Bạn đã biết cách bảo quản bánh mì không bị ỉu chưa?

Bánh mì được làm từ nguyên liệu bột mì và chế biến bằng cách nướng. Do đó, bánh rất dễ bị mềm, ỉu, khô và nhanh bị mốc khi tiếp xúc lâu với không khí. Điều này khiến bạn gặp không ít trở ngại khi muốn giữ bánh mì để tiện chế biến món ăn sau đó. Đừng lo lắng nhé, hãy bỏ túi cách bảo quản mì không bị ỉu mà nhà thuốc Long Châu bật mí cho bạn tiếp theo đây.

Những điều cần biết về bánh mì

Nhiều người rất thích ăn bánh mì nhưng còn chưa biết nhiều về loại thực phẩm thơm ngon này, điển hình như thành phần dinh dưỡng trong bánh mì ra sao, bánh mì bao nhiêu calo cũng như ăn bánh mì có béo không,…

Thành phần dinh dưỡng của bánh mì

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA, trong 100g bánh mì chứa hàm lượng dinh dưỡng gồm có:

  • Chất béo: 3.2g;
  • Natri: 491mg;
  • Kali: 115mg;
  • Cacbohydrat: 49g;
  • Protein: 9g;
  • Canxi: 260mg;
  • Magie: 25mg.

Chửa kể, trong bánh mì còn có hàm lượng chất sắt, vitamin B6,… đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

Bánh mì bao nhiêu calo? Ăn bánh mì có béo không?

Với thành phần dinh dưỡng như trên, nhiều người thắc mắc ăn một ổ bánh mì là đưa bao nhiêu calo vào cơ thể?

Lượng calo trong bánh mì sẽ tùy thuộc vào kích cỡ bánh, ăn bánh mì không với nguyên liệu đi kèm là gồm những gì,… Thông thường, một ổ bánh mì không kích thước trung bình (khoảng 86 – 90g) có khoảng 230 calo, còn với bánh mì đen thì cứ mỗi 100g bánh có khoảng 250 calo.

Trong khi đó, bánh mì sandwich có lượng calo phụ thuộc vào thành phần làm nên nó. Chẳng hạn, sandwich được làm từ bột khô thì lượng calo là 230 calo, làm từ bột trắng lượng calo vào khoảng 275 calo.

Đó là bánh mì không, còn bánh mì thịt thì khác nhé, bao nhiêu calo sẽ tùy thuộc vào việc bạn ăn bánh mì với gì. Chẳng hạn, bạn ăn một ổ bánh mì thịt thông thường chứa khoảng 50 – 60g thịt là bạn đã đưa vào cơ thể lượng calo vào khoảng 380 – 400 calo (gồm lượng calo từ bánh mì, thịt và các gia vị, rau củ khác). Một ổ bánh mì pate sẽ cung cấp khoảng 415 calo, trong khi nếu ăn bánh mì ốp la là bạn nạp vào cơ thể khoảng 340 calo (một quả trứng chứa 75 – 80 calo).

Nhìn chung, lượng calo của các loại bánh mì phổ biến như sau:

  • Ổ bánh mì thịt: Khoảng 400 calo;
  • Ổ bánh mì chả cá: Khoảng 400 calo;
  • Bánh mì sandwich: Khoảng 250 calo;
  • 1 lát bánh mì ngũ cốc: Khoảng 150 calo;
  • 1 lát bánh mì đen: Khoảng 64 – 65 calo.

Với lượng calo đã nêu bên trên, chúng ta có thể thấy nếu bạn chọn bánh mì làm bữa ăn sáng sẽ rất tốt cho sức khỏe vì món ăn này vừa cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể trong cơ thể, đồng thời lại không gây béo phì vì lượng calo của nó vẫn thấp hơn lượng calo trung bình tính cho mỗi bữa ăn trong ngày (mỗi ngày cơ thể cần 2000 calo, chia làm 3 bữa ăn chính).

Những cách bảo quản bánh mì không bị ỉu cực hay mà đơn giản

Như đã đề cập trong bài, các loại bánh mì thường có thời gian bảo quản ngắn, nhanh ỉu, dễ bị khô và ẩm mốc. Do đó, cách bảo quản bánh mì không bị ỉu rất quan trọng để giúp bạn có thể chủ động trong việc chế biến món ăn có bánh mì vào ngày hôm sau nếu bạn dư bánh mì hoặc mua để dành làm bữa sáng.

Dưới đây là những cách bảo quản bánh mì không bị iu bạn có thể tham khảo áp dụng ngay tại nhà:

Bảo quản bằng rau cần tây

Dùng cần tây là mẹo giúp bánh mì giòn ngon, tiện lợi để tận dụng chế biến thành các món ăn ngon vào hôm sau mà bạn có thể tham khảo.

Bỏ gốc, rửa sạch rau cần tây, để thật ráo.

Bỏ bánh mì và thêm vài cọng rau cần vào một túi zip, kéo chặt miệng túi. Qua hôm sau lấy ra thưởng thức, bạn sẽ ngạc nhiên với cách bảo quản độ giòn bánh này đấy.

Sử dụng túi giấy/giấy báo

Cách bảo quản bánh mì không bị ỉu đầu tiên rất đơn giản mà bạn có thể áp dụng đó là dùng túi giấy hoặc giấy báo để giữ bánh.

Thông thường, bánh mì bạn mới mua có thể giữ được độ giòn ngon trong khoảng 6 – 8 tiếng nên bạn hãy dùng túi giấy hoặc giấy báo bọc chúng lại.

