Bầu ăn khoai môn được không và ăn như thế nào tốt nhất?

Bầu ăn khoai môn được không sẽ được bác sĩ dinh dưỡng giải đáp ngay sau này. Cụ thể, có những mẹ bầu phù hợp để ăn khoai môn, có những người tuyệt đối tránh kẻo gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.

Củ khoai môn là một loại rau củ chứa tinh bột ban đầu được trồng chủ yếu ở châu Á, trong đó rất phổ biến ở Việt Nam. Với vỏ ngoài màu nâu và thịt màu trắng với những đốm màu tím trong suốt, khoai môn sau đó đã được ưa chuộng trên khắp thế giới. Một phần lý do là bởi sau khi nấu chín, khoai môn có vị ngọt nhẹ, dễ ăn. Vậy ăn khoai môn khi mang thai có thể giúp ích cho sự phát triển của thai nhi không? Cùng tìm hiểu.

Củ khoai môn

1. Bà bầu ăn khoai môn được không?

Khoai môn có chứa protein, chất béo, vitamin B1, vitamin B2, saponin mucin, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt và các thực phẩm khác. Nói chung khoai môn không gây hại cho bà bầu mà còn thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của bào thai. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi mang thai ăn khoai môn được không là có.

Bà bầu có thể ăn khoai môn và cả lá khoai môn mà không lo bị nghén. Mặc dù một số bộ phận của cây khoai môn có chứa axit oxalic, chất gây kích ứng da khi gọt vỏ rễ. Tuy nhiên, khi bạn rửa sạch sẽ và sau đó nấu canh, hầm hoặc luộc sẽ loại bỏ hoàn toàn hóa chất này. Do đó, mẹ bầu có thể yên tâm ăn khoai môn nếu yêu thích món này.

Bà bầu ăn khoai môn được không?

2. Lợi ích của khoai môn đối với cơ thể con người

2.1. Bảo vệ răng

Hàm lượng flo trong khoai môn rất cao, bản thân flo có tác dụng làm sạch răng, ngừa sâu răng và bảo vệ răng. Flo trong khoai môn là một chất tự nhiên và có thể tác động trực tiếp lên răng.

2.2. Điều chỉnh cân bằng axit – bazơ

Khoai môn là một loại thực phẩm có tính kiềm, với những người có hàm lượng axit trong dạ dày tương đối cao thì việc ăn khoai môn một cách hợp lý có thể điều chỉnh sự cân bằng axit – bazơ trong cơ thể.

2.3. Giúp giảm triệu chứng tiêu chảy

Khoai môn có chứa chất keo polysaccharide tự nhiên. Chất này có tác dụng chữa tiêu chảy rất tốt. Những ai bị tiêu chảy mà ăn khoai môn có tác dụng giúp cầm máu rất hiệu quả và làm dịu cơn khó chịu.

Khoai môn chiên giòn

3. Lợi ích của khoai môn đối với cơ thể mẹ bầu

Không chỉ mang tới những lợi ích cho tất cả mọi người như đã liệt kê trên đây, mà khoai môn còn có một số tác dụng riêng cho những phụ nữ đang mang thai. Bởi vậy mà câu trả lời là có cho câu hỏi “bầu ăn khoai môn được không” không chỉ vì món ăn này hoàn toàn không gây bất kỳ nguy hiểm gì cho sự phát triển của bé và sức khỏe thai kỳ của mẹ. Mà khoai môn còn là một thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu. Cụ thể như sau.

3.1. Tăng cường khả năng miễn dịch cho bà bầu

Khoai môn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể của mẹ bầu. Như mọi người đã biết, sức đề kháng của phụ nữ mang thai kém hơn người bình thường và kém hơn thời điểm chưa mang thai.

3.2. Hỗ trợ ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh cho bé

Thêm vào đó, trong khoai môn còn có chứa một lượng Folate. Chất này được chứng minh có khả năng giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống ở thai nhi đang lớn. Nó cũng là một nguồn cung cấp chất xơ tốt và do đó được khuyến cáo là một thực phẩm an toàn để ăn trong thai kỳ.

