Bầu ăn lá mơ được không và ảnh hưởng gì sinh sản không?

Bầu ăn lá mơ được không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, đặc biệt là các mẹ mang thai lần đầu. Đây là một loại nguyên liệu chuyên dùng trong Đông y. Vậy lá mơ có lợi ích gì và có tốt cho sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi không?

Lá mơ được nhiều nhà nghiên cứu là có tính mát. Nên có thể giúp tẩy giun, hỗ trợ giải nhiệt rất tốt cho gan. Với những đặc tính như vậy mà nhiều người đã áp dụng lá mơ để làm các bài thuốc cũng như trong các món ăn hàng ngày. Những câu hỏi như bầu 3 tháng đầu ăn lá mơ được không hay bầu 3 tháng đầu ăn lá mơ được không cũng dần xuất hiện. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bầu ăn lá mơ được không nhé!

1. Lá mơ là gì?

1.1. Lá mơ là gì?

Lá mơ là lá gì?

Lá mơ có tên khoa học là Paederia lanuginosa hay còn được gọi là lá mơ tam thể. Đây là loại thực vật có hoa phổ biến trong họ thiến thảo. Loại cây này mọc tự nhiên và được trồng khắp mọi miền đất nước. Theo Đông y, loại cây này cũng tương tự như loại thảo dược trị bệnh. Trong đó lá mơ có tính mát, hỗ trợ giải nhiệt. Vì thế loại lá này vô cùng có lợi cho gan, sát khuẩn, tẩy giun, giải độc…

1.2. Thành phần dinh dưỡng của lá mơ

Trên lá mơ có chứa tinh dầu mùi của disulfua carbon. Trong đó mùi hăng là do methyl mercaptan vốn có tạo nên. Ngoài ra, trong lá mơ còn chứa nhiều protein gồm axit amin: arginine, lysine, tyrosine, phenylalanine, cysteine, methionine,… Bên cạnh đó lá mơ còn chứa nhiều caroten và vitamin C nên có vị chua, thanh mát. Mẹ bầu còn có thể kết hợp lá mơ với những món ăn khác trong gia đình.

2. Bầu ăn lá mơ được không?

2.1. Bà bầu ăn được lá mơ không?

Lá mơ thường được sử dụng nhiều trong văn hoá ẩm thực Việt Nam. Nó còn được gọi là lá mơ tam thể. Đây là loại thực vật có hoa trong họ thiến thảo. Lá mơ được mọc tự nhiên và dễ dàng trồng trên mọi miền đất nước. Người ta thường dùng lá mơ trong Đông y như một thảo dược trị bệnh. Lá mơ có tính mát hỗ trợ giải nhiệt rất tốt cho gan, tiêu thực, sát khuẩn, tẩy giun, giải độc… Vì thế bạn hoàn toàn có thể ăn lá mơ để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi lẫn mẹ bầu.

Bầu ăn lá mơ được không?

2.2. Bầu ăn lá mơ lông được không?

Lá mơ lông thật ra là tên gọi khác của lá mơ. Chị em đang mang thai và phụ nữ sau khi sinh thường sẽ có nhiều chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Họ lại ít vận động nên rất dễ mắc phải các chứng đầy hơi, khó tiêu. Lâu dần họ sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh trĩ do bị viêm đại tràng lâu ngày.

Để hạn chế được tình trạng này, người ta sử dụng lá mơ lông như bài thuốc hiệu quả trong các phương pháp điều trị dân gian. Đây là bài thuốc an toàn cho sức khỏe của các bà bầu và phụ nữ sau sinh

3. Lợi ích của lá mơ với mẹ bầu

3.1. Giảm đầy hơi, khó tiêu

Đối với phụ nữ mang thai, đầy hơi khó tiêu là những hiện tượng mà họ thường xuyên mắc phải. Do sự thay đổi hormone trong cơ thể, đồng thời mẹ ít vận động nên dễ dẫn đến hiện tượng đầy hơi, khó tiêu. Do đó để giải quyết tình trạng này, mẹ có thể dùng lá mơ như một liều thuốc hiệu quả. Trong lá mơ có lượng lớn dưỡng chất protein và vitamin C nên sẽ có tác dụng tuyệt vời giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

3.2. Tẩy giun an toàn cho mẹ bầu

Khi mang thai, thay vì dùng thuốc tẩy giun, mẹ có thể dùng lá mơ thay thế. Đây được xem là phương pháp tẩy giun an toàn nhưng vô cùng hiệu quả.

3.3. Điều trị chứng tiêu chảy ở mẹ bầu

Với mẹ bầu có hệ tiêu hóa không ổn định, thường xuyên sẽ mắc phải chứng tiêu chảy không thai kỳ. Bà bầu ăn lá mơ sẽ giúp tránh được tình trạng này.

