Ợ hơi liên tục là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ợ hơi là triệu chứng tiêu hóa thường diễn ra sau bữa ăn, không gây nguy hại nhưng nếu ợ hơi liên tục có thể là cảnh báo về tình hình sức khỏe của bạn. Vậy ợ hơi là gì, nguyên nhân và cách điều trị triệu chứng này thế nào, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1Ợ hơi là gì?

Ợ hơi là một hiện tượng xảy ra khi thức ăn bị tiêu hóa trong ruột non, tạo ra khí hơi(nitơ, metan, cacbon đioxit). Khí này sau đó được giải phóng thông qua miệng. Ợ hơi có thể là biểu hiện của bất thường trong ổ bụng tăng áp lực trong dạ dày và ruột, tạo ra âm thanh và mùi khó chịu.[1]

2Nguyên nhân gây ợ hơi liên tục

Ợ hơi xảy ra khi dạ dày chứa đầy không khí. Một số nguyên nhân phổ biến gây ợ hơi liên tục bao gồm:

  • Ăn hoặc uống quá nhanh: Hành động này làm cho một lượng lớn thức ăn vào dạ dày trong thời gian ngắn. Chúng làm tăng áp lực trong dạ dày và ruột, gây ra cảm giác đầy bụng và khó tiêu hóa. Cơ thể có thể cố gắng loại bỏ áp lực và khí bằng cách tạo ra ợ hơi.
  • Thực phẩm: Thực phẩm giàu tinh bột, đường hoặc chất xơ gây ợ hơi vì chúng có thể chứa carbohydrate khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, nước có ga chứa nhiều cacbon đioxit (CO2) làm khí này giải phóng trong dạ dày gây ợ hơi.
  • Căng thẳng: Khi chúng ta trải qua stress, cơ thể tiết ra các hormone và chất trung gian gây tác động lên quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Điều này có thể làm tăng khí trong dạ dày và ruột, gây ra hiện tượng ợ hơi.[2]

3Ợ hơi là dấu hiệu của bệnh gì?

Ợ hơi có thể là triệu chứng của các bệnh lý như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Axit trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản kèm theo tích tụ khí khiến người bệnh bị ợ hơi có thể đi kèm ợ chua, ợ nóng.
  • Viêm loét dạ dày: Tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm, tổn thương, tạo thành các vết loét ở niêm mạc, có thể xuất hiện triệu chứng ợ hơi.
  • Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori: Nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể gây ợ hơi. Vi khuẩn Helicobacter Pylori được truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như qua nước bọt hoặc thức ăn chưa được vệ sinh đúng cách.
  • Đầy hơi, ăn không tiêu: Rối loạn dạ dày – ruột khiến bệnh nhân thấy khó chịu vùng bụng, chướng bụng, thức ăn tiêu hóa chậm hoặc không tiêu hóa. Người bệnh có thể bị ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn….[3]

Ợ hơi cho thấy có thể bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày

[dropcap data-crown=0]4/dropcap]Các biến chứng nguy hiểm của ợ hơi

Ợ hơi thường không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu chứng ợ hơi trở nên thường xuyên có thể bạn đang gặp các vấn đề ở hệ tiêu hóa.

Nếu không nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời, những vấn đề về tiêu hóa này có thể gây ra những biến chứng không mong muốn.

5Cách chẩn đoán ợ hơi

  • Nội soi thực quản – dạ dày: đánh giá tình trạng viêm loét và những tổn thương đường tiêu hóa trên nếu có, giúp chẩn đoán nguyên nhân gây ợ hơi.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Thường được sử dụng để đánh giá cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa như dạ dày, ruột, gan, túi mật, và các cơ quan lân cận khác. Qua đó, phương pháp này giúp gián tiếp chẩn đoán nguyên nhân ợ hơi.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Sử dụng chủ yếu để tạo ra hình ảnh chi tiết của cấu trúc bên trong cơ thể, bao gồm cơ quan tiêu hóa như dạ dày, ruột, gan, túi mật và các cơ quan lân cận.
  • Các xét nghiệm tìm nguyên nhân của chứng khó tiêu, ợ hơi: Bao gồm các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân, xét nghiệm hơi thở và xét nghiệm vi khuẩn HP. Các xét nghiệm này được sử dụng để đánh giá chức năng tiêu hóa và xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng ợ hơi.
  • Siêu âm: Bác sĩ có thể phát hiện được một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa có thể dẫn đến triệu chứng ợ hơi, như viêm loét dạ dày, polyp, khối u. Việc phát hiện các vấn đề này có thể cung cấp thông tin quan trọng cho quá trình chẩn đoán ợ hơi.[4]

Xét nghiệm hơi thở nhằm chẩn đoán liệu có phải do vi khuẩn HP gây ợ hơi

6Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Ợ hơi là một hiện tượng bình thường của cơ thể, tuy nhiên nếu ợ hơi kèm theo một số dấu hiệu sau, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời:

  • Tiêu chảy.
  • Thường xuyên đau bụng thượng vị
  • Phân có lẫn máu, màu sắc phân thay đổi.
  • Sút cân.
  • Tức ngực.
  • Chán ăn hoặc ăn mau no.[1]

Nơi khám chữa bệnh

Nếu bạn bị ợ hơi kèm theo nhiều triệu chứng kể trên, bạn nên đến một Khoa Tiêu Hóa của bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám.

