Bạn có biết niềng răng bao lâu thì ăn được cơm không?

Để giữ được sự ổn định của mắc cài và không làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng thì việc quan tâm đến chế độ ăn uống sau khi niềng răng là điều rất quan trọng. Vậy niềng răng bao lâu thì ăn được cơm?

Niềng răng là gì?

Niềng răng hay còn có tên gọi khác là chỉnh nha. Đây chính là phương pháp nhằm kéo chỉnh răng về vị trí như mong muốn bằng việc sử dụng những khí cụ nha khoa chuyên biệt. Niềng răng là kỹ thuật khá phổ biến trong những năm gần đây và được khá nhiều người tin tưởng, lựa chọn sử dụng.

Niềng răng có thể giúp cho bạn cải thiện được nhiều vấn đề về răng như răng bị lệch lạc, khấp khểnh, răng bị hô móm, răng chìa, răng thưa, khớp cắn, khớp thái dương hàm bị sai lệch…

Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm?

Theo ý kiến của các chuyên gia về răng miệng, bạn hoàn toàn có thể ăn uống bình thường khi đang trong quá trình niềng răng. Sau 1 đến 3 ngày niềng răng, bạn đã có thể dùng cơm. Tuy vậy, ở giai đoạn mới niềng răng, bạn nên đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống nếu như không muốn kết quả niềng răng bị ảnh hưởng.

Sau khi đeo niềng răng khoảng từ 1 đến 2 tuần, bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến việc ăn uống. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể của bạn chưa kịp thích nghi với sự xuất hiện của dây cung và mắc cài ở trong miệng. Khi ấy, việc ăn uống sẽ trở nên bất tiện và khiến cho việc ăn cơm trở nên mất ngon.

Bên cạnh đó, vào thời điểm khi mới niềng răng, lực tác động từ phần dây cung lên răng sẽ gây cho bạn cảm giác ê buốt rất khó chịu. Việc ăn uống hằng ngày với những món ăn như rau củ quả, cơm… sẽ khiến cho cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, ở giai đoạn này, bạn nên dùng những món ăn như súp, cháo để có thể hạn chế hoạt động nhai nghiền thức ăn, hạn chế tình trạng đau nhức xảy ra.

Những lưu ý giúp niềng răng có thể ăn cơm bình thường, nhanh chóng

Để có thể ăn cơm được bình thường sau khi niềng răng, trong chế độ ăn uống hằng ngày, bạn nên chú ý đến các vấn đề sau:

Về thức ăn:

Một số thực phẩm mà bạn nên ăn và không nên ăn trong quá trình niềng răng là:

Thực phẩm nên ăn

  • Ưu tiên thức ăn mềm, các món luộc hay hấp: Trong quá trình niềng răng, bạn nên dùng những món ăn mềm được chế biến ở dạng hấp hoặc luộc. Một số món ăn không cần đòi hỏi lực nhai quá nhiều như cơm mềm, súp, bánh mì,…
  • Ăn thức ăn tốt cho sức khỏe răng miệng.
  • Trong các bữa ăn hằng ngày, bạn nên dùng những món ăn được làm từ sữa, trứng để cung cấp vitamin D, protein, canxi, khoáng chất tốt cho răng. Những món ăn này dễ nhai và khá mềm. Bên cạnh đó, những loại rau xanh cũng rất tốt đối với người đang niềng răng.

Những thực phẩm không nên ăn trong quá trình niềng răng:

  • Thực phẩm có độ giòn cao như khoai tây chiên, bỏng ngô, nước đá, kẹo cứng…
  • Thực phẩm dai như bánh dày, bánh mì có vỏ cứng.
  • Thực phẩm cứng như các loại hạt, kẹo cứng.
  • Thực phẩm dính như kẹo cao su, kẹo caramel.
  • Thực phẩm khi ăn cần phải cắn vào răng như cà rốt, bắp ngô, cánh gà, xương sườn, táo…
  • Tránh ăn đồ ăn ngọt, thức ăn có nhiều đường và tinh bột bởi nếu như bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì rất dễ gặp phải các bệnh lý về răng. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình chỉnh nha.

Về cách ăn

Để không ảnh hưởng đến mắc cài, khi niềng răng, bạn nên chú ý đến cách ăn như sau:

Cắt nhỏ thức ăn trước khi dùng

Trong giai đoạn niềng răng, bạn nên tránh sử dụng những đồ ăn quá dai, cứng, thức ăn dễ bám vào trong răng. Bên cạnh đó, bạn hãy cắt nhỏ thức ăn trước khi sử dụng. Cách này sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau và bảo vệ răng tránh khỏi hư hại.

Nhai bằng răng hàm

Đa số chúng ta đều không nghĩ quá nhiều tới việc sử dụng răng nào để nhai thức ăn. Tuy vậy, khi mới chỉnh hoặc lắp niềng răng thì răng của bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, bạn nên nhai thức ăn bằng răng hàm, vốn có cấu tạo tốt hơn và dày hơn để làm thuyên giảm các cơn đau tại vùng răng cửa.

Khi nhai, bạn nên tránh nhai thức ăn hoặc xé thức ăn ra bằng răng cửa. Nếu như không quen với việc đưa nĩa vào sâu bên trong miệng và lo lắng về việc cắn trúng nĩa, bạn hãy dùng tay để cầm thức ăn rồi đặt thức ăn vào vị trí mà có thể nhai bằng răng hàm.

Ăn chậm

Trong những ngày đầu mới lắp niềng răng, răng quá đau sẽ khiến bạn không thể ăn uống nhiều. Tuy nhiên, việc ăn chậm là điều rất quan trọng. Việc ăn với tốc độ quá nhanh sẽ có thể khiến cho răng bị viêm hoặc đau. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do dây chằng và xương hỗ trợ răng ở trong miệng đã bị yếu sẵn do phải gánh chịu lực từ mắc cài giúp chỉnh răng thẳng hàng.

Uống nhiều nước khi ăn

Cách này sẽ giúp bạn nuốt thức ăn dễ hơn nếu như thức ăn dễ nhai. Bên cạnh đó, việc uống nước cũng sẽ giúp bạn được rửa sạch phần thức ăn bám ở trong niềng răng. Từ đó sẽ hạn chế các bệnh lý về răng miệng.

Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm? Vấn đề này đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua phần trên bài viết. Hy vọng bạn sẽ có được cho mình những kiến thức bổ ích về việc chăm sóc răng khi niềng để có được hàm răng đẹp như ý muốn.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không?

Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không? là mối quan tâm của…

3 giờ ago

Các loại hạt tốt cho bà bầu siêu giàu dưỡng chất

Sức khỏe mẹ bầu là điều vô cùng quan trọng mà bạn cần phải quan…

8 giờ ago

Tổng hợp các công thức biến tấu cách rim hạt đác thanh mát, siêu ngon & đẹp mắt

Hạt đác rim là một trong những món ăn vặt rất được chị em yêu…

15 giờ ago

Công dụng của nấm Linh chi

Hiệu quả điều trị của Nấm Linh chi Linh chi có công hiệu nâng cao…

21 giờ ago

9 tác dụng thần kỳ của quýt không phải ai cũng biết

Quýt là loại quả được nhiều người yêu thích và sử dụng làm món ăn…

1 ngày ago

Trẻ nhỏ bị ho kiêng ăn gì? Ăn tôm có bị ho không?

Tôm là thực phẩm giàu chất đạm và có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt…

1 ngày ago