Kỹ thuật trồng cây mít bằng hạt đơn giản, hiệu quả

1. Ươm hạt mít trước khi trồng

1.1 Chuẩn bị hạt mít

Chuẩn bị hạt mít trước khi gieo

Chuẩn bị hạt mít là một trong những khâu quan trọng đầu tiên khi tiến hành trồng cây mít bằng hạt. Sau khi sử dụng mít, bạn có thể lựa chọn những hạt mít tròn đều để gieo hạt. Cần rửa hạt qua với nước ấm trước khi ngâm hạt trong nước ấm khoảng 24h. Việc này sẽ giúp kích thích hạt nhanh chóng nảy mầm hơn thay vì việc trực tiếp bỏ hạt vào đất. Sau khi hạt nảy nầm, bạn có thể tiến hành gieo hạt vào chậu có lỗ để thoát nước. Cách gieo hạt tốt nhất là bạn có thể bỏ 2-3 hạt mít đã nảy mầm vào chậu cây, sau đó lấp đất lên phần hạt từ 2-3 cm.

1.2 Chăm sóc sau khi gieo hạt mít

Để kích thích hạt mới gieo ra rễ và nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, cần tiến hành tưới nước hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ nên tưới lượng nước vừa đủ ướt đất. Không nên tưới quá nhiều vì sẽ khiến hạt hoặc rễ cây mít mới ra sẽ bị thối.

Vị trí đặt chậu cây mới gieo hạt lí tưởng nhất là những nơi có ánh nắng mặt trời. Nếu thời tiết lạnh hoặc không đẹp, bạn cũng có thể sử dụng bóng đèn nhiệt để chiếu sáng và sưởi ấm cho cây.

Sau khoảng 2-3 tuần, hạt mít nảy mầm sẽ phát triển thành các cây mít con. Lúc này bạn cần lựa chọn cây khỏe mạnh nhất để trồng. Có thể giữ lại các cây con mọc lên cao nhất, cây cứng cáp lá khỏe mạnh nhất. Những cây còn lại yếu hơn có thể loại bỏ không trồng bằng cách kéo chúng ra khỏi chậu.

2. Cách trồng cây mít bằng hạt đã này nầm

Sau khi đã lựa chọn được hạt khỏe đã nảy mầm, bạn có thể tiến hành trồng cây mít bằng hạt qua các bước sau đây:

2.1 Trồng cây mít con

Trồng cây mít con

Khi hạt mít đã nảy mầm và ra được 1-2 lá đầu tiên, bạn chưa nên trồng cây ngay. Bạn có thể trồng, ươm và chăm sóc cho đến khi cây phát triển đều, ra thêm được 3-4 lá rồi mới tiến hành trồng cây vào vị trí. Từ khi hạt nảy mầm, sẽ mất thêm khoảng 3-4 tuần để cây phát triển ổn định và ra thêm lá.

2.2 Chuẩn bị đất trồng cây

Trồng cây mít bằng hạt

Cây mít là loại cây thân gỗ, có dáng cao và tuổi thọ trung bình lâu năm. Để phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây, cần tiến hành lựa chọn khoảng đất rộng để trồng. Cây mít khá dễ sống nên có thể phù hợp với nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây ưa chuộng vị trí có ánh nắng, đất tơi xốp và dễ thoát nước, độ pH từ 5-7.

Sau khi lựa chọn được vị trí, tiến hành đào hố trồng cây và bón lót. Có thể đào hố với kích thước 60x60x60 cm, bón lót đất với phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ, lân. Tuyệt đối không bón phân với tro bếp hoặc phân hữu cơ chưa hoai vì nó sẽ làm mặn đất và thối rễ cây.

2.3 Trồng cây mít vào vị trí

Trồng cây mít bằng hạt sau khi đã phát triển ổn định rất dễ. Bạn chỉ cần nhấc cây con ra khỏi chậu và đặt vào giữa hố đã chuẩn bị sẵn. Giữ chặt cây và tiến hành lấp đất cho kín hố. Nên trồng cây cao hơn mặt đất, vun nhẹ phần gốc để cây không bị đọng nước.

