Bà bầu ăn lê được không? Món ngon từ lê cho mẹ bầu

Bà bầu ăn lê được không là câu hỏi của nhiều mẹ bầu. Cùng chuyên mục Thai Kỳ của AVAKids tìm hiểu câu trả lời và các thành phần dinh dưỡng có trong quả lê, cách chọn lê ngon và các món ăn với quả lê trong bài viết.

1Thành phần dinh dưỡng của quả lê

Lê là một loại quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ, đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa. Theo kết quả từ các cuộc nghiên cứu thì trong 100g quả lê có chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • 86,5g nước
  • 0,1g chất béo
  • 0,2g protein
  • 1g carbohydrate
  • 1,6g xơ
  • 14mg canxi cho bà bầu
  • 13mg phospho
  • 0,2mg vitamin PP
  • 0,5mg sắt
  • Các vitamin nhóm B, C, beta carotene
  • 1mg axit folic

Bà bầu ăn lê bởi lê có chứa nhiều chát dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ

2Bà bầu ăn lê được không?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng có bầu ăn lê được không thì câu trả lời là CÓ. Loại trái cây này tương đối an toàn đối với các bà mẹ trong giai đoạn mang thai.

Tuy nhiên, mẹ nên ăn dựa vào tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu các mẹ đang gặp phải các tình trạng bệnh lý như tiểu đường thai kỳ hay khó tiêu thì không nên ăn quả lê.

3Lợi ích khi bà bầu ăn lê

Quả lê có nhiều công dụng tốt cho các mẹ bầu. Các lợi ích cụ thể có thể kể đến như:

Hỗ trợ phòng ngừa táo bón

Bà bầu ăn lê có thể phòng ngừa vấn đề táo bón trong thời gian mang thai. Hàm lượng chất xơ cao trong quả lê chính là yếu tố giúp phòng ngừa tình trạng táo bón khi mang thai.

Hỗ trợ phòng chống nhiễm trùng

Hàm lượng vitamin C cao trong quả lê giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Bà bầu ăn lê có thể giúp cơ thể phòng ngừa bị bệnh cảm lạnh, cúm, ho. Bên cạnh đó, quả lê cũng có vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm phổi, viêm phế quản và viêm gan.

Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Mỗi quả lê chứa khoảng 100 calo nên nó có thể cung cấp cho các mẹ bầu một nguồn năng lượng vừa phải. Ngoài ra, lê chứa ít chất béo nên bà bầu ăn lê cũng không cần quá lo lắng về vấn đề cân nặng nếu ăn nhiều.

Tốt cho hệ tim mạch

Bà bầu ăn lê còn có lợi ích khác là tốt cho hệ tim mạch bởi trong quả lê có chứa kali. Đây là một loại khoáng chất cần thiết đối với hoạt động tim mạch của mẹ bầu. Ăn lê cũng hỗ trợ cho cơ thể trong việc tái tạo tế bào.

Loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể mẹ bầu

Hàm lượng tanin cao trong quả lê giúp mẹ loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Bà bầu ăn lê giúp cơ thể của mẹ bầu khỏe mạnh, ít độc tố, giảm được nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Giúp hệ xương chắc khỏe

Người mẹ khi mang thai cần một lượng canxi nhiều để cung cấp cho thai nhi. Việc bổ sung canxi từ lê giúp thúc đẩy sự hình thành xương, răng cho thai nhi và bù lại lượng canxi bị mất của người mẹ.

Bổ sung axit folic cho cơ thể

Axit folic là một chất cần thiết đối với các mẹ bầu. Chất này đóng vai trò thiết yếu giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Bà bầu ăn lê giúp bổ sung được axit folic giúp em bé chào đời không bị mắc các dị tật.

Một số lợi ích khác từ quả lê

Bên cạnh các lợi ích đã kể ở trên, bà bầu ăn lê còn có các lợi ích khác như giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, giảm bớt tình trạng buồn nôn, giảm triệu chứng sưng phù khi mang thai.

4Bà bầu ăn lê sao cho đúng cách?

