Phôi thai là gì? Dấu hiệu hình thành phôi thai chính xác nhất

Khi có dấu hiệu mang thai, mẹ bầu thường quan tâm nhiều về quá trình hình thành của phôi thai và sự phát triển của thai nhi. Vậy, phôi thai là gì và mấy tuần thì có phôi thai? Cùng chuyên mục Thai kỳ của AVAKids tìm hiểu nhé!

1Phôi thai là gì?

Phôi thai được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử. Hợp tử sẽ phân chia tế bào liên tục để tạo thành phôi. Phôi thai thường làm tổ ở đáy tử cung và được xem là mầm sống giúp thai nhi hình thành và phát triển trong bụng mẹ từng ngày.

Phôi thai phát triển ở giai đoạn gần như sơ khai nhất của quá trình mang thai

2Dấu hiệu có phôi thai

Phôi thai thường sẽ di chuyển vào buồng tử cung qua ống dẫn trứng và cấy xuống niêm mạc tử cung để làm tổ. Khi phôi làm tổ, cơ thể của mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu sau:

Căng, đau ngực

Phần ngực đau, căng tức là một trong những dấu hiệu có phôi thai và phôi đã làm tổ. Sau khi phôi đã làm tổ, nội tiết tố thai kỳ tăng cao nhằm kích thích ống tuyến vú phát triển để chuẩn bị cho việc tiết sữa sau sinh. Điều này dẫn đến tình trạng đau ngực khi mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài khoảng 3 tháng đầu thai kỳ.

Có cảm giác khó chịu ở bụng

Cảm giác khó chịu hay đau vùng bụng dưới cũng là một dấu hiệu có phôi thai. Cơn đau sẽ kéo dài trong vài ngày với các cơn co thắt nhẹ và ít đau hơn đau bụng kinh thông thường. Tuy nhiên, mẹ cần phân biệt đau bụng như thế nào là có thai với đau bụng thông thường nhé!

Nôn hoặc buồn nôn

Dấu hiệu có phôi thai tiếp theo chính là tình trạng nôn hoặc buồn nôn. Tình trạng này diễn ra do nồng độ hCG tăng cao trong thai kỳ. Ngoài ra, các hormone như estrogen và progesterone có thể làm tăng độ nhạy cảm của khứu giác, dẫn đến tình trạng buồn nôn khi mang thai.

Buồn nôn và nôn là dấu hiệu đã có phôi thai

Ngoài ra, nhiều mẹ còn thắc mắc rằng “Buồn nôn vào sáng sớm có phải mang thai không?” hay “Có thai bao lâu thì buồn nôn?”. Để có được những giải đáp chính xác thì mẹ hãy theo dõi thêm các bài viết của AVAKids nhé!

Thèm ăn hoặc không muốn ăn

Nồng độ hCG tăng cao khi mang thai cũng dẫn đến tình trạng thèm ăn khi mang thai hoặc chán ăn. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ xuất hiện từ khi phôi thai làm tổ đến hết tháng thứ 3 của thai kỳ. Do đó, mẹ không cần phải quá lo lắng mà hãy tuân thủ thực đơn cho bà bầu và tháp dinh dưỡng cho bà bầu.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu có phôi thai thường gặp, do sự thay đổi nội tiết tố thai kỳ. Nội tiết tố progesterone tăng cao cùng với tác động của phôi thai lên hệ thần kinh giao cảm gây nên tình trạng ốm nghén khi mang thai, táo bón khi mang thai,… khiến cho mẹ cảm thấy mệt mỏi hơn.

Tâm trạng thay đổi

Sự thay đổi của nội tiết tố và hormone khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu. Đặc biệt, các chất có tác động đến tâm trạng như serotonin có thể gây xáo trộn và thay đổi tâm sinh lý ở phụ nữ mang thai. Do vậy, nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy lo lắng, bốc hỏa khi mang thai hay thậm chí là trầm cảm khi mang thai.

