Đau dạ dày ăn mì tôm được không?

Đau dạ dày ăn mì tôm được không?” là mối quan tâm của những người đau dạ dày nhưng thích ăn mì tôm. Câu hỏi này sẽ được các chuyên gia tiêu hóa Tổ hợp y tế MEDIPLUS trả lời ngay trong bài viết dưới đây, đồng thời đưa ra một số gợi ý dinh dưỡng tốt cho người đau dạ dày, mọi người theo dõi để có thêm thông tin hữu ích.

1. Đau dạ dày ăn mì tôm được không?

Người bị đau dạ dày không nên ăn mì tôm. Bởi vì mì tôm chứa nhiều chất béo và gia vị cay kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị acid làm mòn lớp niêm mạc. Từ đó khiến lớp niêm mạc của người bệnh bị trầy xước, dễ dẫn đến viêm, sưng dạ dày gây đau dạ dày.

Trong mì tôm chứa nhiều dầu mỡ, tinh bột, chất phụ gia và chất bảo quản. Các chất này thường khó tiêu hóa, kích thích tiết acid trong dạ dày và kết hợp với vi khuẩn trong đường ruột sinh ra khí. Do đó dễ gây trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn chức năng dạ dày với các biểu hiện như buồn nôn, đầy hơi, đau thượng vị, đau dạ dày,…

>> XEM THÊM: Bữa sáng cho người bị đau dạ dày

Vì vậy, người đau dạ dày tốt nhất KHÔNG NÊN ăn mì tôm. Phần tiếp theo của bài viết sẽ đề cập rõ hơn về tác hại của mì tôm đối với người bệnh.

2. Ăn mì tôm ảnh hưởng như thế nào đến dạ dày?

Mì tôm tạo ra nhiều ảnh hưởng xấu đến dạ dày, cho nên người mắc bệnh này cần đặc biệt hạn chế sử dụng mì tôm. Dưới đây là các ảnh hưởng cụ thể đến người bệnh.

2.1 Ăn mì tôm khiến tăng tiết axit làm trầm trọng hóa tình trạng đau dạ dày

Theo một nghiên cứu của bác sĩ Braden Kuo – Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ), mì tôm được chứng minh là một thực phẩm khó tiêu. Vì vậy, dạ dày sẽ tăng tiết acid dịch vị để tiêu hóa mì tôm.

Lượng acid tiết ra có thể tác động đến lớp niêm mạc gây đau dạ dày. Ngoài ra, acid dư thừa có thể tràn lên thực quản, gây tình trạng trào ngược dạ dày thực quản với các biểu hiện như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn,…

2.2 Dầu mỡ có trong mì tôm gây khiến dạ dày làm việc vất vả

Mì tôm có chứa khoảng 20% là chất béo shotrerning (hay còn gọi là mỡ trừu) và chất béo chuyển hóa. Các loại chất béo này chủ yếu là axit béo no rất khó tiêu hóa, thường mất thời gian từ 33 – 47 giờ mới có thể tiêu hóa hoàn toàn.

Vì vậy, dạ dày phải tăng thời gian co bóp mạnh và tiết acid dịch vị để tiêu hóa hết chất béo trong mì tôm. Lượng acid dịch vị dư thừa có thể tác động lên niêm mạc hay các vết viêm loét trên thành dạ dày gây đau, chướng bụng,…

2.3 Gia vị cay làm sưng tấy, tổn thương niêm mạc dạ dày

Người đau dạ dày thường có các vết viêm, loét trên lớp niêm mạc. Vì vậy người mắc bệnh này không nên ăn các thức ăn cay, trong đó có mì tôm thường được thêm gia vị cay. Bởi vì gia vị cay trong mì tôm sẽ làm tăng tiết acid trong dạ dày, khiến acid tiếp xúc trực tiếp với các vết viêm, loét cũ, gây đau dạ dày.

