Đau bụng đi ngoài nên ăn gì kiêng gì? Áp dụng ngay kẻo lỡ

Đau bụng đi ngoài nên ăn gì kiêng gì để nhanh khỏi là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thông thường tình trạng chỉ diễn ra trong một vài ngày nhưng cũng có trường hợp kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, sức khỏe suy giảm. Vậy những thực phẩm nào nên ăn và nên tránh khi đau bụng đi ngoài. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tình trạng đau bụng đi ngoài là gì?

Đau bụng đi ngoài là hiện tượng rất phổ biến và thường gặp trong cuộc sống hàng ngày với đặc trưng đi cầu nhiều lần, phân lỏng không thành khuôn. Các tình trạng đau bụng đi ngoài thường gặp như:

  • Đau bụng đi ngoài sau ăn sáng
  • Đau bụng đi ngoài sau khi ăn
  • Đau bụng đi ngoài sau khi ăn đồ lạ, sử dụng rượu bia

Ngoài triệu chứng đau bụng đi ngoài, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, đau quặn từng cơn, có trường hợp còn kèm theo sốt. Hiện tượng này có thể là một trong số những bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, rối loạn hệ vi sinh đường ruột polyp trực tràng hoặc viêm đại tràng.

Đau bụng đi ngoài thường xảy ra do ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hay một số nguyên nhân khách quan như khi mang bầu, hormone thay đổi hoặc chị em phụ nữ khi đang trong chu kì kinh nguyệt.

Thông thường, tình trạng này sẽ hết trong một vài ngày, nhưng nếu không xử lý và chữa trị kịp thời có thể thúc đẩy nguy cơ dẫn tới các bệnh như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư gan, ung thư tuyến tụy.

2. Vai trò của chế độ ăn uống trong chữa trị đau bụng đi ngoài

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài là do thức ăn dung nạp vào trong cơ thể. Nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn lạ, ôi thiu hoặc cơ thể dị ứng với đồ ăn cũng dẫn tới hiện tượng này. Ngược lại, khi lựa chọn những thực phẩm hợp với cơ thể sẽ giúp kiểm soát đau bụng đi ngoài hiệu quả.

Chính vì vậy, khi gặp phải đau bụng đi ngoài, người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm để bù lại lượng chất dinh dưỡng đã mất, giảm các thực phẩm khiến triệu chứng tăng nặng. Bởi sau nhiều lần đau bụng đi ngoài, cơ thể chúng ta đã bị hao hụt đi lượng lớn chất dinh dưỡng duy trì hoạt động thể lực của cơ thể.

Ngoài ra, lúc này dạ dày và đường ruột còn rất yếu, nhạy cảm với đồ ăn. Nếu không cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm sẽ khiến tình trạng đau bụng đi ngoài trầm trọng hơn.

Thức ăn khi sử dụng nên là đồ dễ tiêu, mềm, có lợi cho đường ruột và quan trọng nên uống nhiều nước, bù chất điện giải trong trường hợp đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng, có kèm chất nhầy.

Vậy bị đau bụng đi ngoài nên ăn gì, không nên ăn gì?

3. Đau bụng đi ngoài nên ăn gì?

Nếu để tình trạng kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước, sút cân và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do vậy, ngay khi gặp phải trường hợp này, bạn nên bổ sung một số thực phẩm dưới đây.

3.1. Thực phẩm giàu tinh bột

Nhóm thực phẩm này không chỉ dễ tiêu hóa, không gây áp lực lên đường ruột, dạ dày mà còn chứa hàm lượng chất xơ cao, cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài hiệu quả. Ngoài ra, những thực phẩm giàu tinh bột này còn cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Các thực phẩm giàu tinh bột như:

  • Gạo
  • Khoai tây, khoai lang
  • Lúa mì, lúa mạch
  • Ngũ cốc…

3.2. Thức ăn mềm như cháo, súp

Để giảm áp lực cho dạ dày, ruột trong thời gian này, bạn nên sử dụng những thức ăn mềm, loãng như cháo, súp.

3.3. Cung cấp lượng đạm vừa phải cho cơ thể để hồi phục sức khỏe

Việc đi ngoài nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, do vậy nạp một lượng đạm thích hợp rất cần thiết. Tuy nhiên cần lưu ý thái nhỏ thức ăn, hầm thật mềm để dễ tiêu hóa.

Một số thực phẩm giàu đạm như:

  • Thịt gà
  • Thịt bò
  • Trứng
  • Đậu nành

3.4. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có nhiều trong rau xanh và các loại hoa quả, giàu vitamin, chất dinh dưỡng, ít bã, giúp dễ tiêu hóa và không gây kích ứng đường ruột. Bạn có thể chế biến bằng cách thái nhỏ, luộc, hấp thật mềm để tiêu hóa tốt hơn.

Các thực phẩm giàu chất xơ như:

  • Chuối, ổi, táo, việt quất…
  • Cần tây, rau khoai lang, rau mùng tơi…

3.4. Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, làm dịu dạ dày đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng đi ngoài.

Tránh sử dụng sữa trong thời gian này vì dễ gây đầy bụng.

3.5. Sử dụng trà thảo mộc

Một số loại trà có tác dụng cải thiện triệu chứng đau bụng đi ngoài kèm theo các biểu hiện khác như nôn mửa, ngộ độc thực phẩm.

