Đường phèn bao nhiêu calo và những món ăn ngon từ đường phèn

Đường phèn có tên khoa học là Saccharose, được làm từ một số nguyên liệu như đường thốt nốt, củ cải đường… và một số chất khác như trứng gà, vôi. Đường phèn còn là một trong những nguyên liệu tạo ngọt được ứng dụng trong chế biến thực phẩm. Ngoài vị ngọt thanh dễ ăn, đường phèn cũng chứa một số thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu đường phèn bao nhiêu calo và cách ăn đường phèn thế nào cho tốt với sức khỏe.

Đường phèn bao nhiêu calo?

Trong một muỗng cà phê khoảng 4g đường phèn chứa thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Lượng calo: 25;
  • Chất đạm: 0g;
  • Chất béo: 0g;
  • Carbohydrate: 6,5g;
  • Chất xơ: 0g;
  • Đường: 6,5g.

Theo nghiên cứu, trong 100g đường cát cung cấp đến 970 calo. Nhưng trong 100g đường phèn chỉ chứa 383 calo. Tuy nhiên, lượng calo kể trên chỉ là tương đối, vì mỗi loại đường phèn với những nguyên liệu và tỷ lệ pha chế khác nhau sẽ có kết quả về mức năng lượng khác nhau. Tuy nhiên, sự chênh lệch không đáng kể.

Ngoài ra, những loại đường phèn vàng được sản xuất từ sự kết tinh của mật mía có lượng calo thấp hơn những loại đường phèn màu trắng.

Dựa vào thành phần dinh dưỡng của đường kể trên, bạn đã biết đường phèn bao nhiêu calo. Có thể thấy đường cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể ngay tức thì nhưng lại cung cấp ít chất dinh dưỡng, vitamin hay khoáng chất cho cơ thể.

Ăn đường phèn có tác hại gì không?

Tuy đường nói chung giữ vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống của chúng ta nhưng lại không có lợi nhiều về sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người cần điều chỉnh lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày. Theo khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ về chế độ ăn uống khỏe mạnh, tổng lượng calo hàng ngày của mỗi người không quá 10% đến từ đường. Nếu dùng nhiều đường, bạn có thể gặp những tác hại sau:

Nguy cơ béo phì

Dùng quá nhiều đường là nguyên nhân gây tăng cân và hậu quả cuối cùng dẫn đến béo phì. Ngoài ra, béo phì lại liên quan đến một số tình trạng sức khỏe khác chẳng hạn bệnh tim mạch chuyển hóa, bệnh tiểu đường type 2 và cao huyết áp…

Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng

Ngoài nguy cơ thừa cân, béo phì, ăn nhiều đường còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Mặc dù không gây hại trực tiếp cho răng nhưng đường là nguồn thức ăn cho vi khuẩn ăn đường bám vào răng, từ đó tạo thành các mảng bám. Vi khuẩn tồn tại trên răng một thời gian dài sẽ tiết ra các sản phẩm độc hại khác xâm nhập vào mô nướu trong răng và gây ra viêm nướu. Nếu không được điều trị sớm, viêm nướu có thể chuyển sang mức độ nghiêm trọng hơn đó là viêm nha chu, hậu quả dẫn đến tiêu xương và mô xung quanh răng.

Nguy cơ bị tim mạch

Ăn nhiều đường còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Nguy hiểm hơn, chế độ ăn nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim. Một nghiên cứu dài hạn cho thấy nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở những người tiêu thụ 17 – 21% lượng calo hàng ngày dưới dạng đường cao hơn 38% so với những người tiêu thụ ít hơn.

Theo nhận định từ chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn đường phèn có béo không là do cách ăn của bạn. Tuy đường phèn ngọt dịu, lượng calo lại thấp hơn những loại đường khác nhưng khi ăn đường phèn có thể kích thích vị giác, làm bạn ăn ngon miệng và khiến bạn ăn nhiều đồ ăn gây béo hơn. Do vậy, bạn chỉ nên sử dụng lượng đường phèn vừa phải để không bị tăng cân đồng thời tốt cho sức khỏe.

Công dụng của đường phèn

Đường phèn được dùng phổ biến trong nấu ăn nhưng ít ai để ý đến những công dụng mà đường phèn mang lại, cụ thể gồm:

Tốt cho tỳ và phế

Theo Đông y, đường phèn được đánh giá như một vị thuốc có tác dụng hòa vị nhuận phế, bổ trung ích khí. Đặc biệt, dùng đường phèn trong các trường hợp bị viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, đau rát họng, đau đầu, chóng mặt… có thể làm dịu cổ họng, giảm cảm giác khó chịu.

Giải nhiệt cơ thể

Đường phèn là loại đường đơn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể ở dạng glucose, có tác dụng giải nhiệt, giảm căng thẳng, giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn. Vì thế, đường phèn được dùng làm nguyên liệu tạo ngọt trong các món ăn bổ dưỡng như chưng yến, nấu chè, canh giải nhiệt… giúp tinh thần thoải mái dễ chịu.

