Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ quả phật thủ

Đặc điểm của cây phật thủ

Phật thủ là cây gỗ nhỏ, xanh tốt quanh năm. Lá cây có hình trứng, méo có răng cưa nhỏ, mọc so le, có gai ngắn mọc ở phía dưới lá. Hoa màu trắng, thời gian ra hoa vào đầu mùa hạ. Quả khi chín có vỏ ngoài màu vàng nâu, có những múi chạy dọc quả và tách ra trông như ngón tay, mùa quả chín thường vào mùa đông.

Quả phật thủ có chứa nhiều vitamin C, đường, a xít hữu cơ, glucoside, tinh dầu. Vỏ phật thủ chứa limettin, diosmin và hessperidin.

Công dụng chữa bệnh từ cây phật thủ

Giảm đau

Các hợp chất hữu cơ thơm được tìm thấy quả phật thủ như coumarin, limonin, diosmin và bergapten là những chất giảm đau. Chúng cũng chống viêm giúp giảm sưng và đau.

Trong hàng trăm năm, loại quả này được biết đến với đặc tính giảm đau. Nó có thể làm giảm viêm và đau do vết cắt, phẫu thuật, vết bầm tím, vết thương và bong gân.

Tăng cường miễn dịch

Chính những thành phần hóa học có trong loại quả này mang lại hiệu quả tăng cường miễn dịch tuyệt vời.

Có một loại polysaccharide cụ thể được tìm thấy trong trái cây giúp tăng cường hoạt động tiêu diệt vi khuẩn của tế bào bạch cầu. Điều này cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa nhiễm trùng như cảm lạnh và cúm. Vitamin C chống lại nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi sinh vật.

Tốt cho tiêu hóa

Quả phật thủ có khả năng hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, chuột rút, đầy bụng, táo bón. Bên cạnh đó, phật thủ còn giúp giảm viêm niêm mạc dạ dày, làm dịu chuyển động ruột và thải bỏ các chất độc hại ra khỏi ruột.

Tốt cho sức khỏe phụ nữ

Quả phật thủ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau bụng kinh, chuột rút và khí hư bất thường. Nguyên nhân là do phật thủ có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ. Để khắc phục các vấn đề này có thể sử dụng trà quả phật thủ phơi khô như một loại thức uống hàng ngày.

Làm giảm rối loạn tâm thần

Quả phật thủ được sử dụng trong y học phương Đông để điều trị các rối loạn tâm thần như trầm cảm và lo lắng. Ngâm trái cây trong rượu có thể chiết xuất các hợp chất hoạt động của nó, được chứng minh là có tác dụng làm dịu tâm trí và hỗ trợ điều trị rối loạn tâm thần.

Tốt cho đường hô hấp

Quả phật thủ có chứa hợp chất cồn nhẹ có tác dụng điều trị các bệnh về đường hô hấp. Nó giúp loại bỏ ho và đờm từ hầu họng, giảm đau và giúp dễ thở. Nó cũng giúp điều trị hen suyễn ở một mức độ nào đó. Ngâm trái cây trong một bát nước với một ít đường sẽ giúp bạn bớt cảm giác khó thở.

Điều hòa huyết áp

Quả phật thủ giúp thư giãn, cải thiện tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp. Ngoài ra, phật thủ còn giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch như đau tim, xơ vữa động mạch và đột quỵ.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây phật thủ

Chữa viêm amidan: Sắc 10 g hoa phật thủ, 10 g hoa tường vi, 6 g hoa mai và dùng nước sắc được để uống, ngậm hoặc súc miệng.

Chữa bệnh viêm phế quản mãn tính: Dùng 6g bán hạ chế tẩm nước gừng sao vàng, 6g thảo dược khô cùng với 400ml nước, sắc đến khi cạn còn 200ml nước, thêm tí đường cho dễ uống, chia ra dùng 2 lần trong ngày.

Hoặc thái nhỏ 1 – 2 quả phật thủ, đem chưng cách thủy với một lượng vừa đủ đường mạch nha cho chín nhừ. Ăn một thìa to hàng ngày trong 1 tuần.

Điều trị chứng ho suyễn, khó thở: Sắc chung 9 – 15 g phật thủ với 5 – 9 g củ gừng và 9 g lá hoắc hương.

Ho có nhiều đờm: Lấy 30g quả hoặc hoa phật thủ, 15g đường phèn, hấp cách thủy, ngày ăn 1 lần.

Trị bệnh ho và viêm họng ở trẻ nhỏ: Sử dụng quả phật thủ thái thành từng lát mỏng, đem trộn với mật ong hoặc mạch nha, hấp cách thủy đến khi dược liệu nhừ. Nếu trộn mạch nha thì uống 1 lần trước khi ngủ, dùng 2 muỗng cafe, còn trộn với mật ong thì dùng 2 đến 3 lần, áp dụng đối với trẻ trên 1 tuổi.

Chữa viêm gan truyền nhiễm: Dùng phật thủ khô 9g; bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1g, từ trên 10 tuổi thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1g. Sắc với nước, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày.

Chữa giảm thị lực: Dùng 60g thảo dược cùng với 15g cốc tinh thảo đem đi sắc nước thuốc uống, khi gần đặc lọc lấy nước cho vào ấm có 3g chè. Ngày uống 1 ấm, sử dụng từ 5 đến 7 ngày.