Ngay sau khi trồng, cần tiến hành bổ sung nước để giúp bộ rễ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới. Nếu trồng cây mít bằng hạt vào mùa khô nắng, bạn nên có thêm các biện pháp che phủ gốc, chắn vợi nắng cho cây. Nếu trồng vào mùa mưa bão, cần chú ý các biện pháp tưới tiêu, cắm cọc hợp lý để cây không bị lật đôt và thối rễ.

3. Chăm sóc cây mít

Các kỹ thuật nhân giống cây mít

Việc chăm sóc sau khi trồng cây mít bằng hạt cũng là một trong các yếu tố quyết định chất lượng của cây. Bạn cần chú ý chăm sóc cây mít như sau:

Tưới nước định kỳ cho cây ngày 1-2 lần khi cây mới trồng. Sau đó có thể giảm mật độ xuống 4-5 ngày/1 lần

Thường xuyên diệt cỏ dại cho cây đặc biệt là trong 1-2 năm đầu mới trồng. Việc này sẽ khiến cây mít con không bị tranh dành chất dinh dưỡng

Khi cây cao trên 1m, bắt đầu cắt tỉa, tạo hình cho cây.

Nên cắt tỉa sao cho tán cây tỏa đều quanh gốc. Cây gồm 2 cành chính và 5-6 cành cấp 1, mỗi cành cách nhau 50-60cm. Cánh đầu nên cách mặt đất tầm 50cm. Hàng năm, cần tiến hành cắt tỉa định kỳ để loại bỏ cành còi cọc, cành vượt và cành sâu bệnh.

Bón phân định kỳ cũng là một trong những khâu chăm sóc không thể thiếu. Năm thứ 2 có thể bón mỗi gốc 0,5-1kg NPK tỷ lệ N,P cao. Chia làm 3 lần bón trong 1 năm. Từ năm thứ 3 trở đi, bón tùy theo nhu cầu của cây, mỗi gốc 1 – 1,5kg. Chia làm 4 lần bón trong 1 năm. Giai đoạn cây nuôi trái nên tăng lượng Kali để tăng chất lượng trái.

4. Tạm kết

Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho quý bà con các khâu để trồng cây mít bằng hạt hiệu quả. Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm nhưng thời gian cho thu hoạch quả lâu. Để rút ngắn thời gian trồng cây, bạn có thể lựa chọn mua các giống cây sẵn. Hiện nay, nhà vườn chuyên cung cấp các giống cây mít ta đại thụ, cây khỏe, đã cho quả. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Lưỡi heo làm món gì ngon? Tìm hiểu bí quyết nấu lưỡi heo NGON NHẤT!

Lưỡi heo là phần lưỡi của con heo, được nhiều người yêu thích là một…

4 giờ ago

Trà Thái xanh mang lại lợi ích gì cho sức khỏe và ai nên tránh xa loại đồ uống này?

Trà Thái xanh là gì?Trà Thái xanh hay còn gọi là trà sữa Thái xanh…

10 giờ ago

Một trái bắp luộc bao nhiêu calo? Cách ăn bắp luộc giảm cân

Trái bắp còn có tên gọi khác là ngô - một loại ngũ cốc nguyên…

16 giờ ago

Hàu – Hào

Hàu - Hào Hàu là một món ăn có khắp nơi trên thế giới. Một…

22 giờ ago

Trê Lai

Cá Trê Lai (Bán 24/24h, gọi lúc nào là có lúc đó) 098 484 5225…

1 ngày ago

Tỏi ngâm giấm không bị xanh, không nổi váng chỉ với 3 bước đơn giản

Tỏi là một gia vị cũng như là thần dược chữa nhiều bệnh. Ngoài việc…

1 ngày ago