Nếu các dấu hiệu không thuyên giảm và có chuyển biến xấu, có thể tham khảo một số bệnh viện dưới đây để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • TP. Hồ Chí Minh: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
  • Hà Nội: Bệnh Viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

7Các cách điều trị chứng ợ hơi

Thông thường, chứng ợ hơi là hiện tượng sinh lý bình thương nên không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu ợ hơi trở nên nhiều quá mức và đi kèm với các triệu chứng khác, hãy liên hệ với chuyên gia y tế để xác định nguyên nhân gây ra vấn đề.

Giảm triệu chứng tại nhà

Để giảm triệu chứng tại nhà, bạn có thể thử các biện pháp sau:

  • Nằm nghiêng hoặc áp dụng tư thế đầu gối chạm ngực để giúp khí thoát ra.
  • Tránh ăn uống quá nhanh, uống nhiều đồ uống có ga và nhai kẹo cao su, vì những thói quen này có thể làm triệu chứng ợ hơi trầm trọng hơn.[5]

Nằm nghiêng bên trái giúp bạn giảm ợ hơi hiệu quả

Thăm khám y tế

Nếu tình trạng ợ hơi tiếp tục hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về triệu chứng của bạn và yêu cầu bạn ghi lại nhật ký thực phẩm để tìm ra nguyên nhân. Dựa trên thông tin này, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn. [5]

8Các phương pháp phòng ngừa ợ hơi

  • Ăn chậm, nhai kỹ: Giúp phân giải thức ăn thành các phần nhỏ hơn và tăng diện tích tiếp xúc với enzym tiêu hóa trong miệng. Điều này làm cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn dễ dàng hơn, giúp hạn chế tình trạng khí tích tụ trong dạ dày.
  • Hạn chế ăn kẹo cao su hoặc kẹo cứng: Khi nhai kẹo, bạn vô tình đưa một lượng lớn không khí xuống dạ dày. Nếu không được giải phóng, khí này sẽ khiến bạn ợ hơi. Bên cạnh đó, một số chất phụ gia, chất tạo màu và chất bảo quản trong kẹo cũng gây ra chứng khó tiêu.
  • Tránh rượu và đồ uống có ga: Hạn chế sử dụng các loại đồ uống này bởi chúng chứa một lượng lớn khí CO2. Khi áp suất trong dạ dày tăng, khí này giải phóng gây ợ hơi.
  • Bổ sung men vi sinh: Giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Vi khuẩn có lợi có thể tăng khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng, giảm khả năng tích tụ khí trong quá trình tiêu hóa. Khi quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, tình trạng ợ hơi có thể giảm đi.
  • Thư giãn: căng thẳng tâm lý sẽ làm thức ăn tiêu hóa chậm gây ra ợ hơi. Một số hoạt động bạn nên làm để giảm căng thẳng như: Tập thiền, tập yoga, nghe nhạc, tập thể dục,…[6]

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng ợ hơi liên tục. Hy vọng kiến thức này đã giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng liên quan tới đường tiêu hóa. Hãy chia sẻ tới người thân, bạn bè nếu thấy bài viết hữu ích nhé!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Huế được mệnh danh là thành phố du lịch với vẻ đẹp vừa cổ kính,…

3 giờ ago

Ăn hạt điều rang muối có tác dụng gì?

Hạt điều rang muối là một loại hạt dinh dưỡng phù hợp để ăn vặt,…

10 giờ ago

12 mẹo giúp giảm cân an toàn và hiệu quả

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, bất cứ…

16 giờ ago

Lợi ích của mỡ lợn đối với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng

Mỡ lợn rất tốt cho sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng của mỡ lợn Trong…

21 giờ ago

Mai mực là gì? Tác dụng và bài thuốc từ Mai mực

Mô tả Mai mựcMai mực, còn được gọi là Mai mực cá, Ô tặc cốt,…

1 ngày ago

Giải đáp thắc mắc: 1 tô bún bò bao nhiêu calo?

Bún bò là món ăn Việt Nam được yêu thích trên khắp cả nước. Và…

1 ngày ago