2.4 Thói quen ăn mì tôm của nhiều người ăn nhanh, không nhai kỹ

Nhiều người có thói quen ăn mì tôm nhanh, không nhai kỹ. Do đó sợi mì đến dạ dày vẫn còn to, khiến dạ dày phải tiết ra nhiều acid dịch vị và co bóp lâu hơn để làm nhỏ và tiêu hóa sợi mì. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu tới lớp niêm mạc, có thể gây đau dạ dày, chướng bụng, thậm chí là trào ngược dạ dày hay thủng dạ dày.

Trên đây là các tác hại của mì gói đối với người đau dạ dày. Để thay thế mì tôm, người bệnh đau dạ dày có thể tham khảo nhiều thực phẩm khác dưới đây.

3. Những món ăn thay thế mì tôm dành cho người đau dạ dày

Từ các phân tích ở phần trước, người đau dạ dày nên hạn chế ăn mì tôm, thay vào đó nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm tốt cho dạ dày như:

BÁNH MÌ

Bánh mì là loại thực phẩm khô, chủ yếu chứa tinh bột dễ tiêu hóa. Nhờ vậy, khi bánh mì đi vào dạ dày có thể hỗ trợ thấm bớt lượng acid được tiết ra. Từ đó giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh tình trạng acid tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc, giúp ngăn chặn viêm đau dạ dày.

Vì vậy, bánh mì là lựa chọn thích hợp và tiện lợi cho người bị đau dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý một số lời khuyên dưới đây để sử dụng bánh mì đúng cách.

>> XEM THÊM: Đau dạ dày ăn bánh mì có tốt không?

Bánh mì giúp người bệnh dạ dày tránh các cơn đau nhờ vào đặc tính khô và dễ tiêu hóa, hạn chế acid tiếp xúc với niêm mạc dạ dày.

Người đau dạ dày nên dùng bánh mì mềm, ruột đặc và tránh các loại bánh mì có vỏ cứng, bởi vỏ cứng có thể cọ xát với lớp niêm mạc, gây đau dạ dày. Dưới đây là một số loại bánh mì thích hợp cho người mắc bệnh này.

  • Bánh mì nguyên cám: bổ sung xơ, protein và khoáng chất cho người bệnh. Do đó giúp cung cấp năng lượng, tránh ợ hơi, ợ chua,…
  • Bánh mì yến mạch: bột yến mạch trong bánh mì giúp thấm hút acid dịch vị nhanh, tránh acid tiếp xúc với niêm mạc dẫn tới đau dạ dày.
  • Bánh mì sandwich trắng: đây là loại bánh mì mềm, giúp giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày, đồng thời cung cấp lượng lớn protein, khoáng chất cho người bệnh.

Tránh bánh mì nhiều bơ, mỡ, đường

Người đau dạ dày nên tránh các loại bánh mì chiên rán sẵn, được thêm mỡ hoặc thêm đường. Các chất béo trong dầu mỡ hoặc các loại đường khiến dạ dày quá tải, gây nên các cơn đau dạ dày, chướng bụng,…

Thêm nữa, một số địa chỉ không uy tín có thể dùng dầu mỡ đã sử dụng nhiều lần. Việc này khiến dầu bị oxy hóa thành các chất như andehit, peroxide gây hại cho cơ thể. Triệu chứng nhẹ như chóng mặt, buồn nôn, nôn ọe, đau bụng, thở khó, tim đập chậm, huyết áp tăng cao, tứ chi mệt mỏi. Nếu sử dụng lâu dài có thể gây ung thư.

Sử dụng bánh mì trong ngày

Do bánh mì là loại thực phẩm chế biến sẵn, dễ bị ôi thiu, ẩm mốc nếu đặt ở môi trường nhiệt độ bình thường tại nhà khoảng 30 giờ. Vì vậy, người đau dạ dày cần sử dụng bánh mì ngay trong ngày để tránh bị ngộ độc thực phẩm, dẫn tới đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy,…

CHÁO

Cháo được nấu chín nhừ, loãng, mềm giúp dạ dày giảm áp lực tiêu hóa thức ăn. Thêm nữa, cháo chứa nhiều tinh bột giúp giảm tiết dịch vị, bảo vệ lớp niêm mạc khỏi acid dư thừa nhờ hình thành một lớp màng quanh niêm mạc. Người bị đau dạ dày có thể dùng một số loại cháo như cháo thịt nạc, cháo bí đỏ, đậu xanh, cháo táo đỏ,… để thay thế mì tôm.

