Bột báng là gì? Những điều cần biết khi sử dụng bột báng

Nếu bạn là người yêu thích, thường xuyên chế biến các món chè Việt thì bạn sẽ thấy bột báng xuất hiện trong hầu hết công thức chế biến (nhất là món chè nóng). Vậy thật ra bột báng là gì, trong bài viết hôm nay, Cet.edu.vn sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc này cũng như “bật mí” các thông tin xung quanh loại nguyên liệu này nhé! Nhắc đến các món chè Việt như: chè chuối, chè bắp, chè khoai môn… thì bột báng là thành phần không thể thiếu để tạo nên sức hấp dẫn cho các món chè này. Loại bột này giúp các món chè tạo độ kết dính cũng như tăng hương vị cho chính món chè. Vậy thành phần bột báng bao gồm những gì, ăn nhiều bột báng có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe con người… là những vấn đề mà bạn nên quan tâm khi sử dụng loại nguyên liệu này.

Bột báng là thành phần không thể thiếu trong các món chè Việt. (Nguồn: Internet)

Bột báng là gì?

Bột báng là loại bột được làm từ bột khoai mì, bột báng có hình dạng tròn nhỏ như viên trân châu, khi nấu chín sẽ trong, có độ dai dai. Bột báng tiếng anh được gọi là Tapioca Flour. Bột báng có tính bình, vị ngọt, có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ cho cơ thể để bổ sung khí huyết hư tổn.. Ngày xưa, người ta ăn bột báng thay cho cơm, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều bột báng có thể khiến tay chân cảm thấy nhức mỏi và chúng cũng không đầy đủ lượng tinh bột như cơm. Vì vậy, ngày nay bột báng hầu như chỉ được dùng trong các công thức nấu chè.

Thành phần của bột báng

Theo các chuyên gia phân tích thì trong thành phần của bột báng bao gồm:

  • Nước: 14,8%
  • Protid: 2,6%
  • Lipid: 1,1%
  • Celluloza: 7,6%
  • Dẫn xuất không protein 74,1%
  • Khoáng toàn phần (bao gồm calcium và photpho): 2,5%

Bột báng khi nấu chín sẽ có màu trong, có độ dai dai giúp món chè tạo độ kết dính. (Nguồn: Internet)

Cách sử dụng và bảo quản bột báng đúng

Khi sơ chế bột báng để chuẩn bị chế biến món chè thì bạn nên thực hiện theo các bước sau đây:

  • Lấy lượng bột vừa đủ đem đi rửa sạch với nước lạnh
  • Đun sôi nước, rồi thả bột báng vào.
  • Chờ cho đến khi bột báng chuyển sang màu trắng trong, ăn thấy dẻo dẻo, mềm mềm là có thể tắt lửa. Bạn có thể cho thêm đường vào để tạo độ ngọt cho hạt bột.

Để bảo quản bột báng thì sau khi sử dụng bạn cần cột chặt lại, để ở nơi khô ráo và sạch sẽ.

Cách nhận biết bột báng với các loại bột khác

Bột báng và bột năng

Bột báng thường dễ bị nhầm lẫn với bột năng do chúng cùng được làm từ củ khoai mì và chúng đều được dùng để tạo độ sệt, sánh cho món ăn. Tuy nhiên, chúng khác nhau về hình dạng (bột báng thì được viên tròn nhỏ, bột năng thì dạng mịn) và mục đích sử dụng (bột báng dành cho nấu chè và bột năng dùng để làm các món tráng miệng, súp, nước xốt món Âu…) .

Bột gạo

So với bột báng thì bột gạo thường được làm từ gạo tẻ, hay được dùng trong các công thức làm bánh Á, giúp bánh có độ cứng và giòn.

Bột nếp

Được làm từ gạo nếp, thường được dùng để làm bánh Á, ví dụ như: bánh trôi nước, bánh trôi chay…

Bột mì

Bột mì là loại bột để làm bánh mì. Và bột mì đươc chia cụ thể làm nhiều loại khác nhau để làm bánh mì, bánh cookies hay bánh ngọt…

Bột ngô

Thường được làm từ tâm trắng của hạt bắp, rất mịn, có màu trắng và nhẹ. Tinh bột ngô thường được dùng trong những công thức làm bánh.

Bột khoai tây

Là loại bột ít khi được các chị em nội trợ sử dụng, thường chỉ dùng để tạo độ kết dính nhẹ cho món ăn.

Bột sắn dây

Được làm từ củ sắn dây thường dùng để pha nước uống, nấu chè hay nấu chín để ăn. Bột sắn dây rất tốt cho sức khỏe.

Bột năng cũng được làm củ khoai mì nhưng ở dạng mịn và khác nhau mục đích sử dụng. (Nguồn: Internet)

Mua bột báng ở đâu?

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy bột báng ở các cửa hàng tạp hóa, chợ, siêu thị hay các cửa hàng chuyên bán nguyên liệu làm bánh, tráng miệng. Bột báng thường có giá dao động từ 8,000 – 12,000 đồng/ 100 gram.

Bột báng sơ chế đơn giản nhưng lại góp phần tăng hương vị cho các món chè. (Nguồn: Internet)

Tổng kết

Hy vọng thông qua những thông tin mà bài viết mang đến, bạn đã nắm rõ được bột báng là gì, cách sử dụng và phân biệt bột báng với các loại bột khác. Với những bài viết về kiến thức nguyên vật liệu, chế biến các món ăn thì Cet.edu.vn chúc bạn ngày càng giỏi bếp núc, tự tay mình làm ra nhiều món ngon dành cho mọi người.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Giải đáp: Bà bầu ăn hến được không?

Khi mang thai, chế độ ăn uống là vấn đề được mẹ bầu quan tâm…

2 giờ ago

Bột mì số 8 là gì? Bột mì số 8 làm bánh gì?

Với học viên bếp bánh buổi đầu, khi tiếp xúc nguyên liệu làm bánh -…

8 giờ ago

Top những món ăn ngon và nổi tiếng nhất của ẩm thực Thái Lan

Được mệnh danh “xứ sở chùa Vàng”, không chỉ có chùa chiền mà văn hóa…

14 giờ ago

Đường trong mạch nha là gì?

Sản phẩm Mạch nha chuẩn có hai thành phần chính đó là Gạo hoặc Nếp…

20 giờ ago

Lợi ích tuyệt vời của đậu đỏ

1. Giảm cân Hạt đậu đỏ rất có ích cho những ai đang muốn giảm…

1 ngày ago

Bí quyết để có món mì Spaghetti ngon đúng điệu

Nếu bạn là tín đồ của ẩm thực phương Tây thì không thể bỏ qua…

1 ngày ago