Các loại trà nên sử dụng như:

  • Trà gừng: Trị đi ngoài, nôn mửa do dị ứng, ngộ độc thực phẩm
  • Trà vỏ cam: Hỗ trợ tiêu hóa
  • Trà hoa cúc: Hỗ trợ đi ngoại do viêm đường ruột và chống co thắt tốt

3.6. Bổ sung nước, chất điện giải

Việc đi ngoài khiến cơ thể mất nước, do vậy bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, khi tình trạng kéo dài, nên bổ sung chất điện giải bằng dung dịch oresol.

4. Đau bụng đi ngoài nên kiêng gì?

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm dưới đây để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

4.1. Đồ ăn cay nóng

Những thực phẩm cay nóng khiến dạ dày phải làm việc nhiều, kích thích niêm mạc ruột khiến tình trạng đau bụng đi ngoài càng lâu cải thiện.

Một số thực phẩm cay nóng như:

  • Các món có nhiều ớt, tương ớt, sa tế, mù tạt
  • Các món măng muối ớt, cà muối ớt

4.2. Thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ

Hàm lượng chất béo trong thực phẩm chiên xào, đồ nhiều dầu mỡ cao dễ gây nên những cơn co thắt ruột và làm tình trạng đi ngoài phân lỏng trở nên nặng hơn.

Những thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ như:

  • Gà rán, khoai tây nhiên, cá rán
  • Các món xào nhiều dầu mỡ
  • Thịt nướng, vịt nướng…

4.3. Đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp

Những thực phẩm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao về không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như rất dễ dây tác động lên hệ tiêu hóa.

Một số thực phẩm cần tránh trong thời gian này như:

  • Xúc xích, dăm bông
  • Hamburger, bánh mì kẹp
  • Các thức ăn đóng hộp

4.4. Đồ ăn tanh, sống

Nếu không biết cách chế biến những thực phẩm này có thể tiềm ẩn nguy cơ chứa nhiều vi khuẩn là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy, ngộ độc thức ăn. Do vậy, để hạn chế tình trạng đau bụng đi ngoài, cách tốt nhất bạn không nên sử dụng những thực phẩm dưới đây:

  • Rau sống
  • Gỏi cá, đồ ăn chưa được nấu chín
  • Các loại nem chua
  • Tiết canh
  • Hạn chế sử dụng
  • Hành tỏi sống, có tính kích thích, dễ sinh khí

4.5. Hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa (trừ sữa chua) không phù hợp với người đau bụng đi ngoài do trong sữa chứa thành phần lactose gây khó tiêu, khiến tình trạng đầy bụng, khó tiêu tăng lên.

Các thực phẩm cần tránh:

  • Sữa
  • Pho mát
  • Kem

4.6. Thực phẩm nhiều đường

Các thực phẩm nhiều đường khiến hàm lượng insulin trong máu tăng đột biến, có nguy cơ dẫn tới lạnh bụng, đi ngoài.

Các thực phẩm như:

  • Socola
  • Bánh kẹo ngọt
  • Bánh kem

4.7. Hạn chế bia rượu, đồ uống có ga, chất kích thích

Trong đồ uống có ga chứa nhiều chất bảo quản và acid citric gây hại cho dạ dày, dễ gây đầy hơi, đau bụng đi ngoài, chướng bụng, khó chịu cho cơ thể.

5. Lời khuyên từ chuyên gia

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, tình trạng đau bụng đi ngoài không gây nguy hiểm nhưng lại gây bất tiện trong sinh hoạt. Nếu không được chữa trị kịp thời còn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Do đó, để hạn chế tình trạng đau bụng đi ngoài, người bệnh nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, không gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa.

Cụ thể:

  • Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ
  • Lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ
  • Nên ngâm qua rau củ quả trong nước muối để loại bỏ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật
  • Tránh thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng hoặc xuất hiện nấm mốc
  • Không sử dụng nhiều thực phẩm lên men lâu như cà muối, măng muối, dư muối…
  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chế biến món ăn
  • Thường xuyên rửa tay trước, trong và sau khi nấu
  • Nên có các dụng cụ riêng để nấu đồ ăn sống và chín
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh, tránh tình trạng đau bụng đi ngoài
  • Nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và kiểm soát bệnh

Trên đây là một số thông tin về đau bụng đi ngoài nên ăn gì. Cách tốt nhất nếu tình trạng không thuyên giảm, bạn nên tiến hành kiểm tra để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Để tìm hiểu về bệnh tiêu hóa, bạn có thể tham khảo thông tin tại đây hoặc liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn cụ thể.

XEM THÊM:

  • Người bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh?
  • Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì? Lời khuyên của chuyên gia
  • Bị tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi, mau lại sức?
admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Cá mập sông – Sự thật hay lời đồn?

Trong số hơn 400 loài cá mập sinh sống khắp các vùng biển trên thế…

4 giờ ago

Cháo rất tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được ăn theo cách này

Cháo là loại thực phẩm bán lỏng, nó có thể nhanh chóng đi vào ruột…

10 giờ ago

Cách ướp gà rán

Gà rán, hay còn gọi là gà chiên là món ăn được nhiều người yêu…

15 giờ ago

Mách mẹ 8 cách làm ngũ cốc giảm cân tại nhà đơn giản nhất

Dùng ngũ cốc yến mạch là phương pháp giảm cân sau sinh lành mạnh và…

22 giờ ago

Đặc sản miền Bắc – Top 25 món ngon hấp dẫn lạ miệng nức tiếng

5.7K Miền Bắc không chỉ được biết đến qua những danh lam thắng cảnh mà…

1 ngày ago

[Cập nhật 7/2022] Giá gà ta hôm nay bao nhiêu tiền 1kg trên thị trường?

Việc tìm hiểu và cập nhập giá gà ta hôm nay không chỉ giúp bạn…

1 ngày ago