Mang thai có nên ăn rau răm hay không?

Từ giai đoạn vừa cấn thai đến lúc thai nhi phát triển hoàn chỉnh, thai phụ và gia đình cần phải quan tâm rất nhiều vấn đề về sức khỏe cho mẹ và bé. Khi mang thai, người mẹ có rất nhiều thay đổi về thể chất và tinh thần, do đó chế độ ăn uống là một trong những điều quan trọng nhất đối với mẹ bầu lúc này.

Đối với các chất cần thiết như đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin đều cần bổ sung nhiều hơn bình thường. Chất đạm và chất béo có trong thịt, cá, trứng, sữa, và các loại đậu,… do đó bạn có thể bổ sung bằng cách tăng cường các loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Về vitamin và khoáng chất, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, thai phụ sẽ được bổ sung các chất như sắt, axid folic và đặc biệt là canxi. Vì các khoáng chất trong cơ thể người mẹ là nguồn cung cấp chính cho sự hình thành và phát triển khung xương của thai nhi nên việc bổ sung canxi là vô cùng thiết yếu.

Tuy nhiên, cũng có nhiều thực phẩm phụ nữ mang thai không nên ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, điển hình như rau răm.

Rau răm có tác dụng gì cho sức khỏe?

Rau răm là một loại rau giúp tăng thêm hương vị cho món ăn và không thể không góp mặt trong các bữa tiệc hải sản. Một món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta là hột vịt lộn, kỳ thực cũng không thể thiếu loại rau này. Vậy tại sao với những món ăn đặc trưng trên thì luôn có rau răm đi kèm?

Ngoài mùi hương dễ chịu khiến ta cảm thấy ăn ngon miệng hơn mà theo y học cổ truyền thì rau răm có tính cay ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa và giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng do ăn uống khó tiêu. Với đặc tính sát khuẩn mạnh mẽ nên rau răm, kết hợp với một số dược liệu khác còn được dùng để chữa các bệnh ngoài da như hác lào, ghẻ lỡ, vảy nến,…

Ngoài ra, một số tài liệu nghiên cứu của Đông Y còn chỉ ra được rau răm có thể chữa rắn cắn bằng cách giã lấy nước, đắp lên vùng bị rắn cắn để ngăn nọc rắn phân tán. Trong lúc tìm đến cơ sở y tế chuyên môn để điều trị thì cách sơ cứu này trong dân gian đã cho thấy mang lại hiệu quả đáng kể.

Tuy nhiên, trong rau răm có các chất kích thích thành tử cung, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe thai phụ. Vì thế cần tìm hiểu rõ khi sử dụng loại rau này.

Phụ nữ mang thai có nên ăn rau răm hay không?

Câu trả lời cho câu hỏi trên là không nên ăn. Rất nhiều tài liệu cho thấy phụ nữ mang thai không nên ăn rau răm, đặc biệt là rau răm thân tía. Quá trình mang thai của người phụ nữ có nhiều giai đoạn, trong đó 03 tháng đầu tiên là một trong các giai đoạn quan trọng. Vì khi đó, thai nhi chưa phát triển ổn định nên là một trong những thực phẩm khi mang thai không nên ăn vì không tốt cho sức khỏe sinh sản.

Trong khoảng thời gian này, thai phụ tuyệt đối không ăn rau răm, vì các chất có trong loại rau này có thể kích thích thành tử cung, khiến tử cung co bóp mạnh làm tăng khả năng sẩy thai. Trong khi mang thai nếu ăn rau răm rất dễ mất máu do tính nóng vốn có, thậm chí gây nên tình trạng băng huyết dẫn đến thiếu máu.

Nếu không cẩn thận trong việc lưu ý các thực phẩm cho mẹ bầu, để khi ăn nhiều rau răm sẽ dẫn đến thai chết lưu gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này; hoặc thai vẫn phát triển được nhưng có nhiều nguy cơ bị dị tật không tốt chút nào. Do đó, cần phải lưu ý đặc biệt các loại thực phẩm cần tránh trong lúc mang thai để không xảy ra những hậu quả ngoài ý muốn.

Sau khi sinh có được ăn rau răm hay không?

Nếu như trong lúc mang thai cần tránh ăn rau răm thì việc sau khi sinh, sản phụ ăn rau răm thì có ảnh hưởng gì không cũng là thắc mắc của các mẹ mới sinh.

Ở giai đoạn sau sinh thì sản phụ không cần phải kiêng rau răm như lúc còn trong thai kỳ nữa. Có một số ý kiến thể hiện sự lo lắng về vấn đề gây mất sữa khi ăn rau răm thế nhưng chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học nào khẳng định thông tin trên là đúng. Mà lúc này, nếu sản phụ ăn rau răm thì sẽ có một số lợi ích đấy nhé.

Vì sau khi sinh, cơ thể người mẹ rất yếu và cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, vừa để mau chóng hồi phục sức khỏe, vừa đảm bảo một nguồn sữa đủ chất cho con. Do đó mà không ít bà mẹ đã được bồi bổ quá nhiều dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, nôn mửa,…

Khi cảm thấy đầy bụng, các mẹ có thể giã một ít rau răm lấy nước uống, giúp hệ tiêu hóa vận động dễ dàng hơn. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng cách này khi sản dịch đã được đẩy ra ngoài hết. Bên cạnh đó, do đặc tính ấm nóng nên rau răm không thích hợp với sản phụ có thể trạng gầy gò, ốm yếu, vì chúng sẽ gây nên cảm giác nóng bức khó chịu trong người không tốt cho tinh thần và sức khỏe của sản phụ.

Có thể thấy loại rau này có nhiều công dụng hữu ích nhưng đòi hỏi chúng ta cần phải hiểu và biết cách sử dụng sao cho phù hợp với từng đối tượng. Vì vậy hãy lưu ý những vấn đề cần thiết về loại rau này nhé!

Yến Ngọc

Nguồn: Tổng hợp

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Những loại quả chứa chất độc cần thận trọng khi ăn

Khi thưởng thức các loại quả này chớ dại nuốt hạt của chúng vào bụng…

2 giờ ago

Ăn Buffet là gì? Các loại hình buffet phổ biến thường gặpBuffet là gì?Thật ra…

9 giờ ago

Ăn mít có béo không? Có mập không? – không tăng cân

Theo bác sĩ Phạm Hồng Sơn (Chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bệnh…

15 giờ ago

Nước mủ trôm để được bao lâu? Uống mủ trôm có tốt không

Mủ trôm có từ đâu? Mủ trôm là gì? Cây trôm là loại cây thân…

21 giờ ago

Bông Atiso tươi

Mô tả sản phẩmAtiso Đà Lạt tươi được trồng và phân phối bởi DaLaVi. Cung…

1 ngày ago

Mách bạn TOP 5 gạo nếp nấu xôi ngon nhất – chuẩn vị ngày Tết?

Mâm cơm gia đình người Việt vào những ngày Tết chắc hẳn đều có những…

1 ngày ago