Hạt cau khô có tác dụng gì?

Hạt cau còn có tên tân lang, binh lang; tên khoa học Semen Arecae, là hạt chín già của cây cau. Trong Y học cổ truyền, hạt cau cũng được sử dụng làm thuốc. Vậy, hạt cau khô có tác dụng gì?

Hạt cau khô có tác dụng gì?

Về thành phần hoạt chất, hạt cau có các alkloid (arecolin, arecaidin, guracin, homoarecolin, arecaine, arecolidin), tannoid, tinh dầu, lipid, carbohydrat. Tác dụng ức chế trung khu phó giao cảm, làm tăng tiết nước bọt và sát trùng.

Theo Y học cổ truyền, hạt cau vị cay, đắng, tính ôn; vào kinh tỳ, vị và đại tràng. Tác dụng trị giun, lợi tiểu thông tiện. Hạt cau có công năng chủ yếu là hạ khí, phá tích, sát trùng, hành thủy. Trị giun sán, đầy trướng bụng không tiêu, đau quặn bụng, tiêu chảy, hội chứng lỵ, phù nề.

Hạt cau khô có tác dụng gì?

Dưới đây là những tác dụng của hạt cau khô

Điều trị các loại giun sán

Hạt cau được chứng minh là có công dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng trong đường ruột, điều trị và loại bỏ các loại giun sán như giun đũa, sán dây…

Ngăn ngừa cảm giác buồn nôn

Hạt cau có tác dụng tuyệt vời trong ngăn ngừa cảm giác buồn nôn. Hãy nhai hạt cau ngay trước những chuyến đi để tránh cảm giác nôn mửa khi ngồi tàu xe.

Có thể kiểm soát bệnh tiểu đường

Theo HealthBenefitsTimes, Arecoline là một trong những hoạt chất trong hạt cau, tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hạt của loại quả này còn có khả năng làm tăng tiết nước bọt, giúp khắc phục chứng khô miệng ở những người bị bệnh tiểu đường.

Chống đột quỵ

Nghiên cứu chỉ ra rằng hạt quả cau tác dụng phục hồi chứng đột quỵ, kiểm soát bang quang và cải thiện sức khỏe của cơ bắp hiệu quả.

Diệt khuẩn cho khoang miệng, phòng ngừa sâu răng

Chiết xuất hạt cau tác dụng chống các chủng đặc biệt của vi khuẩn trong miệng. Vì nó có thể bảo vệ răng khỏi sâu răng, ngăn ngừa mảng bám răng.

Cải thiện chứng tâm thần phân liệt

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy quả cau rất tốt cho bệnh nhân tâm thần phân liệt, tuy nhiên cần lưu ý đến các tác dụng phụ.

Ngăn ngừa thiếu máu

Hạt quả cau được sử dụng trong nhiều năm như một loại thuốc để đối phó với tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Chúng ngăn ngừa chứng thiếu sắt nghiêm trọng và mức độ glucose trong máu thấp. Thường xuyên sử dụng trầu có thể giúp chống lại sự thiếu hụt chất sắt

Cải thiện hệ thống tiêu hóa

Ngoài tác dụng chữa bệnh giun đường ruột, hạt cau còn có khả năng chữa các bệnh về rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ và đau dạ dày.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Cách bảo quản khoai tây đã gọt vỏ cực đơn giản

Khoai tây là một loại thực phẩm phổ biến được chế biến thành nhiều món…

6 giờ ago

Cây Lá Đắng : Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả

Thông tin chungTên tiếng Việt: Cây Lá đắng, Cây mật gấu, Hoàn liên ô rô,…

12 giờ ago

Nấm là gì? Nấm có phải là thực vật không? Tìm hiểu về nấm từ A-Z

Không hề ít người đến nay vẫn chưa hề biết về “nấm là gì”. Bởi…

17 giờ ago

Những loại quả chứa chất độc cần thận trọng khi ăn

Khi thưởng thức các loại quả này chớ dại nuốt hạt của chúng vào bụng…

23 giờ ago

Ăn Buffet là gì? Các loại hình buffet phổ biến thường gặpBuffet là gì?Thật ra…

1 ngày ago

Ăn mít có béo không? Có mập không? – không tăng cân

Theo bác sĩ Phạm Hồng Sơn (Chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bệnh…

1 ngày ago