Cách nhận biết cây sài đất

Cây sài đất là loại cây được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y cũng như làm cây cảnh. Có thể nói đây là một loại thảo dược có rất nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, chắc hẳn có nhiều người vẫn chưa biết cây sài đất là gì cũng như cách nhận biết cây sài đất trong tự nhiên. Để hiểu thêm về nó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Cây sài đất là gì?

Cây sài đất là loại cỏ sống dai, mọc bò thuộc họ Cúc Asteraceae, có tên khoa học là Wedelia chinensis (Osbeck) Merr hay còn được gọi là Húng trám, Ngổ núi, Cúc nháp, Hoa múc. Thân có màu xanh, có lông trắng cứng, nhỏ. Lá mọc đối xứng và dính với thân, gần như không có cuống, hình bầu dục thon dài, 2 đầu nhọn, có lông cứng cả 2 mặt. Hoa có màu vàng tươi, mọc thành từng cụm hình đầu. Cây mọc hoang nhiều trên khắp cả nước, phổ biến nhất là ở các tỉnh miền Bắc.

Cách nhận biết cây sài đất

Thành phần hóa học của cây sài đất

Cây sài đất có tính mát, vị ngọt hơi chua, loại thảo dược này có chứa rất nhiều tinh dầu, chất béo và muối vô cơ cùng các dược tính rất tốt đối với sức khỏe như: 1,14% caroten, 3,75% phytosterol, 29,7% chất béo, 3,75% chlorophylle, 1,2% tinh dầu cùng các chất khác như tanin, saponin, silic, pectin, lignin, wedelolacton, dimethyl wedelolacton, nor wedelic acid,…

Cách nhận biết cây sài đất

Do sự khác biệt về đặc điểm mà người ta chia sài đất thành 2 loại chính là cây sài đất hoa vàng và cây sài đất hoa trắng. Cây sài đất hoa vàng thường dễ bắt gặp hơn vì màu hoa vàng khá đẹp và nó được trồng làm cảnh bên đường. Cây sài đất hoa trắng thì được ứng dụng nhiều trong làm thuốc chữa trị các bệnh ngoài da và thanh lọc cơ thể.

Mặc dù vậy, người ta vẫn thường hay nhầm lẫn cây này với các loại cây cùng họ Cúc khác vì chúng khá giống nhau, vì vậy để có cách nhận biết cây sài đất chính xác nhất thì bạn cần lưu ý phân biệt các đặc điểm sau đây:

Cây lỗ địa cúc

Cây này có tên khoa học là Wedelia Prostrata cũng thuộc họ nhà Cúc, hình dáng bên ngoài của giống cây này cũng khá giống cây sài đất vì có thân nhẵn có lớp lông phủ bên ngoài, nhưng lá cây lỗ địa cúc sẽ ngắn hơn, hoa thì mỏng và có phần nhạt màu hơn. Quả bé không có lông, không thu hẹp ở đầu, không có vòi lồi lên, đầu cụt.

cây lỗ địa cúc hay còn gọi là cây hoa cúc áo

Cây sài đất giả

Giống cây này thuộc loại cây thân thảo, khoa học gọi là Lippa Nodiflora, cành gần giống với hình vuông, nhẵn, trên thân phủ một lớp lông mỏng. Lá có hình bầu dục, phía trước rìa có nhiều răng cưa hơn cây sài đất. Hoa có màu xanh nhạt.

cây sài đất giả

Cây sài đất có mấy loại?

Dựa vào các đặc điểm khác nhau, người ta chia sài đất ra thành 2 loại chính. Đó là cây sài đất hoa vàng và cây sài đất hoa trắng. Cây sài đất hoa vàng ta có thể thường xuyên bắt gặp trên đường vì cây có hoa màu vàng khá đẹp, thường dùng trồng làm cây cảnh bên đường.

Cây sài đất hoa trắng bao gồm các đặc điểm của cây sài đất nhưng có hoa màu trắng. Cây được sử dụng để chữa các bệnh rôm sảy, ngoài da hay dùng để thanh nhiệt cơ thể… Người ta có thể làm thuốc làm thuốc từ tất cả bộ phận trên cây, có thể dùng tươi trực tiếp hoặc đem đi sao khô.

