Uống mật ong nhiều có bị tiểu đường không?

Trên thực tế, không thể phủ nhận được tác dụng tuyệt vời của mật ong đối với sức khỏe. Song, không phải thực phẩm nào tốt mà lạm dụng thì cũng tốt. Tuy nhiên, uống nhiều mật ong có bị tiểu đường không thì không phải ai cũng biết. Nếu còn đang thắc mắc, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lời giải đáp của các chuyên gia qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Liệu bạn đã biết rõ về nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường chưa? Bệnh tiểu đường xuất hiện do sự rối loạn chuyển hóa protein và mỡ, làm cho lượng đường huyết có trong máu tăng lên đột ngột. Điều này sẽ phá hủy mạch máu nuôi dưỡng các cơ quan bên trong cơ thể như: Tim mạch, gan, thận, mắt, hệ thống dây thần kinh,… dẫn tới các biến chứng suy thận, mù lòa hay hoại tử tứ chi.

Ngoài ra, tiểu đường còn bắt nguồn từ các nguyên nhân khác như: Tuyến tụy không tiết đủ insulin, do di truyền, do miễn dịch kém và thói quen lười vận động,… Chính vì điều này, việc hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có lượng đường huyết cao là vô cùng quan trọng trong quá trình kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Thành phần của mật ong

Mật ong có vị ngọt gắt hơn đường, nên nhiều người lầm tưởng rằng mật ong có tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu như đường và các loại đồ ngọt khác. Đây là một quan niệm sai lầm! Trong 100g mật ong có chứa tới 200 thành phần khác nhau như: Nước, chất đạm, canxi, phốt pho, các khoáng vi lượng… Nhưng chủ yếu vẫn là fructose, glucose và nước, chiếm đến 81,3%. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các chất này có tác dụng rất tốt trong việc chống oxy hóa, bảo vệ gan, tim mạch, kháng khuẩn, chống viêm và thu nhỏ kích thước các khối u.

Uống mật ong nhiều có bị tiểu đường không?

Đã có bằng chứng trong báo cáo của các nhà khoa học tại Anh cho thấy mật ong có khả năng rất tốt trong quá trình cải thiện lượng đường trong máu rất tốt. Đường cát có chứa 50% glucozo và 50% fructose. Trong khi mật ong chỉ có 30% glucose và hơn 40% fructose cùng rất nhiều nguyên tố vi lượng. Mật ong có chỉ số glycemic thấp hơn so với đường cát, nhưng lại có nhiều calo hơn. Cụ thể: Một thìa mật ong có 68 calo, trong khi một thìa đường chỉ chứa 49 calo.

Vì vậy, mật ong sẽ làm tăng insulin nên chỉ sau 60 phút dùng mật ong, mức đường huyết thường giảm nhanh chóng.

Người tiểu đường có được uống mật ong không?

Nếu bạn đang mắc tiểu đường hoặc béo phì, bạn vẫn nên cắt giảm lượng carb và hạn chế tiêu thụ mật ong để giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Nguyên nhân là do trong khi mật ong có nhiều carbohydrate và calo hơn cả đường cát.

Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường chỉ có thể sử dụng mật ong khi bị hạ đường huyết. Lúc này, cho bệnh nhân uống một cốc nước pha mật ong sẽ giải quyết tình trạng này nhanh chóng, hạn chế các biến chứng do hạ đường huyết gây ra.

Ngoài ra, trong khẩu phần ăn hàng ngày, người bệnh cũng có thể sử dụng mật ong để thay thế cho đường khi cần bổ sung glucose. Thói quen giúp người bệnh vừa kiểm soát được mức đường huyết, vừa đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Những lưu ý khi sử dụng mật ong: Không kết hợp với các thực phẩm dưới đây

Mật ong là một loại thực phẩm, dược phẩm tuyệt vời giúp chữa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, bạn cần tránh kết hợp mật ong với những sản phẩm “đại kỵ” sau:

Đậu hũ/sữa đậu nành

Trong đậu hũ và sữa đậu nành thường chứa rất nhiều thạch cao. Chất này khi kết hợp với đường của mật ong sẽ tạo nên hiện tượng vón cục trong dạ dày. Nếu tiêu thụ với liều lượng nhiều có thể gây ra tình trạng khó thở, hôn mê. Hơn nữa, những người bị bệnh tim mạch khi ăn hỗn hợp này còn có thể dẫn đến tử vong.

Cá chép

Thông thường, cá chép không được chế biến cùng với mật ong. Những khi ăn cá chép trước, uống mật ong sau, bạn vẫn có thể bị nhiễm độc tố sinh ra từ hai loại thực phẩm này. Nếu bị trúng độc, bạn có thể sử dụng cam thảo và đậu đen để giải độc.

Cua đồng

Theo Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc nên nếu sau khi ăn cua đồng mà uống mật ong ngay thì sẽ gây kích thích đường ruột, gây tiêu chảy nặng nề.

Lá hẹ

Khi bị ho, nhiều người thường dùng mật ong và lá hẹ hấp lên để lấy nước uống. Liệu pháp này chỉ tốt khi hệ tiêu hóa của bạn thật sự khỏe mạnh. Mật ong có tác dụng nhuận tràng, trong khi hẹ lại nhiều chất xơ và vitamin C nên khi kết hợp với nhau rất dễ gây tiêu chảy.

Hành tây

Bạn không nên kết hợp mật ong với hành tây bởi axit hữu cơ và enzyme trong mật ong khi gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây sẽ sinh các hợp chất độc hại khiến cơ thể bị ngộ độc và dẫn tới tiêu chảy.

Uống mật ong nhiều có bị tiểu đường không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên sử dụng từ 1 – 2 muỗng mật ong mỗi ngày để tránh dư thừa lượng đường trong cơ thể.

Thu Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

“Well Done” là gì và cấu trúc cụm từ “Well Done” trong câu Tiếng Anh

Đã bao giờ bạn bắt gặp cụm từ “Well Done” trong tiếng Anh chưa? Cách…

4 giờ ago

Nhân sâm là một trong những vị thuốc hồi phục sức khỏe

Chuyển hóa: Nhân sâm có tác dụng hạ đường huyết, có thể dùng phối hợp…

10 giờ ago

Giá măng cụt hôm nay bao nhiêu?

Măng cụt là loại trái cây rất ngon được nhiều người yêu thích. Hôm nay…

16 giờ ago

Cách gọi tên trong hoàng tộc

* Thời phong kiến, các thứ bậc trong hoàng tộc được gọi tên như thế…

22 giờ ago

Một mâm cỗ ngon gồm những món gì? – – Nấu Cỗ 29

Một mâm cỗ ngon gồm những món gì? Gia đình bạn sắp có tiệc đãi…

1 ngày ago

Nên ăn gì vào buổi sáng để có một ngày dài tràn đầy năng lượng?

Nên ăn gì vào buổi sáng để hỗ trợ tốt cho sức khỏe?Sau một đêm…

1 ngày ago