Sự thật về 15+ thực phẩm kỵ nhau theo chuyên gia dinh dưỡng

Sữa đậu nành và rau chân vịt (hay còn gọi là rau bina, cải bó xôi) là các món ăn kỵ nhau?

Lầm tưởng: Rau chân vịt và đậu nành là những món ăn kỵ nhau gây nguy hiểm cho dạ dày. Theo một số lý giải, axit oxalic trong rau chân vịt khi kết hợp với canxi trong sữa đậu nành hoặc đậu hũ có thể gây ra kết tủa canxi oxalat không tan trong dạ dày. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và đường ruột.

Đậu nành và rau chân vịt có thật sự kỵ nhau? Về mặt dinh dưỡng, hiếm khi có món ăn thông dụng nào kết hợp đậu nành và cải bó xôi trong khi nấu ăn. Về phản ứng hóa học, axit oxalic có thể phản ứng với canxi tạo ra kết tủa canxi oxalat. Tuy nhiên, việc hình thành kết tủa canxi oxalat còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hàm lượng axit oxalic và canxi, thời gian tiếp xúc giữa các chất, pH của môi trường dạ dày,…

Không có bằng chứng khoa học đáng tin cậy cho thấy 2 loại thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đường ruột. Ngoài ra, một nghiên cứu nhỏ cho thấy việc hấp thụ canxi từ sữa không bị ảnh hưởng khi ăn cùng rau chân vịt.

>> Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của đậu phụ tốt cho sức khỏe của bạn thế nào?

5. Đậu nành và hành lá

Lầm tưởng: Đậu nành và hành lá kết hợp cùng nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi do axit oxalic trong hành lá có khả năng phản ứng với canxi chứa trong đậu nành. Dùng món ăn này thường xuyên và kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến mật độ canxi. Ngoài ra, hai thực phẩm này có thể dẫn đến kết tủa không tan trong dạ dày và đường tiết niệu.

Đậu nành và hành lá có thật sự kỵ nhau? Điều này không có cơ sở khoa học vì những lý do sau đây. Thứ nhất, ở hầu hết người khỏe mạnh, canxi oxalat không tan sẽ được đào thải và bài tiết qua phân hoặc nước tiểu. Thứ hai, theo nghiên cứu năm 2008, một số axit oxalic có thể bị giảm hấp thu bởi vi khuẩn Oxalobacter formigenes trong ruột ở người trưởng thành nên làm giảm khả năng hình thành Oxalat ở đại tràng và trong nước tiểu.. Cuối cùng, hàm lượng axit oxalic trong hành lá không cao và có thể bị giảm thiểu khi nấu ăn như ngâm nước muối hoặc nấu chín.

6. Sữa đậu nành và trứng

Sữa đậu nành và trứng là các món ăn kỵ nhau?

Lầm tưởng: Trong danh sách những món ăn kỵ nhau, uống sữa đậu nành cùng lúc với trứng được cho là sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng. Theo đó, đậu nành có chứa men trypsin, đặc biệt là men protease inhibitor, có khả năng ức chế sự hấp thụ và sử dụng protein trong thức ăn. Chính vì thế, một số quan điểm cho rằng sữa đậu nành sẽ làm cơ thể bạn không hấp thụ được toàn bộ số protein của trứng.

Sự thật về những món ăn kỵ nhau: trứng và sữa đậu nành. Ăn trứng gà luộc và sữa đậu nành có thể là một bữa sáng nhanh gọn giàu dinh dưỡng. Thực tế, men ức chế trypsin trong đậu nành có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ protein trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra nếu như bạn dùng đậu nành sống hoặc sữa đậu nành không nấu chín. Nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra việc nấu sôi hỗn hợp sữa hoặc rang chín đậu nành có thể làm giảm đáng kể lượng men trypsin này.

Như vậy, sữa đậu nành đã nấu chín và trứng không phải là những thực phẩm kỵ nhau dựa trên cơ sở khoa học.

7. Thịt bò và đậu đen

Lầm tưởng: Một số nguồn tin cho rằng thịt bò và đậu đen (đỗ đen) là một trong những loại thực phẩm ăn kỵ nhau. Nguyên nhân là do đậu đen có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Chính những chất xơ này có thể cản trở quá trình hấp thu chất sắt trong thịt bò.

