Ngô: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo “rước họa vào thân”

Ngô có vô vàn lợi ích đối với sức khỏe, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, hỗ trợ phòng chống được nhiều loại bệnh nguy hiểm. Thế nhưng ngô không phải là loại thực phẩm ‘lành’ với tất cả mọi người.

Ảnh minh họa: Internet

Những lợi ích của ngô đối với sức khỏe

Tốt cho hệ tiêu hóa:

Ngô giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan có thể ngăn sự hấp thụ cholesterol. Mặt khác, chất xơ không hòa tan ngăn ngừa táo bón và các vấn đề về ruột, giảm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích và tiêu chảy.

Phòng ngừa thiếu máu:

Sự thiếu vitamin B12, axit folic và sắt gây ra chứng thiếu máu. Ngô chứa nhiều các vitamin và khoáng chất cần thiết để tái tạo các tế bào máu này.

Cung cấp năng lượng:

Bắp ngô chứa nhiều carbohydrate, không chỉ cung cấp năng lượng trong cả ngắn hạn và dài hạn, mà còn đảm bảo sự vận hành hiệu quả của não và hệ thần kinh. Bên cạnh đó, ngô được tiêu hóa chậm giúp bạn có được mức năng lượng cân bằng. Các chuyên gia khuyên nên ăn ngô 2 giờ trước khi tập luyện để duy trì mức năng lượng lâu dài.

Cải thiện sức khỏe tim:

Các chất chống ôxy hóa có trong ngô sẽ tăng lên khi được chế biến và giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh.

Cải thiện thị lực:

Ngô, đặc biệt là ngô ngọt có chứa chất lutein giúp tăng cường các dây thần kinh thị giác và cải thiện thị lực.

Ngăn ngừa táo bón:

Ngô có chứa nhiều chất xơ hỗ trợ hoạt động của ruột nhằm ngăn ngừa các triệu chứng như táo bón.

Các đặc tính chống ung thư:

Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất dinh dưỡng thực vật rất dồi dào trong ngô có khả năng chống lại các tế bào gây ung thư trong cơ thể người.

Hỗ trợ giảm cân:

Ngô sản sinh lượng calo thấp và chứa ít hàm lượng sucrose, do vậy ngô là một loại đồ ăn vặt rất phù hợp cho những người muốn giảm cân.

Giảm viêm:

Viêm là cách cơ thể bạn đối phó với các mối đe dọa như mầm bệnh, gốc tự do, kim loại nặng, chất trung gian độc hại, quá liều, thiếu hụt, kích thích bên ngoài và bất kỳ căng thẳng sinh lý bất lợi nào khác.

Các protein và chất phytochemical có trong ngô có tác dụng bảo vệ cho cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây viêm. Các flavonoid như quercetin, naringenin và lutein cùng với anthocyanin cũng ức chế sự kích hoạt của một số gen gây viêm và cơ chế tế bào.

Theo lý thuyết này, chế độ ăn giàu ngô có thể làm giảm táo bón, hen suyễn, viêm khớp, bệnh ruột kích thích và viêm da.

Tăng hàm lượng chất sắt:

Thiếu máu do thiếu sắt trong cơ thể bạn là sự sụt giảm nồng độ hemoglobin. Trẻ thiếu máu có sự phát triển chậm chạp, chậm phát triển nhận thức và hệ thống miễn dịch yếu.

Sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy và dinh dưỡng. Trong ngô chứa một hàm lượng sắt rất dồi dào, thêm ngô vào chế độ ăn với một hàm lượng thích hợp có thể giải quyết các vấn đề về thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ. Chất sắt cũng rất cần thiết cho sức khỏe của mắt, tóc và da.

Giảm nồng độ cholesterol xấu (LDL):

Lượng cholesterol xấu tăng lên khi bạn ăn các thực phẩm giàu chất béo. Cholesterol xấu làm tim suy nhược và có thể gây các bệnh tim mạch. Ngô ngọt, giàu vitamin C, carotenoid và bioflavonoid, có lợi đối với sức khỏe tim mạch vì nó hỗ trợ kiểm soát nồng độ cholesterol và cải thiện tuần hoàn máu.

Chứa nhiều khoáng chất:

Ngô chứa nhiều loại khoáng chất bao gồm photpho, magie, mangan, kẽm, sắt và đồng. Ngô cũng chứa các khoáng vi lượng như selen. Photpho hỗ trợ việc điều hòa sự phát triển bình thường của cơ thể, hỗ trợ sức khỏe xương và thận. Magie giúp duy trì nhịp tim ổn định và tăng cường sức khỏe xương.

Những ‘đại kỵ’ cần lưu ý khi ăn ngô Khiến bệnh tiểu đường nặng thêm

Ngô chứa nhiều carbohydrate, dẫn tới sự gia tăng lượng đường trong máu. Ăn nhiều ngô khiến lượng đường trong máu tăng cao. Do đó, thực phẩm này không thích hợp với những người bị bệnh tiểu đường.

Đầy hơi

Ngô chứa lượng tinh bột lớn do đó nếu ăn quá nhiều sẽ sản sinh khí trong ruột, làm đầy bụng, đầy hơi.

Dị ứng

Một số người bị dị ứng với ngô sẽ có hiện tượng phát ban, sung màng nhầy, nôn mửa, nghiêm trọng hơn là lên cơn hen, sốc phản vệ khi ăn ngô. Do đó, nếu ăn ngô và thấy cơ thể có những biểu hiện dị ứng, bạn nên dừng lại ngay và đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Gây sâu răng

Ngô chứa lượng

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Giá ớt tăng gấp 3-4 lần, nông dân Gia Lai thu lãi 250 – 300 triệu đồng/ha

Giá ớt tăng cao, nông dân Gia Lai phấn khởiNhìn sang ruộng ớt 1,3 sào…

5 giờ ago

2 cách làm sườn rán MỀM MỌNG, thơm ngon không kém nhà hàng

Sườn rán là món ăn vô cùng quen thuộc và được yêu thích trong mâm…

11 giờ ago

Giá bạch tuộc hiện nay bao nhiêu tiền 1kg? Giá bạch tuộc mới nhất

Bạch tuộc - một loài động vật vô cùng thông minh, nhiều thông tin còn…

17 giờ ago

6 lợi ích tuyệt vời khi uống nước chanh mật ong vào buổi sáng

Từ lâu nước chanh mật ong được biết đến là thức uống phổ biến, tốt…

23 giờ ago

Cá kho tiêu đậm đà với 3 cách làm đơn giản, thịt cá chắc ngọt, không hề tanh

Thời tiết se lạnh hay đổi món cuối tuần, bạn có thể tham khảo cách…

1 ngày ago

Cách luộc hạt dẻ siêu nhanh, siêu ngon, siêu dễ bóc

Hạt dẻ là một trong những thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất,... quan…

1 ngày ago