Lưu ý:

  • Không cho mì chính hay tiêu vào cháo: các gia vị này kích thích tiết acid tại dạ dày, dẫn đến đau dạ dày
  • Không cho nhiều đậu, hạt sen: các loại hạt này có lượng vitamin, khoáng chất và lượng protein thực phẩm cao, dễ gây đầy bụng. Ngoài ra, trong đậu, hạt sen còn chứa stachyose và raffinose phức, các chất này được phân giải bởi vi khuẩn tại ruột già, gây đầy hơi.

BÁNH CANH

Sợi bánh canh được làm từ bột gạo, bột mì, bột năng hoặc bột sắn khiến bánh canh dễ tiêu hóa. Ngoài ra, bánh canh có thể kết hợp với nhiều thực phẩm như thịt, cá, rau,… giúp cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng. Người đau dạ dày tốt nhất nên nấu bánh canh trực tiếp tại nhà để đảm bảo an toàn, tránh ngộ độc thực phẩm gây buồn nôn, đau bụng,… ảnh hưởng tới dạ dày.

Bên cạnh đó, người bệnh chú ý không nên ăn phở. Bởi phở cần có độ dẻo và dai, vì vậy một số nơi sử dụng tinopal (hay còn gọi là hàn the) để tăng độ dai và làm sợi phở trắng, ít bị ôi thiu hơn. Đây là một chất phụ gia bị cấm, có khả năng phá hủy niêm mạc, từ đó gây viêm loét dạ dày.

Lưu ý cho người đau dạ dày trong thời gian bận

  • Đối với người bệnh không thể nấu ăn tại nhà: người bệnh có thể mua thực phẩm có sẵn, chia thành các phần nhỏ và bảo quản trong ngăn đá. Khi đói thì người bệnh nên hâm nóng lại thức ăn để tránh ăn đồ ăn nguội không tốt cho dạ dày. Tuy nhiên, người đau dạ dày cũng không nên ăn ngay khi vừa hâm nóng vì thức ăn nóng cũng không tốt cho dạ dày.
  • Nấu các món ăn dễ làm và lành mạnh trong khoảng thời gian bận rộn: khi bận rộn người bệnh bệnh có thể tham khảo các món ăn dễ làm như gỏi cuốn, cháo yến mạch, bánh mì trứng ốp,… Các món ăn này chỉ mất khoảng 20 phút để chuẩn bị và nấu nướng tại nhà, giúp người bệnh giảm chi phí và đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng.

Tóm lại, câu trả lời cho vấn đề “Đau dạ dày ăn mì tôm được không?” là KHÔNG NÊN. Vì thế, người bệnh đau dạ dày nên lựa chọn các món ăn ít dầu mỡ, gia vị cay để tránh kích thích dạ dày tăng tiết acid dịch vị. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp với nghỉ ngơi và vận động hợp lý để tránh bị stress, dẫn tới đau dạ dày.

Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về đau dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không?

Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không? là mối quan tâm của…

3 giờ ago

Các loại hạt tốt cho bà bầu siêu giàu dưỡng chất

Sức khỏe mẹ bầu là điều vô cùng quan trọng mà bạn cần phải quan…

8 giờ ago

Tổng hợp các công thức biến tấu cách rim hạt đác thanh mát, siêu ngon & đẹp mắt

Hạt đác rim là một trong những món ăn vặt rất được chị em yêu…

15 giờ ago

Công dụng của nấm Linh chi

Hiệu quả điều trị của Nấm Linh chi Linh chi có công hiệu nâng cao…

21 giờ ago

9 tác dụng thần kỳ của quýt không phải ai cũng biết

Quýt là loại quả được nhiều người yêu thích và sử dụng làm món ăn…

1 ngày ago

Trẻ nhỏ bị ho kiêng ăn gì? Ăn tôm có bị ho không?

Tôm là thực phẩm giàu chất đạm và có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt…

1 ngày ago