Bánh đúc nóng bao nhiêu Calo? Cách ăn không béo

Bánh đúc nóng là món ăn yêu thích của nhiều người. Một câu hỏi được nhiều bạn quan tâm nhất là bánh đúc nóng bao nhiêu calo? Ăn có mập không? Có bí quyết nào để ăn mà không béo không? Hãy cùng supperclean.vn giải đáp các câu hỏi trên trong bài viết này nhé!

Bánh đúc nóng bao nhiêu calo?

Để trả lời cho câu hỏi “bánh đúc nóng bao nhiêu calo?”, trước tiên ta cần phải nắm rõ các nguyên liệu được dùng để làm bánh. Bởi, tổng lượng calo của món ăn được xác định bằng lượng calo của các nguyên liệu tạo thành.

Bánh đúc ăn rất mềm, mịn và dẻo quánh. Nguyên liệu chính để làm bánh thường là bột gạo tẻ, bột nếp và bột năng. Tỉ lệ giữa các loại bột như thế nào còn phụ thuộc cách chế biến của mỗi người; nhưng thành phần chủ yếu vẫn là bột gạo tẻ.

Bánh đúc nóng bao nhiêu calo?

Ăn kèm với bánh đúc gồm có nước mắm pha chua ngọt nóng hổi, thịt lợn xào mộc nhĩ thơm phức, hành tím phi vàng giòn và rau mùi. Như vậy, ước tính mức calo trong một bát bánh đúc nóng cỡ vừa dao động khoảng 485 – 550 calo. Lượng calo này tương đương với lượng calo cần nạp trong một bữa ăn chính của người trưởng thành.

Ăn bánh đúc nóng có mập không?

Chắc hẳn qua những thông tin trên, bạn đã tìm cho mình câu trả lời bánh đúc nóng bao nhiêu calo rồi phải không? Vậy ăn bánh đúc có mập không? Cùng mình tìm hiểu ngay nhé!

Với hàm lượng khoảng 500 calo, một bát bánh đúc nóng có khả năng cung cấp đủ năng lượng tương đương với 1 bữa ăn chính. Bởi vậy, nếu bạn ăn 1 bánh đúc nóng thay cho bữa chính thì việc tăng cân là rất hiếm.

Tuy nhiên, nhiều bạn có xu hướng thưởng thức bánh đúc như một món ăn vặt. Điều này dẫn đến tình trạng dư thừa calo và khiến cơ thể mập lên. Bên cạnh đó, bánh đúc nóng ăn rất ngon và nghiền, có thể ăn cùng lúc từ 2 – 3 bát khiến hàm lượng calo dư thừa bị nhân lên nhiều lần.

Ăn bánh đúc nóng có béo không?

Hơn nữa, thành phần chủ yếu của bánh đúc nóng là tinh bột hấp thu nhanh. Nhóm thực phẩm này có thể khiến bạn nhanh đói và cần phải nạp nhiều thực phẩm hơn để thỏa mãn. Ngoài ra, hàm lượng chất béo trong thịt lợn, mỡ phi hành cũng là nguyên nhân khiến cơ thể tích tụ nhiều mỡ thừa. Cho nên việc lựa chọn chỗ ăn cũng vô cùng quan trọng, với nguyên liệu đảm bảo sẽ giảm tối đa được lượng chất dư thừa. Bạn có thể tham khảo thêm Top 3 quán bánh đúc nóng ngon nhất Hà Nội để có nhiều lựa chọn cho mình.

Cách ăn bánh đúc nóng “không béo”?

Nếu bạn vẫn muốn ăn bánh đúc nóng mà không muốn tăng cân thì cần phải chế biến và ăn đúng cách. Cụ thể như sau:

  • Tự làm bánh tại nhà thì vì ra ngoài ăn để kiểm soát hàm lượng calo nạp vào cơ thể và đảm bảo vệ sinh hơn.
  • Thay vì dùng bột gạo, bạn có thể thay thế bằng bột yến mạch hữu cơ nguyên chất. Bởi yến mạch thuộc nhóm tinh bột hấp thu chậm, có nhiều chất xơ, tốt cho hệ tim mạch và giúp no lâu hơn.
  • Dùng thịt ức gà thay thế cho thịt lợn và giảm bớt lượng dầu khi xào với mộc nhĩ.
  • Sử dụng nồi chiên không dầu làm hành phi để giảm lượng hàm chất béo xấu nạp vào cơ thể. Dùng đường ăn kiêng thay thế cho đường hóa khi pha nước chấm.
  • Cuối cùng, dùng bánh đúc nóng như một bữa ăn chính thay vì coi chúng là món ăn vặt.
Món bánh đúc nóng “siêu” healthy từ bột yến mạch nguyên chất

Bí quyết ăn để không béo mà các chị em nên biết

“Ăn mà không béo” là ước muốn của hầu hết các chị em phụ nữ. Vậy có cách nào để vừa được ăn ngon mà vẫn có một body quyến rũ, không chút mỡ thừa hay không? Câu trả lời là có thể nếu như bạn áp dụng các quy tắc dưới đây của chúng tôi:

Kiểm soát khẩu phần ăn

Nguyên nhân khiến chúng ta béo lên mỗi ngày là do dư thừa năng lượng, hay còn gọi là dư thừa calo. Bởi vậy, kiểm soát khẩu phần ăn sẽ giúp bạn biết được mình ăn như vậy là đủ hay chưa, có bị nhiều quá hay ít quá hay không.