4. Các cách sử dụng lá mơ

4.1. Sử dụng giảm đầy hơi

Sử dụng lá mơ giảm đầy hơi

  • Lá mơ rửa sạch với nước muối.
  • Giã sơ lá qua.
  • Sau đó đập 2 quả trứng gà vào khuấy thật đều.
  • Đặt chảo đã lót lá chuối lên bếp, cho hỗn hợp này vào chảo.
  • Đun trên lửa vừa đến khi hỗn hợp chín.
  • Sử dụng món này tương tự như một món ăn bình thường trong bữa ăn. Nó sẽ giúp mẹ cải thiện được tình trạng tình trạng cơ thể bị ợ nóng.

4.2. Sử dụng tẩy giun

4.2.1. Nguyên liệu

  • 30 đến 50 gram lá mơ
  • 30 đến 50 gram hạt trâm bầu
  • 100 gram bột gạo nếp

4.2.2. Thực hiện

  • Lá mơ rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho lá mơ và hạt trâm bầu vào trong bát giã nát, trộn với bột gạo nếp. Cho ít nước vào nhào nặn tạo hình một cái bánh nhỏ. Cho vào trong nồi hấp cách thủy.
  • Mẹ bầu ăn bánh này vào buổi sáng và không ăn bất kỳ gì cho đến trưa. Áp dụng cách này từ 3 đến 5 ngày, mẹ có thể đẩy được hết giun ra khỏi cơ thể.

4.3. Điều trị tiêu chảy

  • Hấp lá mơ cùng với trứng hoặc lót lá chuối để nướng, tuyệt đối không sử dụng dầu mỡ khi tiêu chảy. Ăn những món thanh đạm như luộc hoặc hấp.
  • Áp dụng cách này từ 3 đến 5 ngày. Nó không những điều trị cho mẹ mà còn giúp hệ tiêu hóa của bé được củng cố tốt hơn.

5. Lưu ý khi cho bà bầu sử dụng lá mơ

5.1. Ăn bao nhiêu là đủ?

Bởi lá mơ là một thực phẩm lành tính nên vô cùng an toàn cho mẹ bầu. Tuy nhiên, bất kỳ thực phẩm nào, dù an toàn đến đâu cũng không nên lạm dụng. Với lá mơ cũng vậy. Mẹ có thể dùng lá mơ trong suốt thời gian thai kì của mình. Nhưng tốt nhất chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải. Nên dùng 1 đến 2 lần mỗi tuần. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn nâng cao hàm lượng sử dụng.

5.2. Ăn kèm với gì?

Ăn kèm lá mơ với trứng

Lá mơ rất bổ dưỡng khi được dùng kèm với trứng. Mẹ cũng có thể kết hợp trứng và lá mơ thành nhiều món khác nhau. Trong đó ví dụ như trứng gà hấp lá mơ, trứng rán với lá mơ,… Không chỉ vậy mà mẹ bầu còn có thể dùng lá mơ như một loại rau ăn kèm với món ăn hàng ngày để tăng khẩu vị khi ăn.

Lá mơ là một thực phẩm hoàn toàn lành tính nên sẽ rất an toàn cho sức khỏe. Thế nhưng dù an toàn thế nào chúng ta cũng không nên lạm dụng lá mơ. Mẹ có thể ăn lá mơ bất cứ khi nào nhưng không nên quá nhiều. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ biết được bà ăn lá mơ được không. Tham khảo thêm nhiều bài viết sức khỏe, mẹ bầu khác tại Elipsport.vnnhé!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Một bát cơm bao nhiêu calo? Cách ăn cơm không béo

Rất nhiều người đã cắt giảm lượng cơm trắng trong khi thực hiện quá trình…

22 phút ago

Cách muối măng ngon chua ngọt ngon không nổi váng để được lâu

Không phải cà muối hay dưa chua, thứ mình đang thèm nhất lúc này chính…

6 giờ ago

1 Bát Phở Bao Nhiêu Calo? Phở Gà, Phở Bò Bao Nhiêu Calo?

Bạn có thắc mắc rằng ăn 1 bát phở bao nhiêu calo không? Ăn phở…

12 giờ ago

Cây sâm đất ngâm rượu có tác dụng gì và ngâm thế nào?

Sâm đất từ lâu đã là một vị thuốc quý có công dụng điều trị…

18 giờ ago

3 cách làm nước chấm thịt nướng Hàn Quốc chuẩn như người bản xứ – Digifood

Hàn Quốc là đất nước nổi tiếng với nền ẩm thực độc đáo nổi bật…

1 ngày ago

Ăn gạo lứt có tốt không? 9 tác dụng của gạo lứt mà bạn chưa biết

Gạo lứt là nguồn cung cấp các chất xơ hòa tan giúp giảm hàm lượng…

1 ngày ago