Cách bảo quản khô mực được lâu cực hữu ích mà bạn nên biết

Mực khô hay các loại hải sản khô dù đã được sấy (phơi nắng) thật khô rồi nhưng vẫn không tránh được tình trạng bị nấm mốc nếu như bạn bảo quản không đúng cách. Một khi nhiễm nấm mốc, bạn chỉ có thể bỏ toàn bộ; điều này sẽ gây ra sự lãng phí lớn. Do đó, để có thể bảo quản khô mực cũng như các loại hải sản khô được lâu, không bị nấm mốc, giữ được chất dinh dưỡng; bạn phải biết cách bảo quản chúng thật đúng cách. Tham khảo bài viết sau đây, Mailey chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn khi cần đấy

1. Đối với mực một nắng

Đúng như với tên gọi, mực 1 nắng chỉ phơi đúng 1 nắng, không phơi đi phơi lại. Do đó, bên ngoài dù đã khô ráo nhưng bên trong vẫn rất tươi ngon.

Loại mực này bạn cần phải bảo quản thật cẩn thận, nếu không mực sẽ rất nhanh hư và sinh ra nấm mốc.

Bạn cho mực vào túi nilong, buộc chặt lại (nếu có thể hút chân không thì càng tốt), bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh hoặc tủ đông; cách này có thể bảo quản mực từ 6-8 tháng đấy. Mực một nắng tuyệt đối không thể bảo quản dưới nhiệt độ phòng được nên các bạn lưu ý nhé.

2. Đối với khô mực khô

Trước tiên bạn bọc mực lại bằng giấy báo sạch, cho vào túi nilong thật khô cột chặt và ép hết không khí ra ngoài. Cho tiếp vào một hũ kín có nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, điều này giúp hạn chế tối đa mực bị ẩm hoặc ám mùi những đồ ăn khác, gây ảnh hưởng đến hương vị.

Tuy nhiên, bạn nên dùng dần trong khoảng 3 tháng thôi nhé, vì để lâu sẽ khiến mực mất ngon

Lưu ý nhỏ: không để khô mực cùng ngăn hoặc gần những thực phẩm tươi sống khác vì vi khuẩn sẽ có nguy cơ lây lan, xâm nhập làm ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản khô mực

3. Bảo quản khô mực khi không có tủ lạnh

Tương tự như cách bảo quản khô mực, sau khi bọc bằng báo và túi nilong, bạn treo túi mực ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh phơi những nơi ẩm ướt hay côn trùng dễ xâm nhập.

Mỗi tuần, bạn lấy khô mực ra phơi lại dưới ánh nắng Mặt Trời 1 lần, điều này giúp hạn chế sự hình thành của nấm mốc cũng như giúp mực được bảo quản lâu hơn

*NHỮNG LƯU Ý CHUNG KHI BẢO QUẢN KHÔ MỰC

  • Không sử dụng khô mực có các dấu hiệu lạ như: biến chất, nổi mốc, có mùi hôi lạ. Không nên tiếc mà sử dụng hay chế biến lại nhé
  • Khi khô mực đã bảo quản được khoảng 1 tháng mà có xuất hiện vệt trắng, bạn nên đem mực rửa sạch, phơi nắng cho khô và dùng liền
  • Khi thấy mảng bám xanh trên khô mực, bỏ đi ngay lập tức, không nên ăn
  • Khô mực sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh rã đông, bạn có thể chế biến rim, xào, nướng tuỳ ý. Không nên cất lại vào tủ lạnh để đảm bảo giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng vốn có.
admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

12 mẹo giúp giảm cân an toàn và hiệu quả

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, bất cứ…

6 phút ago

Lợi ích của mỡ lợn đối với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng

Mỡ lợn rất tốt cho sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng của mỡ lợn Trong…

6 giờ ago

Mai mực là gì? Tác dụng và bài thuốc từ Mai mực

Mô tả Mai mựcMai mực, còn được gọi là Mai mực cá, Ô tặc cốt,…

12 giờ ago

Giải đáp thắc mắc: 1 tô bún bò bao nhiêu calo?

Bún bò là món ăn Việt Nam được yêu thích trên khắp cả nước. Và…

18 giờ ago

10 Bí quyết để có Cơ thể khỏe mạnh, Sức khỏe tốt

Sức khỏe là vốn quý nhất. Ai cũng nghĩ vậy, làm thế nào để có…

1 ngày ago

Bánh bột lọc bao nhiêu calo? Có phù hợp cho người giảm cân không?

Bánh bột lọc dai dai nóng hổi có nhân tôm thịt tạo vị mặn ăn…

1 ngày ago