật đường dư thừa và tạo ra những tinh thể nhỏ hơn. Sau đó, nó được chạy qua một hệ thống lọc thường được làm bằng than xương hoặc xương động vật nghiền để tạo nên đường trắng. Đường nâu tinh luyện chỉ đơn giản là đường trắng được thêm mật đường vào. Điều này có nghĩa là đường nâu là loại đường nguyên chất, chưa tinh chế và trải qua quá trình xử lý ít hơn so với đường trắng, cho phép nó giữ lại với một số hàm lượng mật đường và màu nâu tự nhiên. Mặc dù cả hai đều là một dạng đường nhưng chúng có những đặc tính khác nhau sẽ ảnh hưởng đến kết cấu cuối cùng.

Đường có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Đa số mọi người sử dụng đường trong quá trình nấu ăn như một gia vị trong món ăn và trong sản xuất bánh kẹo cũng vậy… Đường trở nên quen thuộc đối với cuộc sống con người, tuy nhiên, nhiều người lạm dụng sử dụng quá nhiều đường dẫn tới nhiều bệnh lý như bệnh tiểu đường, gây béo phì, các bệnh về tim mạch, ung thư do khi lượng đường trong cơ thể tăng, insulin được tiết ra nhiều hơn và được chuyển hóa thành nhiên liệu đốt cháy, tạo ra fructose và gây hại cho sức khỏe.

Ngoài những bệnh lý trên thì đường cũng có thể gây nổi mụn, da xấu, sâu răng,… nếu sử dụng quá nhiều. Vì thế nên chúng ta cần phải cân nhắc, kiểm soát được lượng đường sử dụng mỗi ngày để đảm bảo giữ được sức khỏe tốt nhất.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Có thai không nên ăn gì để có một thai kỳ khoẻ mạnh, tránh sảy thai?

Việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ rất quan trọng…

53 phút ago

Mua Bán Chim Biết Nói Đẹp Giá Tốt Trên Toàn Quốc

MUA BÁN CHIM BIẾT NÓI THUẦN CHỦNG, LAI, GIÁ RẺ, UY TÍN TẠI CHỢ TỐT…

7 giờ ago

Haisan.online

Cua biển vốn nổi tiếng với loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng…

13 giờ ago

Cây mã đề là gì? 3 tác dụng của cây mã đề đối với sức khỏe

Mã đề - một loài cây mọc dại, vừa là rau ăn hằng ngày, vừa…

19 giờ ago

6 lợi ích của sữa đậu nành

Cải thiện chuyển hóa lipid Một trong những thuộc tính quan trọng nhất của sữa…

1 ngày ago

VỊT QUAY HUỲNH KÝ

Món thịt heo ba rọi - Thịt heo là một món ăn dân dã và…

1 ngày ago