Trị ho và viêm họng

Trong Đông Y, đường phèn chưng với chanh hoặc quất là một bài thuốc có tác dụng trị ho, viêm họng rất tốt. Ngoài ra hỗn hợp này còn có công dụng làm sạch cổ họng và miệng rất tốt, từ đó làm dịu và cắt cơn ho.

Khi trẻ nhỏ bị ho cấp tính, chỉ cần cho trẻ ngậm một viên đường phèn nhỏ có thể giúp giảm cơn khó chịu, đau rát ở cổ họng.

Bổ thận sinh tinh

Với phái mạnh, đường phèn còn có một tác dụng khác đó là bổ thận sinh tinh. Nam giới có thể áp dụng bài thuốc chưng đường phèn với đậu bắp, chắt lấy nước để uống giúp cải thiện chức năng tình dục.

Mặc dù đường phèn có những lợi ích như đã kể trên nhưng nếu bạn lạm dụng đường phèn quá nhiều hoặc dùng loại đường phèn kém chất lượng sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, gan nhiễm mỡ. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng đường phèn vừa phải, khi cần thiết thôi nhé.

Những món ăn ngon kết hợp với đường phèn

Nha đam đường phèn

Nha đam có công dụng thanh nhiệt và tăng sức đề kháng, đặc biệt là chăm sóc da. Kết hợp đường phèn với nha đam sẽ giúp bạn có được thức uống nha đam đường phèn ngọt thanh, thơm ngon, giúp giảm cân hiệu quả.

Chanh đào đường phèn

Chanh đào kết hợp đường phèn là thức uống rất ngon miệng được nhiều người ưa chuộng bởi vị chua ngọt, hương chanh hấp dẫn. Không chỉ là thức uống giải khát trong những ngày hè, chanh đào đường phèn còn có công dụng trị ho, đau họng và có tác dụng hiệu quả trong việc giảm cân.

Tổ yến hầm đường phèn

Tổ yến hầm đường phèn rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, giúp bạn kiểm soát cân nặng như mong muốn. Ngoài ra, món ăn này được xem như là món chè bổ dưỡng, ngon miệng bởi hương thơm của gừng, lá dứa và vị ngọt thanh của đường phèn, tổ yến.

Lưu ý khi dùng đường phèn

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), lượng đường mà bạn dùng mỗi ngày phải nhỏ hơn 10% tổng năng lượng nạp vào cơ thể. Như vậy, bạn chỉ nên tiêu thụ ít hơn 50g đường phèn mỗi ngày. Các đối tượng sau cần lưu ý khi dùng đường phèn:

  • Phụ nữ mang thai nên tránh dùng đường phèn. Tuy nhiên, có thể dùng đường phèn kết hợp với tổ yến để bồi bổ cho sức khỏe cho thai phụ, giúp thai nhi phát triển tốt.
  • Trẻ nhỏ chỉ nên dùng đường phèn kết hợp cùng với chanh hoặc nha đam để điều trị triệu chứng viêm họng, ho, tan đờm. Bạn không nên cho trẻ ăn quá nhiều đường phèn vì không có lợi cho sức khỏe của trẻ.
  • Người đang giảm cân không nên ăn quá nhiều đường phèn, chỉ nên dùng một lượng vừa phải, nếu không sẽ gây tác dụng ngược cho quá trình giảm cân.
  • Người thừa cân, béo phì không nên sử dụng đường phèn để giảm cân. Thay vào đó có thể lựa chọn các phương pháp giảm cân khác hiệu quả hơn như xây dựng chế độ ăn lành mạnh, vận động nhiều.

Tóm lại, bạn có thể dùng đường phèn để nấu ăn và hỗ trợ điều trị viêm họng, giảm cân… Sau khi tìm hiểu đường phèn bao nhiêu calo và một số lưu ý khi dùng đường phèn trong bài viết trên, bạn cần cân nhắc khi sử dụng lượng đường phèn mỗi ngày để tốt cho sức khỏe.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Những loại quả chứa chất độc cần thận trọng khi ăn

Khi thưởng thức các loại quả này chớ dại nuốt hạt của chúng vào bụng…

2 giờ ago

Ăn Buffet là gì? Các loại hình buffet phổ biến thường gặpBuffet là gì?Thật ra…

9 giờ ago

Ăn mít có béo không? Có mập không? – không tăng cân

Theo bác sĩ Phạm Hồng Sơn (Chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bệnh…

15 giờ ago

Nước mủ trôm để được bao lâu? Uống mủ trôm có tốt không

Mủ trôm có từ đâu? Mủ trôm là gì? Cây trôm là loại cây thân…

21 giờ ago

Bông Atiso tươi

Mô tả sản phẩmAtiso Đà Lạt tươi được trồng và phân phối bởi DaLaVi. Cung…

1 ngày ago

Mách bạn TOP 5 gạo nếp nấu xôi ngon nhất – chuẩn vị ngày Tết?

Mâm cơm gia đình người Việt vào những ngày Tết chắc hẳn đều có những…

1 ngày ago