Để giải đáp câu hỏi trên, chúng ta cùng tìm hiểu Từ phổ là gì? Đường sức từ là gì? làm cách nào để xác định chiều của đường sức từ? qua nội dung bài viết dưới đây.

I. Từ phổ

– Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.

– Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu.

II. Đường sức từ

– Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường

– Các kim nam châm nối đuôi nhau dọc theo một đường sức từ, cực Bắc của kim này nối với cực nam của kim kia.

– Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.

– Nơi nào có từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào có từ trường yếu thì đường sức từ thưa.

III. Bài tập về từ phổ và đường sức từ

* Câu C1 trang 63 SGK Vật Lý 9: Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp như thế nào?

° Lời giải câu C1 trang 63 SGK Vật Lý 9:

– Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần.

* Câu C2 trang 63 SGK Vật Lý 9: Nhận xét về sự sắp xếp của các kim nam châm nằm dọc theo một đường sức từ (hình 23.3 SGK):

° Lời giải câu C2 trang 63 SGK Vật Lý 9:

– Kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định trên mỗi đường sức từ

* Câu C3 trang 64 SGK Vật Lý 9: Đường sức từ có chiều đi vào cực nào và đi ra từ cực nào của thanh nam châm?

° Lời giải câu C3 trang 64 SGK Vật Lý 9:

– Đường sức từ có chiều đi vào cực Nam và đi ra từ cực Bắc của thanh nam châm

* Câu C4 trang 64 SGK Vật Lý 9: Hình 23.4 SGK (hình dưới) cho hình ảnh từ phổ của nam châm chữ U. Dựa vào đó hãy vẽ các đường sức từ của nó. Nhận xét về dạng của các đường sức từ ở khoảng cách giữa 2 từ cực.

° Lời giải câu C4 trang 64 SGK Vật Lý 9:

– Các đường sức từ ở khoảng giữa hai từ cực của nam châm hình chữ U gần như song song với nhau.

* Câu C5 trang 64 SGK Vật Lý 9: Biết chiều 1 đường sức từ của thanh nam châm thẳng như trên hình 23.5 SGK. Hãy xác định tên các từ cực của nam châm.

° Lời giải câu C5 trang 64 SGK Vật Lý 9:

– Đầu A là cực Bắc, đầu B là cực Nam của thanh nam châm vì đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của thanh nam châm.

* Câu C6 trang 64 SGK Vật Lý 9: Hình 23.6 SGK cho hình ảnh từ phổ của hai nam châm đặt gần nhau. Hãy vẽ một số đường sức từ và chỉ rõ chiều của chúng.

° Lời giải câu C6 trang 64 SGK Vật Lý 9:

– Các đường sức từ có chiều đi từ cực Bắc của nam châm bên trái sang cực Nam của nam châm bên phải như hình sau:

Như vậy qua bài viết về Từ phổ, Đường sức từ và Cách xác định chiều của đường sức từ ở trên các em đã có thể hình dung ra được từ trường và nghiên cứu từ tính của nó được dễ dàng và thuận tiện hơn.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Ăn hạt điều rang muối có tác dụng gì?

Hạt điều rang muối là một loại hạt dinh dưỡng phù hợp để ăn vặt,…

1 giờ ago

12 mẹo giúp giảm cân an toàn và hiệu quả

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, bất cứ…

7 giờ ago

Lợi ích của mỡ lợn đối với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng

Mỡ lợn rất tốt cho sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng của mỡ lợn Trong…

13 giờ ago

Mai mực là gì? Tác dụng và bài thuốc từ Mai mực

Mô tả Mai mựcMai mực, còn được gọi là Mai mực cá, Ô tặc cốt,…

19 giờ ago

Giải đáp thắc mắc: 1 tô bún bò bao nhiêu calo?

Bún bò là món ăn Việt Nam được yêu thích trên khắp cả nước. Và…

1 ngày ago

10 Bí quyết để có Cơ thể khỏe mạnh, Sức khỏe tốt

Sức khỏe là vốn quý nhất. Ai cũng nghĩ vậy, làm thế nào để có…

1 ngày ago