Thịt bò nấu đậu đen là món ăn kỵ nhau? Lý giải trên là không toàn diện và thiếu chính xác. Có một số tranh cãi về việc chất xơ giảm khả năng hấp thụ khoáng chất, đặc biệt là canxi. Tuy nhiên, nghiên cứu trên thanh niên khỏe mạnh cho thấy không có thay đổi về mật độ khoáng chất trong chế độ ăn nhiều chất xơ so với chế độ ăn vừa phải. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chất xơ không ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ sắt trong thịt bò.

Thực tế, có một số lo ngại axit phytic có trong đậu đen có thể phản ứng với các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, magiê… để tạo thành phytate-khoáng chất không thể hấp thu. Tuy nhiên, quá trình chế biến đậu đen (ngâm đậu qua đêm, hầm hoặc nấu chín) hoàn toàn có thể làm giảm lượng axit phytic và tăng khả năng hấp thu khoáng chất của cơ thể.

8. Quả hồng với thịt cua

Lầm tưởng: Quả hồng và thịt cua được cho là hai loại thực phẩm kỵ nhau có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Theo lý giải, axit tannic trong quả hồng sẽ phản ứng với các loại protein và muối canxi trong cua. Phản ứng này có thể gây đông cứng protein, tạo ra kết tủa tiêu hóa. Từ đó dẫn đến buồn nôn, táo bón, thậm chí là tắc ruột.

Hồng và cua là cặp thực phẩm kỵ nhau, không được nấu cùng với nhau? Dưới góc độ ẩm thực, hầu như không có món ăn nào kết hợp 2 nguyên liệu này cùng lúc. Trong trường hợp bạn ăn hồng tráng miệng sau khi ăn món ăn từ cua cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Về mặt lý thuyết, axit tannic trong quả hồng có thể gây kết tủa khi phản ứng với canxi. Tuy nhiên, chỉ với hàm lượng axit tannic trong 1 quả hồng không thể tác dụng với protein và canxi trong hải sản, đặc biệt là trong môi trường axit của dạ dày.

Không chỉ với món cua, quả hồng kết hợp cùng các loại hải sản nói chung không phải là những thực phẩm kỵ nhau mà bạn nên tránh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều quả hồng hoặc hải sản để hạn chế phản ứng dị ứng và gặp một số tác dụng phụ của thực phẩm.

9. Trà xanh và thịt cua

Lầm tưởng: Uống trà xanh khi đang ăn cua có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa. Lý giải cho lập luận này, nước trà có thể làm loãng dịch vị trong dạ dày. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình đồng hóa của cơ thể mà còn gây cản trở việc khử trùng thức ăn của dạ dày. Đồng thời trà xanh cũng chứa một lượng axit tannic tương tự như trong quả hồng gây ra bã thức ăn.

Sự thật về thực phẩm kỵ nhau: Trà xanh và thịt cua. Thông tin trên không xác thực vì nhiều lý do. Đầu tiên, nước trà cũng không thể làm loãng dịch vị dạ dày. Ngoài ra, lượng axit tanic trong trà xanh không đủ để ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa nếu bạn chỉ uống khoảng 1 cốc trong bữa ăn. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý việc uống quá nhiều trà xanh trong bữa ăn hoặc trong ngày có thể gây căng thẳng, bồn chồn, mất ngủ do bạn đã nạp quá nhiều caffein.

10. Quả hồng và khoai tây

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Mai mực là gì? Tác dụng và bài thuốc từ Mai mực

Mô tả Mai mựcMai mực, còn được gọi là Mai mực cá, Ô tặc cốt,…

3 giờ ago

Giải đáp thắc mắc: 1 tô bún bò bao nhiêu calo?

Bún bò là món ăn Việt Nam được yêu thích trên khắp cả nước. Và…

9 giờ ago

10 Bí quyết để có Cơ thể khỏe mạnh, Sức khỏe tốt

Sức khỏe là vốn quý nhất. Ai cũng nghĩ vậy, làm thế nào để có…

15 giờ ago

Bánh bột lọc bao nhiêu calo? Có phù hợp cho người giảm cân không?

Bánh bột lọc dai dai nóng hổi có nhân tôm thịt tạo vị mặn ăn…

21 giờ ago

Cách bảo quản khoai tây đã gọt vỏ cực đơn giản

Khoai tây là một loại thực phẩm phổ biến được chế biến thành nhiều món…

1 ngày ago

Cây Lá Đắng : Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả

Thông tin chungTên tiếng Việt: Cây Lá đắng, Cây mật gấu, Hoàn liên ô rô,…

1 ngày ago