Dù quả lê có nhiều chất dinh dưỡng nhưng bà bầu ăn lê cũng cần ăn đúng cách để tránh gây ra rối loạn hệ tiêu hóa do dư thừa fructose:

  • Không nên ăn lê kết hợp với củ cải trắng, rau dền, cua, thịt ngỗng vì có thể gây ra ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy.
  • Mẹ bầu đã và đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên hạn chế dùng lê.
  • Không ăn lê khi đang khó tiêu vì lê sẽ khiến mẹ bị đầy bụng.

5Cách chọn lê tươi ngon, không hóa chất

Chọn lê ngon dựa trên hình dáng quả

Khi mua lê, mẹ cần chú ý vào hình dáng quả. Quả lê ngon sẽ căng tròn, màu sắc tươi sáng. Mẹ không nên chọn mua quả lê có hình dáng lạ, méo mó vì đây là những quả lê dở, không mọng nước và vị lê khá nhạt.

Bà bầu ăn lê nên chọn lê tươi màu sắc vàng tươi sáng

Cách chọn lê ngon dựa vào vỏ quả

Khi mua lê và đặc biệt là lê ta, mẹ nên chọn những quả có lớp vỏ mịn, ít đốm và màu vàng nhạt. Bên ngoài vỏ không có các vết thâm nâu, đen, không bị vết bầm dập hay bị sẹo, có nhiều đường kẻ màu nâu, đốm đen xuất hiện nhiều và màu hơi sẫm.

Cách chọn lê ngon dựa vào phần đáy của quả

Mẹ hãy chọn mua những quả lê có phần rốn hay còn gọi là đáy quả lê sâu, kích thước đáy quả không quá to và nhẵn. Mẹ cần tránh mua những quả lê có phần đáy to, nông, méo mó và không tròn.

Chọn lê ngon dựa vào phần cuống của quả

Quả lê ngon sẽ có phần cuống lõm xuống sâu. Những quả lê có cuống nông, hình dáng không đồng đều thì vị sẽ nhạt và ít nước.

Cách chọn lê ngon dựa vào trọng lượng của quả

Khi cầm trên tay, nếu là quả lê ngon thì mẹ sẽ cảm nhận được độ chắc tay. Mẹ cũng có thể dùng tay búng nhẹ vào quả, nếu quả giòn thì mẹ sẽ cảm nhận được độ đàn hồi nhất định. Mẹ không nên chọn mua những quả to nhưng trọng lượng nhẹ vì đây là những quả lê để lâu, bị mất nước, không còn giòn nữa.

6Gợi ý công thức món ngon từ lê thanh mát

Để bà bầu ăn lê không bị ngán, mẹ bầu có thể chế biến lê thành các món ăn sau:

Chè lê táo tàu

Bà bầu ăn lê với món chè lê nấu táo đỏ

Cách chế biến

  • Rửa sạch quả lê sau đó gọt bỏ vỏ rồi cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Táo đỏ và kỷ tử thì đem ngâm với nước trong 30 phút cho mềm.
  • Đun 1 lít nước lọc cùng với lê và táo đỏ ở lửa nhỏ trong 25 phút đến khi sôi.
  • Tiếp tục cho kỷ tử cùng đường phèn vào đun trong khoảng 7 – 10 phút, đợi đường phèn tan ra hết thì tắt bếp.
  • Múc chè ra chén và bắt đầu thưởng thức.

