Mang bầu ăn cua được không? Công dụng của cua với mẹ bầu

Cua là thực phẩm có chứa nhiều chất đạm, canxi và các chất dinh dưỡng khác. Cua mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường chức năng tim mạch, cải thiện sức khỏe miễn dịch và nhiều công dụng tuyệt vời khác. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn e ngại không biết bầu ăn cua được không? Ở bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.

Bầu ăn cua được không?

Cua là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của mỗi gia đình Việt, là nguồn cung cấp năng lượng và chất đạm cho người dân. Cua có thể được đánh bắt ngay tại biển với số lượng lớn. Bên cạnh đó, cua có quanh năm, tập trung nhiều nhất vào giai đoạn chuyển giao mùa hè và mùa thu.

Bên cạnh đó, cua có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng như món canh cua, bún riêu cua hay bánh canh cua. Ngoài ra, cua thường được xay hoặc giã nhuyễn, lọc lấy nước, từ đó chế biến thành các món ăn. Cua có vị mặn mặn pha chút vị ngọt của thịt cua cùng chút vị tanh đặc trưng.

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100 gam cua bỏ đi phần yếm và phần mai sẽ chứa thành phần dưỡng chất như sau:

  • Tổng năng lượng: 89 kcal.
  • Mỡ (lipid): 3,3 g.
  • Chất xơ: 0 g.
  • Carbohydrate: 2 g.
  • Đạm (protein): 12,3 g.
  • Nước: 74,4 g.
  • Canxi: 5,040 mg.
  • Phospho: 430 mg.
  • Sắt: 4,7 mg.

Cua là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng lớn đạm với chất lượng tốt, cung cấp đa dạng các loại axit amin thiết yếu cho cơ thể.

Theo nghiên cứu, trong cua có chứa 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, bao gồm: Lysine, methionine, valine, leucin, isoleucine, tryptophan, threonine và phenylalanine. Vì vậy, câu trả lời cho thắc mắc “Bầu ăn cua được không?” là được.

Lợi ích của cua đối với bà bầu

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch bà bầu

Trong thịt cua có chứa nhiều axit béo omega-3. Loại axit béo này sẽ giúp cân bằng hàm lượng cholesterol có trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa tại mạch máu. Điều này sẽ giúp giảm gánh cho tim, tăng cường chức năng tuần hoàn và ngăn ngừa biến cố tim mạch trong tương lai.

Mặt khác, mẹ bầu thường dễ lo lắng, căng thẳng trong thời gian thai kỳ. Điều này có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng tới thai nhi. Bổ sung món ăn được chế biến từ cua vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát và điều hòa huyết áp hiệu quả.

Bên cạnh đó, axit béo omega-3 không chỉ tốt cho chị em mà còn tốt cho sự phát triển não bộ và hệ tim mạch của trẻ nhỏ.

Phòng ngừa dị tật thai nhi

Trong cua có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, trong đó có hàm lượng cao vitamin B9. Đây là loại vitamin cần thiết cho mẹ bầu và em bé, giúp phòng tránh các dị tật bẩm sinh.

Ngoài thịt cua, vitamin B9 cũng có nhiều trong một số loại trái cây và rau củ khác. Mẹ bầu có thể đưa cua vào nguyên liệu cho thực đơn hàng ngày giúp bữa ăn thêm hấp dẫn, phong phú.

Ngăn ngừa thiếu máu

Sắt là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở bà bầu và thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu cần được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết mỗi ngày. Thịt cua là một thực phẩm có chứa nhiều sắt giúp bà bầu phòng ngừa tình trạng thiếu máu, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung nguồn sắt thông qua nhiều loại thực phẩm khác hoặc bằng viên uống theo sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Tăng cường sức khỏe xương khớp

Canxi và phospho là hai loại khoáng chất quan trọng tham gia quá trình tạo xương và răng. Trong thịt cua có chứa nhiều phospho và canxi giúp tăng cường hệ thống xương khớp chắc khỏe.

Bởi vậy, ăn cua thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng đau xương khớp, đồng thời phòng chống hiện tượng loãng xương sớm trong tương lai. Từ đó, chị em có thể giữ vững lối sống năng động, khỏe mạnh trong và sau thời kỳ thai nghén.

