Đi ngoài ra máu: Đừng coi thường

2.1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể gây chảy máu khi đi ngoài. Đây là căn bệnh khá phổ biến và có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ có thể là do: rặn mạnh trong lúc đi vệ sinh, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, táo bón mãn tính, stress, tiêu chảy mãn tính, béo phì, ăn ít chất xơ, phụ nữ có thai…

Cải thiện tình trạng bệnh trĩ bằng cách ăn nhiều rau củ quả, ngâm nước ấm, điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật loại bỏ trĩ.

2.2. Rò ống tiêu hóa

Giữa hậu môn và da hoặc hậu môn và trực tràng có thể xuất hiện các lỗ rò, được gọi là rò ống tiêu hóa. Tình trạng này có thể khiến rò dịch tiêu hóa, rò rỉ mủ hoặc rò máu ra khỏi cơ thể khiến phân có lẫn máu.

Rò ống tiêu hóa phải điều trị bằng cách phẫu thuật và sử dụng liệu pháp kháng sinh.

2.3. Các vết nứt

Đi ngoài ra máu cũng có thể xuất hiện khi có các vết nứt do các mô của hậu môn, trực tràng hay ruột kết bị rách dẫn đến chảy máu.

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên ăn nhiều chất xơ và các chất có tác dụng làm mềm phân. Nếu tình trạng nặng, bệnh nhân cần phải phẫu thuật.

2.4. Viêm túi thừa

Túi thừa là một túi nhỏ phồng lên từ thành ruột kết. Túi thừa có thể xuất hiện suốt đại tràng và đặc biệt phổ biến ở đoạn gần cuối bên trái đại tràng, được gọi là đại tràng sigma.

Túi thừa thường gặp ở những người ăn ít rau củ quả, thực phẩm cung cấp chất xơ, Túi thừa chảy máu khiến phân có lẫn máu. Tình trạng này có thể tự ngưng, bị gián đoạn hoặc kéo dài liên tục. Trường hợp viêm túi thừa nặng cần phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.

2.5. Viêm đại tràng trực tràng

Đường cuối của ống tiêu hóa được gọi là đại tràng. Trong đó, phần cuối của đại tràng gần hậu môn là trực tràng. Viêm đại tràng, viêm trực tràng là một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu.

Nguyên nhân gây viêm trực tràng và viêm đại tràng gồm:

  • Nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng
  • Mắc hội chứng ruột kích thích
  • Mắc bệnh Crohn
  • Ảnh hưởng của điều trị xạ trị, hóa trị
  • Ảnh hưởng của quan hệ tình dục qua đường hậu môn
  • Táo bón
  • Uống nhiều rượu bia

2.6. Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột có thể khiến phân có lẫn máu và các chất nhầy. Viêm dạ dày ruột thường do nhiễm khuẩn. Bệnh cần được điều trị bằng cách bù chất lỏng, dùng kháng sinh, thuốc kháng virus…

2.7. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Quan hệ tình dục qua hậu môn có rất nhiều tác hại, trong đó có tăng nguy cơ viêm hậu môn, viêm trực tràng dẫn đến chảy máu.

Tùy theo nguyên nhân do vi khuẩn, nấm hay virus mà người bệnh cần phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, chống nấm tương ứng.

2.8. Sa trực tràng

Người cao tuổi có nguy cơ sa trực tràng lớn hơn người trẻ. Sa trực tràng gây đi ngoài ra máu đau bụng dưới. Bệnh cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tôm hùm bông ngộp đông lạnh

TÔM HÙM BÔNG NGỘP (Tôm hùm được bao ăn chất lượng từng con) Tôm hùm…

55 phút ago

Trái quách: lợi ích sức tuyệt vời từ đặc sản miền Tây

Trái quách là một loại trái có hình dáng và mùi vị rất độc đáo.…

6 giờ ago

Đậm đà với 9 món ngon xuất sắc từ thịt heo phải làm ngay

Thịt heo là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình, có thể chế…

13 giờ ago

Bạn có biết đậu bắp là một loại thuốc kích thích ham muốn mạnh mẽ?

Lợi ích của đậu bắp đối với sức khỏe tình dục Đậu bắp chứa nhiều…

18 giờ ago

Rau chân vịt là một loại rau rất phổ biến trong các bữa ăn của…

1 ngày ago

Nấm tuyết: Món ngon cho da đẹp và nhiều lợi ích cho sức khỏe

Nấm tuyết là loại thực phẩm thường được sử dụng trong các món chè giải…

1 ngày ago