Điều trị đau dạ dày và đau gan: Sắc chung 10g phật thủ và 6g thanh bì và uống. Hoặc có thể sắc chung 10g phật thủ, 3g cam thảo, 15 g sa nhân, 6g ô dược, 15g bạch thược, 10g hương phụ.

Điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng: Nấu 30 g rễ cây phật thủ cùng với dạ dày lợn vừa đủ và ăn.

Hỗ trợ tiêu hóa và kiện tỳ: Dùng qua phật thủ nấu với nước, lọc lấy nước đem nấu với 15 g gạo và 100 g đường phèn. Dùng cháo vào mỗi buổi sáng.

Điều trị ăn không tiêu, trợ tiêu hóa: Dùng 50g quả phật thủ, thái mỏng, đem hong gió; tiểu hồi hương, xuyên tiêu, sa nhân mỗi vị 12g. Tán tất cả các vị thành bột, hòa với nước sôi để uống. Ngày dùng 2 lần, trong 2 – 3 ngày.

Chữa đau bụng do lạnh: Lấy 15g quả hoặc hoa phật thủ khô, 30g gạo tẻ rang thơm, sắc uống ngày 3 lần sẽ có kết quả tốt.

Điều trị ăn không tiêu, chán ăn, buồn nôn, đau mỏi lưng: Ngâm 5 lít rượu với 30g quả phật thủ, đã rửa sạch, thái nhỏ trong 10 ngày. Uống 1 lần mỗi 5 ngày. Mỗi lần uống khoảng 15 – 20 mL trước bữa ăn chiều.

Chữa ợ hơi, đầy bụng: Lấy vỏ quả phật thủ tươi rửa sạch, ướp với đường trắng, nhai ăn từ từ sẽ có tác dụng.

Điều trị đau bụng kinh: Sắc chung 30g phật thủ tươi, 6 g gừng tươi, 6 g đương quy và 30g rượu gạo với một lượng nước vừa đủ. Lọc lấy nước để uống. Ngoài ra, có thể dùng quả phật thủ ngâm với rượu trong vòng 6 tháng, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.

Hoặc dùng 30ml rượu trắng, 8g đương quy, 30g thảo dược tươi, 6g rừng tươi. Đem tất cả nguyên liệu sắc với nước, và chia ra sử dụng từ 2 đến 3 lần trong ngày.

Chữa nấc, ăn vào nôn ngược: Dùng phần vỏ bên ngoài của thảo dược rửa sạch sau đó thái thành từng miếng nhỏ trộn cùng với đường và nhai hàng ngày nuốt luôn cả bã, mỗi ngày dùng từ 3 đến 4 lần.

Chữa bệnh nước tiểu đục hoặc bệnh đái tháo đường: Nấu chung 15 – 25g rễ cây phật thủ và 1 bộ ruột lợn non và ăn.

Điều trị động kinh: Ninh chung 30g rễ cây phật thủ với 1 con gà mái tơ lông trắng đã được làm sạch. Sau đóm ăn và uống nước trong thời gian ngắn giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

Điều trị say rượu: Lấy 30g phật thủ tươi (hoa hoặc quả), sắc lên rồi cho người đang say rượu uống.

Ra nhiều khí hư ở phụ nữ: Lấy 30g quả phật thủ tươi, khoảng 1m lòng lợn non (làm sạch), ninh nhừ để ăn.

Đau bụng do vị khí, can khí yếu kém: Lấy 6g phật thủ, 6g xuyên luyện tử, 9g thanh bì sắc uống ngày 2 lần.

Tiêu hóa kém: Lấy 30g quả phật thủ tươi, thái lát, sắc kỹ lấy nước uống.

Lưu ý

Không nên sử dụng phật thủ quá nhiều trong một ngày.

Không nên sử dụng những trái phật thủ bị hỏng.

Trước khi sử dụng thì nên rửa sạch và ngâm với nước muối.

Nếu bạn bị nhiệt, âm hư thì không nên sử dụng quả phật thủ.

Chỉ sử dụng những trái phật thủ được trồng tự nhiên, không nên sử dụng những trái không rõ nguồn gốc xuất xứ.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Cá mập sông – Sự thật hay lời đồn?

Trong số hơn 400 loài cá mập sinh sống khắp các vùng biển trên thế…

49 phút ago

Cháo rất tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được ăn theo cách này

Cháo là loại thực phẩm bán lỏng, nó có thể nhanh chóng đi vào ruột…

7 giờ ago

Cách ướp gà rán

Gà rán, hay còn gọi là gà chiên là món ăn được nhiều người yêu…

13 giờ ago

Mách mẹ 8 cách làm ngũ cốc giảm cân tại nhà đơn giản nhất

Dùng ngũ cốc yến mạch là phương pháp giảm cân sau sinh lành mạnh và…

19 giờ ago

Đặc sản miền Bắc – Top 25 món ngon hấp dẫn lạ miệng nức tiếng

5.7K Miền Bắc không chỉ được biết đến qua những danh lam thắng cảnh mà…

1 ngày ago

[Cập nhật 7/2022] Giá gà ta hôm nay bao nhiêu tiền 1kg trên thị trường?

Việc tìm hiểu và cập nhập giá gà ta hôm nay không chỉ giúp bạn…

1 ngày ago