Hành tây có tác dụng gì? 9 công dụng của hành tây tốt cho sức khỏe

Hành tây là thực phẩm phổ biến, xuất hiện rất nhiều trong các món ăn của mỗi gia đình. Hãy cùng tìm hiểu hành tây có tác dụng gì trong bài viết sau đây nhé!

1Giảm mức cholesterol

Hành tây có mùi hăng, nồng là do trong thành phần của nó có sự hiện diện của các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ. Các hợp chất này có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu.

Quercetin có trong hành tây cũng giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa, giảm cholesterol LDL. Nhờ vậy mà ăn hành tây có thể góp phần bảo vệ mạch máuphòng ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch.

Ăn hành tây giúp giảm mức cholesterol

2Kiểm soát bệnh đái tháo đường

Quercetin và các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ trong hành tây còn được biết đến với tác dụng thúc đẩy các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin, giúp cơ thể kiểm soát đường huyết tốt hơn. Vì vậy, ăn hành tây có thể giúp ích trong việc điều trị cho những người đang bị bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường. [2]

Ăn hành tây giúp kiểm soát lượng đường huyết

3Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ trong hành tây có thể giúp phá vỡ các cục máu đông, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Sự có mặt của chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm mạnh cũng giúp làm giảm cholesterol và cải thiện tình trạng tăng huyết áp, những yếu tố nguy cơ quan trọng gây nên bệnh tim mạch và đột quỵ. [1]

Ăn hành tây giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ

4Hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư

Quercetin và fisetin trong hành tây là các chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoid có khả năng ức chế sự phát triển của khối u. Chế độ ăn giàu quercetin có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi.

Ngoài ra, hợp chất chứa lưu huỳnh trong hành tây cũng đã được chứng minh có thể làm giảm sự phát triển của khối u, cũng như làm chậm sự lây lan của ung thư buồng trứng và ung thư phổi trong các nghiên cứu trên ống nghiệm.

Ăn hành tây hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư

5Chống oxy hóa

Hành tây là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời cho cơ thể. Trên thực tế, nó chứa đến hơn 17 loại flavonoid (một nhóm chất chống oxy hóa lại nhiều lợi ích cho sức khỏe) khác nhau.

Hành tây cũng chứa nhiều vitamin C. Đây cũng là một chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại các gốc tự do và giúp cơ thể chữa lành vết thương một cách nhanh chóng hơn.

Hành tây giàu chất chống oxy hóa

6Tốt cho xương

Theo nghiên cứu khoa học đã được chứng minh, những người lớn tuổi thường xuyên ăn hành tây giảm hơn 20% nguy cơ gãy xương hông so với những người không bao giờ ăn chúng.

Các chất chống oxy hóa trong hành tây có khả năng làm giảm căng thẳng oxy hóa và giảm mất xương, từ đó có thể ngăn ngừa loãng xương và làm tăng mật độ xương. [2]

Hành tây tốt cho xương

7Chống nhiễm khuẩn

Hành tây có khả năng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm do vi khuẩn gây ra, chẳng hạn như: E. coli, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng và Bacillus cereus (một trong những tác nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm).

Các chiết xuất hành tây cũng đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của một số chủng vi khuẩn như: Vibrio cholerae (vi khuẩn gây bệnh tả) hay H. pylori (một loại vi khuẩn liên quan đến loét dạ dày và một số bệnh ung thư đường tiêu hóa).

Hành tây giúp chống nhiễm khuẩn

8Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Hành tây là một thực phẩm chứa nhiều chất xơ, cần thiết để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của chúng ta.

Đặc biệt, hành tây giàu prebiotic inulin và fructooligosacarit (chất xơ FOS). Các chất xơ hòa tan này đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột và cải thiện chức năng miễn dịch.

Ăn hành tây giúp tăng cường lợi khuẩn

9Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Hành tây là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa flavonoid dồi dào, rất cần thiết cho sức khỏe toàn diện của chúng ta, đặc biệt là sức khỏe hệ thần kinh.

Duy trì chế độ ăn uống giàu flavonoid có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, một bệnh thoái hóa thần kinh thường gặp ở tuổi già.

Ăn hành tây giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

10Tác hại khi sử dụng hành tây quá nhiều

Mặc dù hành tây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng bạn không nên lạm dụng nó. Việc ăn quá nhiều hành tây có thể dẫn tới các tác hại như:

  • Hơi thở có mùi hay xuất hiện mùi cơ thể.
  • Xuất hiện các vấn đề trên đường tiêu hóa như ợ nóng, đầy hơi, khó chịu ở bụng hay buồn nôn và nôn.
  • Dù chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng hành tây có thể gây dị ứng với các biểu hiện như ngứa, chảy nước mắt, nổi mẩn đỏ.
  • Làm giảm lượng đường trong máu, đặc biệt ở những người có sử dụng thuốc điều trị tiểu đường. [3]

Hành tây có thể gây ra các vấn đề về mùi cơ thể, tiêu hóa, dị ứng

11Những ai không nên sử dụng hành tây

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về mùi cơ thể, bạn nên tránh ăn nhiều hành tây vì các hợp chất lưu huỳnh trong hành tây có thể khiến mùi cơ thể của chúng ta trở nên khó chịu hơn.

Người có đường tiêu hóa kém hoặc mắc hội chứng ruột kích thích cũng nên hạn chế ăn hành tây vì nó có vị cay như tỏi, ăn nhiều có thể bị ợ chua, kích thích đường ruột, cũng dễ sinh khí và gây chướng bụng, đầy hơi.

Người mắc hội chứng ruột kích thích không nên ăn hành tây

12Cách dùng và cách giúp hành nhanh hết mùi hăng

Trên mâm cơm của người Việt, hành tây thường xuất hiện trong các món xào như thịt bò xào hành tây, mực xào hành tây,… hoặc cũng thường được dùng trong các món nộm, gỏi (gỏi gà, nộm tai heo,…). Mặc dù khá có lợi cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng mọi người chỉ nên ăn tối đa 30 – 50 gram mỗi ngày là tốt nhất. [4]

Một lưu ý khi nấu hành tây là chỉ nên xào sơ vì hành chín quá sẽ bị nhũn và mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng.

Còn với hành tây ăn sống, bạn nên cắt nhỏ hànhngâm trong nước đá lạnh 30 phút sẽ giúp hành giữ được độ giòn và giảm bớt mùi hăng.

Xào hành tây quá chín sẽ làm mất chất dinh dưỡng

Trên đây là những lợi ích của hành tây đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy nhanh tay lưu lại và chia sẻ cho bạn bè cùng biết nhé!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm Video Giải…

2 giờ ago

Ý nghĩa, nguồn gốc của ngày lễ Giáng Sinh 25/12

Giáng Sinh là ngày gì? Lễ Giáng Sinh (Noel) còn được gọi là ngày lễ…

8 giờ ago

Ăn chay 10 ngày trong tháng của Phật tử

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về ăn chay Theo quan niệm của Phật…

14 giờ ago

Bột Trà xanh Matcha

Thông tin chi tiết sản phẩm Bột trà xanh Matcha tại Dũng Hà: Phân loại…

20 giờ ago

Cách luộc cua biển ngon không tanh, không gãy càng

Để biết cách luộc cua biển ngon đòi hỏi bạn phải nắm được một số…

1 ngày ago

BAO NHIÊU 1 LÍT MẬT ONG RỪNG NGUYÊN CHẤT.

- Mật ong rừng giá bao nhiêu? Bạn nào đã từng lên Google tìm kiếm…

1 ngày ago