Nhiều người còn chưa biết giấy có cơ chế thấm hút mạnh, việc dùng giấy bọc bánh mì lại bảo quản ở nhiệt độ phòng, thoáng mát như trên bàn, trên bếp,… là cách bảo quản bánh mì không bị ỉu vô cùng hiệu quả, giúp bạn qua ngày hôm sau vẫn thưởng thưởng thức được những ổ bánh mì giòn ngon.

Lưu ý cách bảo quản bánh mì không bị ỉu này chỉ giữ được độ giòn bánh qua một đêm và nửa ngày hôm sau thôi nhé.

Dùng giấy bạc

Dùng giấy bạc cũng là một cách bảo quản bánh mì không bị ỉu chị em có thể áp dụng ngay và luôn. Ngoài ra, bọc bánh mì bằng giấy bạc còn rất tiện lợi vì bạn có thể bỏ luôn bánh mì gói giấy bạc vào lò nướng hoặc nướng trên bếp trong khoảng 5 – 7 phút để làm nóng rồi mở ra thưởng thức.

Bảo quản bằng khoai tây/táo

Cách bảo quản bánh mì không bị ỉu bằng khoai tây/táo khá đơn giản. Tương tự cần tây, bạn cho bánh mì cùng vài lát mỏng táo/khoai tây vào túi, kéo miệng túi lại và bảo quản ở nơi thoáng mát.

Bọc kín bánh để trong ngăn đá tủ lạnh

Cách bảo quản bánh mì không bị ỉu này sau khi rã đông và nướng lên là bánh có thể trở lại trạng thái ngon giòn như ban đầu.

Cách làm như sau:

  • Cho vào túi bảo quản: Cho bánh mì vào túi zip, ép từ từ hết không khí trong túi ra, đóng chặt miệng túi rồi cất vào ngăn đá, khi cần ăn lấy ra rã đông. Lưu ý bạn là khi bảo quản trong ngăn đá, bạn hãy chia nhỏ bánh mì ra đủ cho phần ăn một lần vào 1 túi zip để tránh việc mỗi lần ăn bạn phải rã đông hết số bánh mì nhiều hơn lượng cần.
  • Rã đông bánh mì: Với bánh mì đã cắt lát, bạn cho chúng vào lò vi sóng ở nhiệt độ cao trong 15 – 25 giây là bánh sẽ mềm và nóng lại. Nếu cho vào lò nướng thì có thể rã đông bánh bằng cách nướng lại chúng trong 5 phút ở nhiệt độ 152 độ C. Trường hợp bánh mì nguyên ổ, thời gian rã đông sẽ lâu hơn, khoảng 20 – 30 phút trong lò vi sóng.
  • Dùng nước và than hồng để phục hồi lại bánh mì bằng cách nhúng nhanh toàn bộ bánh mì vào nước rồi đặt bánh lên bếp than hồng nướng lại khoảng 8 – 9 phút. Ngoài ra, bạn có thể cho bánh mì vào lò vi sóng nướng ở nhiệt độ 125 độ C trong vòng 5 phút. Hai cách làm này đều giúp bánh mì nhanh chóng giòn ngon trở lại.

Bảo quản bánh mì bằng đường

Cách bảo quản bánh mì này rất hữu dụng vì đường là nguyên liệu không thể thiếu trong bất kỳ gian bếp nào.

Bạn cho bánh mì vào túi, sau đó cho 2 – 3 viên đường hoặc 1 – 2 muỗng canh đường vào, buộc thật kín miệng túi lại là có thể bảo quản bánh mì giòn ngon.

Một số lưu ý khi bảo quản bánh mì

Khi áp dụng cách bảo quản bánh mì không bị ỉu với cần tây, bạn cần phải đảm bảo cần tây thật khô ráo, nếu để cần ướt vào chung bánh mì sẽ tạo cơ hội cho nấm mốc phát triển, khiến bánh mì nhanh hư mà ăn vào cũng dễ bị ngộ độc.

Với cách bảo quản bánh mì với đường, tốt nhất là bạn dùng đường nâu/đường trắng, tránh dùng đường thốt nốt/đường phèn vì kết cấu của hai loại đường này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hút ẩm.

Trong trường hợp bạn quên bảo quản bánh mì ngay khi còn giòn thì có thể áp dụng cách nướng lại bánh mì trên bếp than, lò nướng hoặc lò vi sóng vẫn có thể giúp khôi phục lại độ giòn ngon, nóng hổi thơm phức của bánh như ban đầu.

Trên đây là những thông tin giúp chị em bỏ túi được những cách bảo quản bánh mì không bị ỉu cực hay mà lại vô cùng đơn giản. Hy vọng qua bài viết, chị em đã có được những ổ bánh mì giòn ngon để chế biến món ăn hấp dẫn cho gia đình thưởng thức nhé.

Nam Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

TOP 28 đặc sản Nha Trang làm quà du lịch ngon nức tiếng

Những món quà tặng người thân, bạn bè mỗi khi đi du lịch ở đâu…

4 giờ ago

Cá mập sông – Sự thật hay lời đồn?

Trong số hơn 400 loài cá mập sinh sống khắp các vùng biển trên thế…

10 giờ ago

Cháo rất tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được ăn theo cách này

Cháo là loại thực phẩm bán lỏng, nó có thể nhanh chóng đi vào ruột…

16 giờ ago

Cách ướp gà rán

Gà rán, hay còn gọi là gà chiên là món ăn được nhiều người yêu…

22 giờ ago

Mách mẹ 8 cách làm ngũ cốc giảm cân tại nhà đơn giản nhất

Dùng ngũ cốc yến mạch là phương pháp giảm cân sau sinh lành mạnh và…

1 ngày ago

Đặc sản miền Bắc – Top 25 món ngon hấp dẫn lạ miệng nức tiếng

5.7K Miền Bắc không chỉ được biết đến qua những danh lam thắng cảnh mà…

1 ngày ago