Cây sài đất có tá dụng gì?

Chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ:

Vò nát 2 – 3 nắm lá cây sài đất rồi cho vào chậu và pha với nước cho trẻ tắm. Sau đó tắm lại cho bé với nước sạch một lần nữa. Tuy nhiên để tránh tình trạng trẻ bị dị ứng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Trị ngứa, mụn, lở, chàm:

Sài đất 30g, kim ngân hoa lá 15g, khúc khắc 10g, ké đầu ngựa 12g, cam thảo đất 16g. Hỗn hợp trên đem sắc nước uống mỗi ngày 1 thang hoặc giã nhuyễn đắp lên vùng da bị mụn để trị mụn

Chữa viêm da do cơ địa:

Chuẩn bị các nguyên liệu như: 30g cây sài đất, 10g cây khúc khắc, 20g bồ công anh khoảng, 15g kim ngân hoa. Cho tất cả vào nồi đun cùng với 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi còn được 1 bát thì mang ra sử dụng.

Chữa sốt cao:

Chuẩn bị 20 – 50g lá sài đất rửa sạch rồi để ráo. Tiếp đến giã nát và pha cùng với 300ml nước đắp vào lòng bàn chân. Sử dụng đến khi thấy nhiệt độ cơ thể giảm xuống.

Chữa sốt xuất huyết:

Chuẩn bị sài đất tươi 30g, kim ngân hoa 20g, lá trắc bá 20g, củ sắn dây 20g, hoa hòe 16g, cam thảo đất 16g. Đem hỗn hợp trên rửa sạch rồi bỏ vào ấm nước sắc khoảng 1 lít nước, đun đến khi còn 1/5 bình thì ngừng, chế ra chén rồi sử dụng trong ngày.

Chữa viêm cơ:

Sài đất tươi 50g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g kết hợp với nhau giã nát rồi đắp lên chỗ sưng đau. Duy trì đều đặn sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả bệnh tình.

Chữa viêm tuyến vú:

Hỗn hợp gồm sài đất 50g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, thông thảo 20g, cam thảo đất 16g sắc thành thang uống 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Chữa viêm bàng quang

:Nguyên liệu gồm có sài đất tươi 30g, bồ công anh 20g, mã đề 20g, cam thảo đất 16g. Cho hỗn hợp trên sắc với 1 lít nước rồi đun đến khi còn 1/4 thì tắt bếp, chia làm 2 lần sử dụng sau bửa trưa và bữa tối 30 phút.

Khi sử dụng cây sài đất cần lưu ý những gì?

Trước khi sử dụng các bài thuốc về cây sài đất hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có những thông tin chính xác nhất. Không nên tự ý sử dụng sài đất với các loại thuốc bạn đang uống, điều đó có thể dẫn tới tình trạng tương tác với thuốc và gây ra những triệu chứng có hại tới sức khỏe. Đối với những người có làn da mẫn cảm thì nên thử đắp một chút sài đất lên trên cổ tay. Nếu sau 24h không có dấu hiệu dị ứng thì có thể dùng được.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về cây sài đất và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây. Tuy nhiên tác dụng của các bài thuốc điều chế từ cây sài đất thuộc vào cơ thể của mỗi người. Bạn không nên sử dụng tùy ý mà nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Huế được mệnh danh là thành phố du lịch với vẻ đẹp vừa cổ kính,…

2 giờ ago

Ăn hạt điều rang muối có tác dụng gì?

Hạt điều rang muối là một loại hạt dinh dưỡng phù hợp để ăn vặt,…

9 giờ ago

12 mẹo giúp giảm cân an toàn và hiệu quả

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, bất cứ…

15 giờ ago

Lợi ích của mỡ lợn đối với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng

Mỡ lợn rất tốt cho sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng của mỡ lợn Trong…

20 giờ ago

Mai mực là gì? Tác dụng và bài thuốc từ Mai mực

Mô tả Mai mựcMai mực, còn được gọi là Mai mực cá, Ô tặc cốt,…

1 ngày ago

Giải đáp thắc mắc: 1 tô bún bò bao nhiêu calo?

Bún bò là món ăn Việt Nam được yêu thích trên khắp cả nước. Và…

1 ngày ago