Cải thiện hệ miễn dịch

Cua cung cấp đa dạng hoạt chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào trong cơ thể khỏi gốc tự do có hại, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Không chỉ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp chị em phòng ngừa bệnh lây lan từ môi trường tấn công cơ thể mỗi ngày như cảm cúm và bệnh nhiễm trùng khác.

Một số tác dụng phụ gặp phải khi ăn cua trong thai kỳ

Mặc dù cua là một loại thực phẩm mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ bầu, tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý một số tác dụng phụ dưới đây của cua:

  • Cua chứa nhiều đạm: Nếu ăn quá nhiều cua, mẹ bầu có thể gặp phải một số vấn đề liên quan tới đường tiêu hóa, đồng thời tạo áp lực lớn cho thận.
  • Cua có chứa nhiều purin: Purin trong cua có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout ở mẹ bầu ăn quá nhiều.
  • Cua chứa nhiều chất béo và cholesterol, vì vậy những mẹ bầu đang mắc bệnh cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, viêm túi mật,… cũng cần hạn chế tiêu thụ cua.

Cách ăn cua đúng và an toàn trong thai kỳ

Tuy các món ăn làm từ cua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu và thai nhi, chị em vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau trước khi thưởng thức món cua, đó là:

  • Hạn chế ăn cua và các món ăn có chứa cua vào bữa tối. Trong cua chứa nhiều năng lượng và chất đạm có thể khiến mẹ bầu khó tiêu, đầy bụng gây ngủ không ngon giấc hay khó đi vào giấc ngủ. Thông thường, thời điểm tốt nhất để ăn cua là vào bữa trưa.
  • Nếu ăn cua cũng như các món nhiều đạm vào buổi tối, mẹ bầu có thể vận động nhẹ nhàng như đi bộ để giảm tình trạng chướng bụng, khó tiêu.
  • Ăn cua với lượng vừa phải vì trong cua có chứa một lượng thủy ngân nhất định cùng một số độc tố khác. Chuyên gia khuyến cáo trong một tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa 168 gam cua và chia thành hai bữa ăn khác nhau.
  • Không ăn thịt cua sống hay chưa chín kỹ, tránh ăn gỏi cua, nước cua sống vì trong thịt cua có chứa lượng nhỏ độc tố, có thể gây hại cho sức khỏe bà bầu nếu ăn sống. Đồng thời, cua bắt tại đồng có thể chứa các loại ký sinh trùng như sán lá phổi.
  • Nếu cua đã nấu chín nên ăn luôn, không nên bỏ phần thịt cua thừa trong tủ lạnh để ăn tiếp.
  • Nên mua cua tươi, tránh mua thịt cua đông lạnh hay mua cua được đánh bắt ở vùng nước bẩn, ô nhiễm, chứa nồng độ thủy ngân cao.
  • Nên mua các loại cua cũng như thực phẩm khác tại những cơ sở buôn bán uy tín, có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.
  • Ngoài các món với cua, mẹ bầu cần có một thực đơn ăn uống cân bằng cung cấp đầy đủ bốn nhóm chất thiết yếu bao gồm: Tinh bột, mỡ, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Bầu ăn cua được không?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Trong thời gian mang thai, bà bầu và em bé cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng cân bằng, đa dạng cũng như các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Món ăn được chế biến từ cua sẽ là nguồn cung cấp năng lượng, chất đạm cùng các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Cách bảo quản khoai tây đã gọt vỏ cực đơn giản

Khoai tây là một loại thực phẩm phổ biến được chế biến thành nhiều món…

6 giờ ago

Cây Lá Đắng : Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả

Thông tin chungTên tiếng Việt: Cây Lá đắng, Cây mật gấu, Hoàn liên ô rô,…

11 giờ ago

Nấm là gì? Nấm có phải là thực vật không? Tìm hiểu về nấm từ A-Z

Không hề ít người đến nay vẫn chưa hề biết về “nấm là gì”. Bởi…

17 giờ ago

Những loại quả chứa chất độc cần thận trọng khi ăn

Khi thưởng thức các loại quả này chớ dại nuốt hạt của chúng vào bụng…

23 giờ ago

Ăn Buffet là gì? Các loại hình buffet phổ biến thường gặpBuffet là gì?Thật ra…

1 ngày ago

Ăn mít có béo không? Có mập không? – không tăng cân

Theo bác sĩ Phạm Hồng Sơn (Chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bệnh…

1 ngày ago