Khoai môn nấu thành bột

4. Lợi ích hỗ trợ điều trị bệnh của khoai môn đối với mẹ bầu

Không chỉ tốt cho mọi bà bầu, mà khoai môn còn được biết đến có tác dụng hỗ trợ điều trị một số vấn đề mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Để một lần nữa khẳng định câu trả lời “có” cho câu hỏi “bầu ăn khoai môn được không?”.

4.1. Tốt cho bà bầu bị huyết áp cao, mỡ máu cao

Chất mucin, magie, kẽm, galactose và các thành phần khác có trong khoai môn có tác dụng làm giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol rất hiệu quả. Do đó, đây là một loại củ rất thích hợp cho những bà bầu bị huyết áp cao, mỡ máu cao. Thêm vào đó, củ khoai môn có chứa carbohydrate có lợi cho việc quản lý lượng đường trong máu đó chính là tinh bột kháng.

4.2. Tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ các loại tinh bột khác, ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn của các bà bầu. Khoai môn cũng chứa một loại tinh bột đặc biệt, được gọi là tinh bột kháng, mà con người không thể tiêu hóa. Do đó, tiêu thụ nó không làm tăng lượng đường trong máu. Khoảng 12% tinh bột trong củ khoai môn nấu chín là tinh bột kháng, làm cho nó trở thành một trong những nguồn tinh bột tốt hơn gạo trắng, bún, phở đối với bà bầu tiểu đường thai kỳ.

Khoai môn thái sợi

5. Một số trường hợp bà bầu không được ăn khoai môn

Mặc dù bác sĩ giải đáp rằng bà bầu có thể ăn khoai môn cho những ai còn băn khoăn bầu ăn khoai môn được không. Thế nhưng, không phải tất cả bà bầu đều phù hợp để ăn khoai môn.

5.1. Bà bầu bị nóng trong

Một số bà bầu gặp tình trạng nóng trong người vào giai đoạn đầu mang thai. Thì lúc này, câu trả lời cho câu hỏi “bầu 3 tháng đầu ăn khoai môn được không” lại là không. Lý do là bởi khoai môn sẽ làm trầm trọng thêm hiện tượng này, gây khó chịu cho mẹ bầu.

5.2. Mẹ bầu bị dị ứng

Những mẹ bầu đang bị dị ứng, mề đay, hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc là người dễ bị dị ứng thì không nên ăn khoai môn, để không làm nặng thêm vấn đề.

Bà bầu ăn khoai môn cần chú ý các vấn đề sức khỏe

Như vậy, chắc hẳn bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bầu ăn khoai môn được không. Nên thêm loại củ giàu dinh dưỡng này vào thực đơn. Nhưng lưu ý chỉ tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

1 Bát Phở Bao Nhiêu Calo? Phở Gà, Phở Bò Bao Nhiêu Calo?

Bạn có thắc mắc rằng ăn 1 bát phở bao nhiêu calo không? Ăn phở…

4 giờ ago

Cây sâm đất ngâm rượu có tác dụng gì và ngâm thế nào?

Sâm đất từ lâu đã là một vị thuốc quý có công dụng điều trị…

10 giờ ago

3 cách làm nước chấm thịt nướng Hàn Quốc chuẩn như người bản xứ – Digifood

Hàn Quốc là đất nước nổi tiếng với nền ẩm thực độc đáo nổi bật…

17 giờ ago

Ăn gạo lứt có tốt không? 9 tác dụng của gạo lứt mà bạn chưa biết

Gạo lứt là nguồn cung cấp các chất xơ hòa tan giúp giảm hàm lượng…

23 giờ ago

TOP 28 đặc sản Nha Trang làm quà du lịch ngon nức tiếng

Những món quà tặng người thân, bạn bè mỗi khi đi du lịch ở đâu…

1 ngày ago

Cá mập sông – Sự thật hay lời đồn?

Trong số hơn 400 loài cá mập sinh sống khắp các vùng biển trên thế…

1 ngày ago