Phụ nữ sau sinh mổ ăn rau lang được không?

Lá rau lang, củ rau lang đều có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mọi người, tuy nhiên phụ nữ sau sinh mổ không nên ăn nhiều rau lang vì dễ gây nhiều nguy hiểm cho vết thương và cũng kéo dài thời gian vết mổ sinh bình phục trở lại.

Phụ nữ sau sinh mổ ăn rau lang được không?

Phụ nữ sau sinh mổ ăn rau lang được không là 1 câu hỏi được nhiều mẹ sau sinh quan tâm, vì có nhiều người bảo rằng ăn rau lang rất tốt cho sức khỏe, một số người lại cho rằng ăn rau lang sẽ để lại sẹo lồi…Thật ra rau lang chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ ích, giá thành lại rẻ và lại dễ tìm mua nên được nhiều người ưa thích.

Trong rau lang có chứa nhiều vitamin A, C, B6 và các khoáng chất như kẽm, sắt, chất chống oxy hóa nên có tác dụng nhuận tràng, phòng chống béo phì, thanh nhiệt, giải độc và trị buồn nôn hiệu quả. Vì những công dụng trên nên rau lang được khuyến khích dùng cho phụ nữ sinh thường, tuy nhiên khi được hỏi phụ nữ sau sinh mổ ăn rau lang được không thì các bác sĩ khuyến cáo không nên ăn rau lang khi sinh mổ vì nhiều nguyên nhân.

Thông thường, sinh mổ mất nhiều thời gian để hồi phục cơ thể hơn sinh thường và với hệ tiêu hóa cũng vậy. Nếu như cùng 1 thời điểm, phụ nữ sinh thường đã có thể ăn bất cứ thứ gì mình muốn nhưng sinh mổ lại chưa được phép và còn phải kiêng khem nhiều thứ hơn sinh thường.

Sau khi sinh mổ ăn rau lang rất dễ bị đau bụng, tiêu chảy, việc bị tiêu chảy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vết mổ. Đứng lên ngồi xuống nhiều hay không cẩn thận có thể làm hở vết thương và nhiễm trùng, rất nguy hiểm.

Ngoài ra việc ăn rau lang cũng khiến vết mổ của mẹ bị loang lổ, khó kéo dài thời gian bình phục. Đối với những mẹ sinh thường có sức khỏe tốt, bụng không có vết thương thì rau lang được xem như thần dược, tuy nhiên với những mẹ sinh mổ sẽ để lại nhiều di chứng nếu sử dụng nhiều, như hở miệng vết thương mổ hoặc tạo ra những vết thâm xấu xí.

Qua những thông tin trên đây thì các bạn đã có đáp án cho câu hỏi phụ nữ sau sinh mổ ăn rau lang được không? Trước khi vết thương hồi phục hẳn thì mẹ không nên ăn nhé, tuy nhiên sau khoảng vài tuần thì có thể sử dụng lại bình thường, tuy nhiên cần ăn đúng cách, đúng liều lượng để không ra những tác dụng phụ.

Những loại rau tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh mổ

Mẹ không nên thất vọng khi biết câu trả lời cho câu hỏi việc phụ nữ sau sinh mổ ăn rau lang được không là không được, vì còn rất nhiều loại rau ngon, bổ, rẻ khác mà mẹ có thể sử dụng trong thời gian sau sinh mổ để mau bổ sung chất dinh dưỡng và nhanh lấy lại vóc dáng. Các mẹ hãy cùng điểm qua 5 loại rau cho mẹ sinh mổ dưới đây nhé:

Rau ngót: rau ngót được xếp hạng đầu trong những loại rau tốt cho sức khỏe mẹ sau sinh, cả sinh thường lẫn sinh mổ. Đây là loại rau lành tính giúp cơ thể tổng hợp và sản xuất collagen và ổn định nồng độ cholesterol trong cơ thể giúp vết mổ không bị viêm nhiễm và mau lành. Mẹ nên dùng từ rau ngót để nấu canh, ăn kèm với thịt băm để giúp lợi sữa, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều.

Mồng tơi: ăn canh mồng tơi giúp mẹ sau sinh chữa tức ngực và kích thích tuyến sữa, giúp mẹ hạn chế nguy cơ mắc bệnh nứt cổ gà vì các chất dinh dưỡng của rau mồng chữa sưng hoặc nứt núm vú hiệu quả, lại nhanh làm lành vết thương mổ.

Măng tây: đây là loại rau hàng đầu giúp lợi sữa, chống viêm nhiễm, tốt cho tim mạch, đường ruột và hệ miễn dịch đang suy yếu của mẹ sau sinh mổ..Dùng măng tây nấu canh hoặc nấu súp đều rất ngon, mẹ sau sinh ăn không sợ ngán và béo nhé.

Giá đỗ: giá đỗ hay còn gọi là mầm đậu xanh có chứa axit amin, canxi và khoáng chất và nhiều chất oxi hóa cùng các loại vitamin E, vitamin C. Đây là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ sau sinh mổ vì giúp chống lão hóa xương, loại sạch các chấm đen trên da giúp da mặt căng mịn màng trắng sáng hơn.

Rau họ bầu: lá rau họ bầu bí có vị ngọt có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu trừ ngứa. Ăn đều đặn rau họ bầu mỗi tuần có giúp mẹ sau sinh giảm táo bón, đau đầu và giúp lợi sữa hiệu quả.

Chắc chắn rằng phụ nữ sau sinh mổ ăn rau lang được không là không rồi, vừa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hậu sản nguy hiểm và tránh bị tắc sữa. Hãy dùng thay thế những loại rau khác trong thời gian cơ thể bình phục lại nhé.

Trúc

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không?

Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không? là mối quan tâm của…

2 giờ ago

Các loại hạt tốt cho bà bầu siêu giàu dưỡng chất

Sức khỏe mẹ bầu là điều vô cùng quan trọng mà bạn cần phải quan…

7 giờ ago

Tổng hợp các công thức biến tấu cách rim hạt đác thanh mát, siêu ngon & đẹp mắt

Hạt đác rim là một trong những món ăn vặt rất được chị em yêu…

14 giờ ago

Công dụng của nấm Linh chi

Hiệu quả điều trị của Nấm Linh chi Linh chi có công hiệu nâng cao…

20 giờ ago

9 tác dụng thần kỳ của quýt không phải ai cũng biết

Quýt là loại quả được nhiều người yêu thích và sử dụng làm món ăn…

1 ngày ago

Trẻ nhỏ bị ho kiêng ăn gì? Ăn tôm có bị ho không?

Tôm là thực phẩm giàu chất đạm và có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt…

1 ngày ago