Đi tiểu nhiều

Đi tiểu nhiều cũng là một trong những dấu hiệu có phôi thai. Khi phôi thai bám vào tử cung, cơ thể của mẹ bầu sẽ có những thay đổi như tăng lượng máu xuống vùng xương chậu khiến áp lực lên bàng quang nhiều hơn và gây nên tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai.

3Túi thai bao nhiêu mm thì có phôi thai?

Theo các chuyên gia, sau khi thụ tinh khoảng 5 – 6 tuần thì phôi thai đã hình thành trong tử cung. Vào thời điểm này, túi thai khoảng 18mm và có phôi thai ở bên trong. Tuy nhiên, một số trường hợp chỉ có thai trứng mà không có phôi thai bên trong. Đây được xem là một hình thức của hư thai.

Nếu mẹ thử que thử thai 2 vạch và có một số dấu hiệu mang thai sớm như chậm kinh, xuất hiện máu báo thai nhưng bác sĩ kết luận chưa thấy phôi thai trong túi ối thì đừng quá lo lắng. Thời điểm này có thể phôi chưa làm tổ, mẹ hãy kiên nhẫn chờ thêm vài ngày và siêu âm thai lại để có kết quả chính xác nhất nhé!

4Mấy tuần thì có phôi thai?

Sau khi thụ tinh từ 10 – 12 ngày thì phôi thai được hình thành. Phôi thai sẽ phát triển hoàn chỉnh khi thai nhi 5 tuần tuổi. Bên trong màng ối sẽ chứa đầy nước ối để bao phủ quanh thai nhi trong suốt quá trình mang thai đến khi em bé chào đời.

Phôi thai hình thành vào tuần thứ 5 kể từ lúc thụ tinh

5Có phôi thai bao lâu thì có tim thai?

Khoảng 5 tuần sau khi thụ tinh thì có thể quan sát được phôi thai. Tuy nhiên, khoảng tuần thứ 6 – 7 thì tim thai mới hình thành. Đặc biệt, tim thai hoạt động lần đầu tiên khi phôi thai đạt được kích thước 5mm.

Hiện nay, có nhiều quan niệm cho rằng tim thai bé gái và bé trai là khác nhau nên có thể xác định giới tính thông qua việc nghe nhịp tim thai nhi. Tuy nhiên, quan niệm này không có căn cứ khoa học nên mẹ bầu không nên quá tin tưởng.

Hy vọng những thông tin mà AVAKids cung cấp đã giúp mẹ hiểu được phôi thai là gì và những dấu hiệu phôi thai đã được hình thành. Ngoài ra, mẹ bầu cần quan tâm đến sức khỏe và chế độ dinh dưỡng trong những tháng đầu để có được một thai kỳ khỏe mạnh.

Mẹ có thể bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ thông qua vitamin và khoáng chất mẹ bầu và sau sinh hoặc sữa bầu đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: sữa bầu Enfa, sữa bầu Similac, sữa bầu Wakodo,…

Trúc Lâm tổng hợp

Ngọc Hà kiểm duyệt

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Bánh tráng cuốn bơ bao nhiêu calo và ăn có mập không?

Bánh tráng cuốn bơ bao nhiêu calo và ăn có mập không? Bánh tráng cuốn…

4 giờ ago

Công dụng của ngò rí khiến ai cũng bất ngờ

Công dụng của ngò rí có thể nói là vô vàn đối với sức khỏe.…

10 giờ ago

Tín dụng xanh: Xu hướng phát triển kinh tế bền vững 04/07/2017 14:05:00 3301

Đứng trước những thách thức to lớn từ hậu quả của biến đổi khí hậu,…

15 giờ ago

Calo là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên bao bì hàng hóa, thực…

21 giờ ago

Những sai lầm tai hại khi ăn cà chua có thể khiến bạn ngộ độc, suy giảm chức năng thận

Công dụng chữa bệnh của cà chua Trong thành phần của cà chua có chứa…

1 ngày ago

#3 Cách làm mực nướng Sa Tế, Muối Ớt và Chao Ngon Không Cưỡng Nổi

Những lát mực với màu sắc bắt mắt, giòn sần sật, vị cay đậm đà…

1 ngày ago