Cách bảo quản khoai tây tươi ngon đến 4 tháng – Bạn đã biết chưa?

Khoai tây là loại rau củ quen thuộc trong căn bếp của nhiều gia đình, nhưng nhiều bà nội trợ vẫn không biết phương pháp bảo quản khoai tây, khiến chúng bị mọc mầm. Khoai tây mọc mầm không chỉ gây phí phạm mà còn có thể gây ngộ độc cho cơ thể nếu vô tình ăn phải. Để tránh tình huống “dở khóc, dở cười” này xảy ra, chị em hãy học ngay 5 cách bảo quản khoai tây tươi ngon đến 4 tháng thật đơn giản và hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Cách bảo quản khoai tây chưa chế biến

Do khoai tây có giá thành rẻ, lại chứa nhiều chất xơ, tinh bột và chất dinh dưỡng nên chúng được rất nhiều bà nội trợ chọn mua với số lượng lớn. Thay vì chế biến cùng một lúc, bạn có thể bảo quản khoai tây tươi sống theo những cách sau:

Bảo quản khoai tây ở nơi nhiệt độ thấp

Nhiệt độ tối ưu để tránh cho khoai tây bị thối, ủng và mọc mầm là từ 6 – 10 độ C. Như vậy, bạn có giữ cho khoai tây tươi trong từ 3-4 tháng liên tục, mà lượng vitamin C vẫn được bảo đảm tuyệt đối.

Bạn cũng cần lưu ý rằng ngay cả khi bảo quản ở nhiệt độ thấp, bạn cũng cần để khoai ở những nơi thoáng mát như bát mở hoặc túi giấy. Bảo quản khoai tây trong hộp kín khiến cho không khí không lưu thông được, hơi ẩm từ khoai tây thoát ra tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc gây mốc, thối khoai.

Bảo quản khoai tây tránh xa ánh sáng

Khác với những loại rau củ quả khác, để khoai tây dưới nguồn sáng mạnh từ mặt trời, đèn huỳnh quang,… có thể khiến lớp vỏ khoai nhanh chóng chuyển thành màu xanh do hình thành chất diệp lục. Ẩn dưới màu xanh tưởng như vô hại này là một lượng lớn chất độc hại solanin khiến cho khoai bị đắng. Không những vậy, cơ thể người khi hấp thụ loại chất này sẽ xảy ra những phản ứng mạnh mẽ như: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt,… Ngay khi tiếp xúc với lưỡi và khoang miệng, chất solanin cũng gây nóng và bỏng rát trong miệng. Nếu tiêu thụ với hàm lượng lớn, chất solanin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của con người, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu như người già và trẻ em.

Không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh, tủ đông

Việc bảo quản khoai tây ở nhiệt độ thấp là rất khó đối với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như ở Việt Nam. Vì vậy, nhiều người hình thành thói quen bảo quản khoai tây trong tủ lạnh hoặc tủ cấp đông. Đây là một thói quen vô cùng nguy hiểm. Việc tiếp xúc với nhiệt độ thấp đột ngột khiến tinh bột có trong khoai biến thành đường khử. Đường khử sau khi chế biến, chiên, rán với nhiệt độ cao sẽ tạo ra các chất gây ung thư acrylamit.

Bên cạnh đó, trong khoai tây sống có rất nhiều nước nên khi bảo quản trong tủ lạnh, lượng nước này sẽ nở ra, tạo thành các tinh thể sắc nhọn phá vỡ cấu trúc thông thường của các tế bào khoai. Điều này làm cho khoai tây sau khi rã đông trở nên nhũn, nhão, không thể sử dụng được.

Bạn chỉ có thể áp dụng phương pháp này với khoai tây đã được chế biến, nấu chín hoặc nấu chín một phần.

Tránh rửa khoai tây trước khi bảo quản

Khoai tây mọc dưới đất nên không tránh được bùn, đất. Lúc này, bạn có thể đặt khoai trong túi giấy mở, rổ, rá hoặc thùng mở. Việc rửa khoai tây sẽ tạo thêm độ ẩm, vừa khiến khoai tây mọc mầm nhanh hơn, vừa giúp vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập làm hỏng khoai.

Để khoai tây tránh xa các thực phẩm khác

Rau củ, trái cây chín sẽ giải phóng khí ethylene. Khoai tây nhận được khí ethylene sẽ nhanh chóng mọc mầm. Vì vậy, bạn nên chú ý để khoai tránh xa các hoa quả chín, đặc biệt là chuối, táo, hành tây và cà chua.

Phương pháp bảo quản khoai tây đã chế biến

Nếu đã chế biến, nấu chín khoai tây mà ăn không hết, bạn nên tham khảo các cách bảo quản khoai tây sau:

Bảo quản trong tủ lạnh

Khoai tây sau khi nấu chín lại càng dễ chảy nước, thiu, hỏng, do tinh bột giải phóng nước khi chúng nguội đi. Vì vậy, bạn nên bọc khoai tây lại bằng màng bọc thực phẩm, hoặc đựng khoai tây trong hộp kín rồi cất trữ trong tủ lạnh. Việc bảo quản khoai tây đã chế biến với nhiệt độ thấp còn làm tăng hàm lượng chất carbohydrate, làm giảm 25% lượng đường có trong khoai tây. Điều này giúp cho những người mắc bệnh thừa cân, béo phì, tiểu đường, huyết áp cao kiểm soát lượng đường sau ăn tốt hơn.

Hơn nữa, tinh bột kháng khoai tây sau khi để lạnh còn tạo ra các chuỗi axit béo trong đường ruột, hỗ trợ các vi khuẩn đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.

Với phương pháp này, bạn nên ăn khoai tây trong từ 3-4 ngày.

Bảo quản khoai tây trong tủ đông

Tủ cấp đông có thể bảo quản khoai tây đã chế biến với số lượng lớn và thời gian lưu trữ lâu hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nên hút chân không để loại bỏ hết không khí có trong túi đựng khoai tây.

Khoai tây cấp đông có thời gian bảo quản lên đến 1 năm mà không bị biến đổi về thành phần. Trước khi ăn, bạn chỉ cần giã đông chúng bằng tủ lạnh và chế biến như bình thường.

Những cách bảo quản khoai tây kể trên thật đơn giản phải không nào! Hãy ghi nhớ những kiến thức bổ ích này trong quá trình nấu nướng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn nhé!

Thu Trang

Nguồn tham khảo: vinmec.com

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Cá mập sông – Sự thật hay lời đồn?

Trong số hơn 400 loài cá mập sinh sống khắp các vùng biển trên thế…

20 phút ago

Cháo rất tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được ăn theo cách này

Cháo là loại thực phẩm bán lỏng, nó có thể nhanh chóng đi vào ruột…

7 giờ ago

Cách ướp gà rán

Gà rán, hay còn gọi là gà chiên là món ăn được nhiều người yêu…

12 giờ ago

Mách mẹ 8 cách làm ngũ cốc giảm cân tại nhà đơn giản nhất

Dùng ngũ cốc yến mạch là phương pháp giảm cân sau sinh lành mạnh và…

19 giờ ago

Đặc sản miền Bắc – Top 25 món ngon hấp dẫn lạ miệng nức tiếng

5.7K Miền Bắc không chỉ được biết đến qua những danh lam thắng cảnh mà…

24 giờ ago

[Cập nhật 7/2022] Giá gà ta hôm nay bao nhiêu tiền 1kg trên thị trường?

Việc tìm hiểu và cập nhập giá gà ta hôm nay không chỉ giúp bạn…

1 ngày ago