Muối nào sau đây không tan trong nước

Muối nào sau đây không tan trong nước được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung các muối không tan, dựa vào bảng tính tan để xem muối nào tan, muối nào không tan.

>> Mời các bạn tham khảo:

  • Nhiệt phân muối cacbonat và hidrocacbonat Có đáp án
  • Muối nào sau đây tan trong nước
  • Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng có hiện tượng sau
  • Kim loại tác dụng với dung dịch muối

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Muối BaSO4 không tan trong nước, các muối còn lại tan

Đáp án D

Bảng tính tan của một số muối

Tính tan trong nước của các muối

1. Các muối axit sau đều dễ dàng tan trong nước

Ví dụ: CaHCO3, NaHCO3, KHS, NaHSO3, NaHS …), muối axetat (gốc -CH3COO), muối nitơrat (có gốc =NO3)

2. Các muối cacbonat (gốc =CO3) hầu hết đều không tan trong nước trừ một số muối của kim loại kiềm (Na2CO3, Li2CO3, K2CO3, …) thì tan được. Riêng một số kim loại như Hg, Fe(III), Cu, Al không tồn tại dạngmuối cacbonat hoặc bị phân huỷ ngay trong nước

Các muối Photphat (có gốc =PO4) hầu như đều không tan (trừ muối của kim loại kiềm)

Các muối Sunfit ( có gốc =SO3) không tan trong nước (trừ muối của kim loại kiềm) và muối Fe(III) , Al không tồn tại dạng muối sunfit

Gần như các muối Silicat (gốc =SiO3) không tan (trừ muối của kim loại kiềm) và trong đó Ag, Cu, Hg không tồn dưới dạng muối Silicat

3. Gần như tất cả các muối có gốc F-, Cl-, Br-, I- đều tan được trong nước trừ AgCl, AgI, AgBr là không tan được; PbCl2 tan rất ít và muối AgF không tồn tại

4. Gần như các muối dạng sunfat (gốc = SO4) đều tan trong nước trừ BaSO4, SrSO4, PbSO4 không tan; Ag2SO4, CaSO4 ít tan trong nước và Hg không tồn tại dưới dạng muối sunfat

5. Các muối gốc sunfua (gốc =S) đều rất khó tan trừ các muối của kim loại kiềm và kiềm thổ (K2S, Na2S, BaS, CaS…) thì tan được và Mg, Al không tồn tại dưới dạng muối sunfu

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Có 3 muối dạng bột KHCO3, K2CO3 và CaCO3. Chọn hoá chất thích hợp để nhận biết mỗi chất

A. Quỳ tím.

B. Phenolphtalein.

C. Nước và HCl.

D. Axit HCl và quỳ tím.

Câu 2. Dãy các muối nào sau đây tan trong nước?

A. NaCl, KNO3, BaSO4, FeCl2.

B. Al2(SO4)3, AgCl, Na2CO3, CaCl2.

C. CaCO3, FeCl3, K2SO4, NaNO3.

D. CuSO4, AlCl3, KNO3, Na2S.

Câu 3. Muối nào sau đây tan được trong nước?

A. AgBr.

B. AgF.

C. AgCl

D. AgI.

Câu 4. Dãy gồm các muối đều tan trong nước là:

A. CaCO3, BaCO3, Mg(HCO3)2, K2CO3.

B. CaCO3, BaCO3, NaHCO3, MgCO3.

C. Na2CO3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, K2CO3.

D. BaCO3, NaHCO3, Mg(HCO3)2, Na2CO3.

Câu 5. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?

A. HCl và NaNO3

B. HCl và Ca(OH)2

C. H2SO4 và BaCl2

D. NaOH và H2SO4

Câu 6. Khi nhắc đếnmuối cacbonat thì nhận định nào sau đây đúng?

A. muối cacbonat tan trong nước.

B. muối cacbonat bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit.

C. muối cacbonat bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.

D. muối cacbonat không tan trong nước.

Câu 7. Cho các nhận định sau:

1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường axit.

3) Muối cacbonat không bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.

4) Muối clorua đa số đều không tan

Các mệnh đề đúng là:

A. (1), (2), (3).

B. (2) và (4).

C. (2) và (3).

D. (1) và (2).

Câu 8. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về muối cacbonat:

A. Tất cả các muối cacbonat đều tan tốt trong nước

B. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit

C. Tất cả các muối cacbonat đều không tan trong nước và axit

D. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân, trừ muối cacbonat của kim loại kiềm

Câu 9. Điều nào sau đây đúng khi nói về tính tan của muối nitrat

A. Tất cả muối nitrat đều tan trong nước

B. Tất cả các muối nitrat đều không tan trong nước

C. Đa số các mua sunfua đều không tan, một số muối tan

D. Muối nitrat của kim loại kiềm thổ đều không tan

Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về muối cacbonat

A. Tất cả các muối cacbonat đều tan tốt trong nước

B. Tất cả các muối cacbonat đều không tan trong nước

C. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit

D. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân, trừ muối cacbonat của kim loại kiềm

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan

  • Bài tập Hóa học 9: Chương 2 Kim loại
  • Hóa học lớp 9: Nhận biết – Phân biệt các chất

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Muối nào sau đây không tan trong nước. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Huế được mệnh danh là thành phố du lịch với vẻ đẹp vừa cổ kính,…

4 giờ ago

Ăn hạt điều rang muối có tác dụng gì?

Hạt điều rang muối là một loại hạt dinh dưỡng phù hợp để ăn vặt,…

10 giờ ago

12 mẹo giúp giảm cân an toàn và hiệu quả

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, bất cứ…

16 giờ ago

Lợi ích của mỡ lợn đối với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng

Mỡ lợn rất tốt cho sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng của mỡ lợn Trong…

22 giờ ago

Mai mực là gì? Tác dụng và bài thuốc từ Mai mực

Mô tả Mai mựcMai mực, còn được gọi là Mai mực cá, Ô tặc cốt,…

1 ngày ago

Giải đáp thắc mắc: 1 tô bún bò bao nhiêu calo?

Bún bò là món ăn Việt Nam được yêu thích trên khắp cả nước. Và…

1 ngày ago