Sinh tố lúa mạch là gì? Lợi ích của sinh tố lúa mạch với sức khỏe và sắc đẹp

Chỉ với vài bước đơn giản, bạn có thể tận hưởng một cốc sinh tố giàu chất dinh dưỡng và hương vị thơm ngon từ lúa mạch. Hãy cùng khám phá cách làm sinh tố lúa mạch và tận dụng lợi ích của nó cho sức khỏe và sắc đẹp của bạn!

Lúa mạch là gì?

Barley là tên tiếng Anh của lúa mạch, có tên khoa học là Hordeum vulgare L thuộc họ Lúa. Lúa mạch là loại cây thảo có rễ dạng sợi. Thân cây lúa mạch to, mọc đứng cao khoảng 50 – 100 cm, lá phẳng, ráp, lưỡi bẹ ngắn. Hoa lúa mạch nhỏ, đều sinh sản xếp trên 4 dãy.

Lúa mạch chứa nhiều vitamin nhóm B, sắt và chất xơ, làm tốt cho sức khỏe. Việc sử dụng lúa mạch hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe. Lúa mạch được trồng để lấy hạt lúa mạch dùng làm thực phẩm, chẳng hạn như bánh mì, bánh quy, được sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác như kẹo lúa mạch, rượu bia, mạch nha.

Lúa mạch chứa nhiều vitamin và dưỡng chất

Lúa mạch chứa thành phần dinh dưỡng gì?

Lúa mạch là một nguồn dồi dào các chất dinh dưỡng có lợi, bao gồm vitamin, chất xơ, khoáng chất và các hợp chất thực vật khác. Có nhiều dạng lúa mạch khác nhau, bao gồm lúa mạch tách vỏ, lúa mạch nghiền, mảnh và bột.

Khi ăn lúa mạch nguyên hạt, ta cung cấp cho cơ thể một lượng đáng kể chất xơ, molypden, mangan và selen. Lúa mạch cũng cung cấp một lượng đáng kể đồng, vitamin B1, crom, phốt pho, magie và niacin.

Lúa mạch chứa lignans, một nhóm chất chống oxy hóa có khả năng giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.

Tuy nhiên, giống như các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, lúa mạch cũng chứa các chất kháng dinh dưỡng có thể làm giảm khả năng tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc ngâm hoặc làm nảy mầm hạt có thể giảm hàm lượng chất kháng dinh dưỡng và tăng mức độ hấp thụ vitamin, khoáng chất, protein và chất chống oxy hóa. Điều này giúp cho các chất dinh dưỡng trong lúa mạch dễ dàng hấp thụ hơn.

Tác dụng của sinh tố lúa mạch đối với sức khỏe

Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

Sinh tố lúa mạch cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất quan trọng, bao gồm protein, carbohydrate, chất xơ, canxi, magie, sắt, photpho, kali, folate, vitamin nhóm B và nhiều dưỡng chất khác có lợi. Thành phần dinh dưỡng đa dạng của sinh tố lúa mạch giúp đem lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe con người.

Ổn định huyết áp

Sinh tố lúa mạch có hàm lượng kali và magie rất cao, đây là những chất quan trọng để giảm huyết áp một cách tự nhiên và an toàn cho sức khỏe. Hơn nữa, lượng chất xơ dồi dào trong sinh tố cũng giúp bảo vệ các mạch máu, hỗ trợ ổn định huyết áp hiệu quả hơn.

Tăng cường chắc khỏe cho xương

Sinh tố lúa mạch chứa các khoáng chất quan trọng như sắt, photpho, magie, canxi và kali, giúp duy trì cấu trúc xương vững chắc và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp. Việc tiêu thụ sinh tố lúa mạch thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe xương của bạn, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh xương khớp và giúp xương trở nên chắc khỏe hơn.

Sinh tố lúa mạch giúp xương chắc khỏe

Bảo vệ hệ tim mạch

Sinh tố lúa mạch chứa nhiều kali, magie và đặc biệt là folate, giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. Các thành phần này cùng với vitamin B6 và folate còn giúp ngăn chặn sự tích tụ của homocysteine, một chất gây hại có thể gây tổn thương mạch máu, ảnh hưởng đến hệ tim mạch của con người.

Giảm lượng cholesterol trong máu

Sinh tố lúa mạch có chứa folate, vitamin B6 và chất xơ giúp giảm lượng cholesterol trong máu, giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe tim mạch. Nhờ đó, nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ cũng được giảm đáng kể.

Khả năng ngăn ngừa tế bào ung thư

Selenium là một chất dinh dưỡng quan trọng được tìm thấy trong sinh tố lúa mạch. Đặc biệt, lượng Selenium trong lúa mạch rất cao và có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Chất này có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển, giải độc cho gan và bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể.

Ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa

Sinh tố lúa mạch giàu chất xơ, thường xuyên sử dụng các sản phẩm từ lúa mạch sẽ giúp tối ưu hoá hệ tiêu hóa, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ. Điều này giúp ngăn ngừa các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.

Cải thiện vẻ đẹp làn da ở phụ nữ

Lúa mạch chứa chất avenanthramide có tính chất chống viêm tự nhiên và hỗ trợ lành các vết thương, giúp giải quyết các vấn đề da như khô da, ngứa ngáy. Bên cạnh đó, các vitamin nhóm B và vitamin E trong sinh tố lúa mạch cũng có tác dụng tăng cường sức khỏe da, giúp cho làn da trắng sáng, chắc khỏe và làm chậm tiến trình lão hóa da.

Giúp giảm cân

Sinh tố lúa mạch chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, tinh bột giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm cơn đói. Chất xơ hòa tan beta-glucan trong sinh tố cũng làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm cảm giác thèm ăn, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân cho chị em phụ nữ.

Một số cách chế biến sinh tố lúa mạch

Sinh tố lúa mạch kết hợp với chuối

Dưới đây là hướng dẫn cách làm sinh tố lúa mạch và chuối:

Nguyên liệu:

Nửa chén lúa mạch, 1 quả chuối, sữa chua không đường, sữa béo không đường, mật ong cùng tinh chất vani, nửa ly đá viên

Các bước thực hiện:

Bước 1: Cho sữa vào nồi và đun với lửa nhỏ.

Bước 2: Thái chuối thành miếng mỏng, nhỏ.

Bước 3: Đợi đến khi sữa sôi lăn tăn, bạn hãy tắt bếp, bỏ lúa mạch vào sau đó khuấy đều trong 5 phút.

Bước 4: Cho hỗn hợp sữa, lúa mạch, chuối, sữa chua, mật ong, tinh chất vani và đá viên vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

Bước 5: Sinh tố lúa mạch kết hợp chuối đã hoàn thành bạn có thể đổ ra ly và thưởng thức ngay.

Sinh tố lúa mạch kết hợp chuối

Sinh tố lúa mạch kết hợp cùng sữa chua và dâu tây

Sinh tố lúa mạch, sữa chua và dâu tây là một món đồ uống bổ dưỡng và thơm ngon.

Nguyên liệu:

Bao gồm ½ chén lúa mạch, 200g dâu tây, 1 hộp sữa chua không đường, 100ml sữa tách béo không đường, 1 muỗng mật ong, tinh chất vani và ½ ly đá viên.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Cho phần sữa vào nồi để đun ngọn lửa nhỏ.

Bước 2: Rửa dâu tây sạch với nước, loại cuống và cắt làm đôi.

Bước 3: Khi sữa bắt đầu sôi lăn tăn, tắt bếp và cho lúa mạch vào nồi, khuấy đều trong khoảng 5 phút.

Bước 4: Đổ hỗn hợp sữa và lúa mạch đã khuấy đều, dâu tây, sữa chua, mật ong, tinh chất vani và đá viên vào máy xay sinh tố, sau đó xay nhuyễn cho đến khi hỗn hợp trở thành một chất lỏng mịn màng.

Bước 5: Sinh tố lúa mạch dâu tây sữa chua đã hoàn thành, bạn có thể đổ ra ly và thưởng thức ngay.

Sinh tố từ trái cây và lúa mạch là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe.

Bài viết trên hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích và giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Sinh tố lúa mạch là gì?”. Hãy áp dụng các công thức chế biến sinh tố ở trên để có được thức uống sinh tố lúa mạch bổ dưỡng cho sức khỏe.

Ngọc Trang

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com, youmed.vn, eva.vn

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Cách bảo quản khoai tây đã gọt vỏ cực đơn giản

Khoai tây là một loại thực phẩm phổ biến được chế biến thành nhiều món…

6 giờ ago

Cây Lá Đắng : Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả

Thông tin chungTên tiếng Việt: Cây Lá đắng, Cây mật gấu, Hoàn liên ô rô,…

12 giờ ago

Nấm là gì? Nấm có phải là thực vật không? Tìm hiểu về nấm từ A-Z

Không hề ít người đến nay vẫn chưa hề biết về “nấm là gì”. Bởi…

17 giờ ago

Những loại quả chứa chất độc cần thận trọng khi ăn

Khi thưởng thức các loại quả này chớ dại nuốt hạt của chúng vào bụng…

23 giờ ago

Ăn Buffet là gì? Các loại hình buffet phổ biến thường gặpBuffet là gì?Thật ra…

1 ngày ago

Ăn mít có béo không? Có mập không? – không tăng cân

Theo bác sĩ Phạm Hồng Sơn (Chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bệnh…

1 ngày ago