Lê hầm rượu vang

Bà bầu ăn lê với món lê hầm rượu vang

Cách chế biến

  • Gọt vỏ nguyên trái lê sau đó rửa sạch. Cam thì gọt vỏ một nửa trái rồi đem vắt lấy nước. Đem lê ngâm trong tô nước có vắt nước cốt chanh để lê không bị thâm.
  • Cho toàn bộ rượu vang, hoa hồi, vỏ cam, quế, đinh hương, đường, nước cam vào nồi và khuấy đều hỗn hợp sau đó cho tiếp lê vào nồi rượu.
  • Đun nồi với lửa to đến khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ và đun trong vòng 40 phút. Cứ cách mỗi 10 phút thì mẹ mở nắp nồi để trở mặt quả lê.
  • Hết 40 phút thì mẹ tắt bếp, để nguội và cho vào tủ lạnh tối thiểu một tiếng để lê thấm syrup rượu.
  • Sau một tiếng thì mẹ lấy lê ra để riêng và đun phần syrup rượu đến khi đặc lại là được.
  • Cho hai lòng đỏ trứng gà vào một cái tô lớn, đánh bông lòng đỏ trứng lên cùng 70g đường cát trắng.
  • Nấu 200 ml sữa tươi với lửa nhỏ. Mẹ vừa nấu vừa đảo đều sữa cho đến khi sữa trong nồi sôi tăm thì tắt bếp.
  • Cho từ từ sữa ấm vào hỗn hợp trứng, vừa đổ mẹ vừa dùng phới lồng đánh đều tay.
  • Lọc hỗn hợp trứng và sữa qua rây rồi đun trên bếp với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp cô đặc lại là được sau đó để nguội và cho vào tủ lạnh tối thiểu một tiếng.
  • Cho phần kem trứng đã để tủ lạnh ra đĩa sau đó cho lê đã chưng rượu vang lên trên, rưới thêm syrup rượu vang đã chưng cùng lê lên trên và thưởng thức.

Bánh tart lê

Bà bầu ăn lê với món bánh tart trái lê thơm ngon

Cách làm bánh tart lê hạnh nhân

  • Mẹ cho bơ và bột đường vào tô và đánh đều với máy đánh trứng sao cho bơ tơi lên sau đó thêm vào bột mì và muối rồi trộn đều.
  • Tiếp tục cho bột hạnh nhân, vani, trứng và rượu rum vào rồi dùng máy đánh trứng đánh đều để các nguyên liệu quyện vào nhau.
  • Mẹ dùng cọ, phớt mứt mơ vào xung quanh vỏ bánh rồi đổ hỗn hợp nhân kem vào.
  • Mẹ rửa sạch lê rồi gọt vỏ, cắt thành những miếng mỏng bằng nhau. Mẹ cắt chanh rồi vắt lên lê để tạo vị cho bánh, mẹ tiếp tục xếp phần lê vừa cắt lên bánh là hoàn thành.
  • Mẹ làm nóng lò nướng rồi bỏ bánh vào và nướng ở nhiệt độ 190 độ C từ 30 – 45 phút.
  • Trong khi chờ chín, mẹ chuẩn bị chảo để rang hạnh nhân đã thái lát. Khi hạnh nhân ngả vàng thì mẹ tắt bếp. Đến khi bánh chín thì mẹ rắc hạnh nhân và bột đường lên phía trên.

7Đôi lời từ AVAKids

Với câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn lê được không và các thông tin về thành phần dinh dưỡng có trong quả lê, cách chọn lê ngon và các món ăn ngon với lê trong bài viết, AVAKids chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh với các món ăn từ quả lê!

Ngoài ra, để có thêm dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ, mẹ nên bổ sung thêm sữa bầu đến từ các thương hiệu uy tín như: sữa bầu Similac, sữa bầu Enfa, sữa bầu Wakodo, sữa bầu Frisomum, sữa bầu Morinaga,… rất được đánh giá cao trên thị trường.

Linh Linh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Anh Thư

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Ăn Buffet là gì? Các loại hình buffet phổ biến thường gặpBuffet là gì?Thật ra…

4 giờ ago

Ăn mít có béo không? Có mập không? – không tăng cân

Theo bác sĩ Phạm Hồng Sơn (Chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bệnh…

10 giờ ago

Nước mủ trôm để được bao lâu? Uống mủ trôm có tốt không

Mủ trôm có từ đâu? Mủ trôm là gì? Cây trôm là loại cây thân…

16 giờ ago

Bông Atiso tươi

Mô tả sản phẩmAtiso Đà Lạt tươi được trồng và phân phối bởi DaLaVi. Cung…

22 giờ ago

Mách bạn TOP 5 gạo nếp nấu xôi ngon nhất – chuẩn vị ngày Tết?

Mâm cơm gia đình người Việt vào những ngày Tết chắc hẳn đều có những…

1 ngày ago

Tư vấn: Cho con bú ăn dứa được không?

Dứa có vị chua ngọt, mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt với phụ…

1 ngày ago