Để biết cơ thể cần nạp lượng calo là bao nhiêu, chúng ta sẽ quan tâm đến hai chỉ số BMR và TDEE. Cách tính hai chỉ số này như thế nào đã được mình giải thích rất rõ trong bài viết Chỉ số BMI, BMR & TDEE là gì? Cách tính & bảng tỉ số chuẩn, các bạn có thể đọc và tham khảo.

Ngoài ra, để kiểm soát khẩu phần ăn, chúng ta nên tự nấu tại nhà thay vì ra ngoài ăn. Cách làm này sẽ giúp bạn được dùng nguồn thực phẩm tươi sống, đảm bảo vấn đề vệ sinh toàn và tránh tiêu thụ quá nhiều calo dẫn đến tăng cân.

Kiểm soát khẩu phần ăn

Chọn thực phẩm chất lượng, giàu dinh dưỡng

Nhiều bạn cho rằng muốn giảm cân hay muốn duy trì cân nặng thì chỉ cần cắt giảm lượng calo nạp hoặc ăn đủ TDEE là được. Tuy nhiên, quan điểm này chưa chính xác hoàn toàn. Cắt giảm calo xuống mức tối thiểu sẽ giúp cơ thể giảm cân nhanh chóng nhưng dễ bị chững cân và có khả năng ăn nhiều trở lại.

Vì vậy, bạn chỉ nên cắt giảm khoảng 300 – 400 calo so với lượng năng lượng cần của cơ thể. Bên cạnh đó, hãy ưu tiên lựa chọn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe để vừa đảm bảo cơ thể nạp đủ chất mà vẫn có một vóc dáng đẹp.

Ưu tiên nguồn thực phẩm “chất lượng”, giàu giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn thường ngày

Dưới đây là một số kinh nghiệm lựa chọn thực phẩm mà các bạn nên tham khảo:

  • Ưu tiên nhóm thực phẩm lành mạnh, giàu giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe như:
  • Tinh bột: Lựa chọn nhóm tinh bột có khả năng hấp thu chậm (yến mạch, gạo lứt, khoai lang, bún nưa, bánh mì nguyên cám,…).
  • Với protein: Nên sử dụng thịt trắng (như ức gà) thay vì tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,…). Bên cạnh đó, đậu phụ và các thực phẩm họ đậu (đậu gà, đậu lăng,…) cũng chứa hàm lượng protein rất lớn, thích hợp với những bạn có lối sống xanh.
  • Chất béo: Sử dụng dầu oliu, dầu thực vật để thay thế cho mỡ động vật hay các loại dầu biến đổi gen
  • Hạn chế nạp đường hóa học, bánh ngọt, thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ vào cơ thể.
  • Bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi vào thực đơn hàng ngày. Hạn chế ăn các loại trái cây có hàm lượng đường cao như mít, vải, nhãn, sầu riêng,…

Xây dựng thói quen ăn uống khoa học

Một bữa ăn khoa học cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sau: Tinh bột (chiếm khoảng 20% tổng năng lượng cần), protein (20%), chất béo (10%) và chất xơ, vitamin (chiếm 50%).

Thay vì ăn quá nhiều, bạn chỉ nên ăn no khoảng 80%. Có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để cơ thể không bị đói nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng calo cần nạp.

Bên cạnh đó, nên hình thành thói quen “ăn chậm, nhai kỹ” để cảm nhận rõ hương vị thức ăn và giúp cơ thể no lâu hơn. Bạn cũng không nên quá khắt khe với chế độ ăn của mình. Nếu cơ thể thèm món ăn nào đó thì hãy thỏa mãn nhưng vẫn phải nằm trong tầm kiểm soát. Hoặc có thể tìm cách chế biến món ăn đó theo một cách healthy hơn.

Phân chia khẩu phần ăn lành mạnh và khoa học

Siêng tập thể dục

Mặc dù vận động chỉ quyết định khoảng 15 – 20% hiệu quả của quá trình giảm cân. Tuy nhiên, vận động có tác dụng đốt cháy năng lượng và hạn chế tình trạng tích tụ mỡ thừa. Từ đó, giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, linh hoạt và một body săn chắc.

Bạn có thể lựa chọn bất kỳ môn thể thao nào mà mình yêu thích như tập gym, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,…

Chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày

Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi bánh đúc nóng bao nhiêu calo và một số bí quyết ăn để không mập. Hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích giúp chị em phụ nữ có thể hình thành cho mình thói quen ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe và có một cơ thể đẹp.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

[Cập nhật 7/2022] Giá gà ta hôm nay bao nhiêu tiền 1kg trên thị trường?

Việc tìm hiểu và cập nhập giá gà ta hôm nay không chỉ giúp bạn…

1 giờ ago

Bánh tráng cuốn bơ bao nhiêu calo và ăn có mập không?

Bánh tráng cuốn bơ bao nhiêu calo và ăn có mập không? Bánh tráng cuốn…

8 giờ ago

Công dụng của ngò rí khiến ai cũng bất ngờ

Công dụng của ngò rí có thể nói là vô vàn đối với sức khỏe.…

13 giờ ago

Tín dụng xanh: Xu hướng phát triển kinh tế bền vững 04/07/2017 14:05:00 3301

Đứng trước những thách thức to lớn từ hậu quả của biến đổi khí hậu,…

19 giờ ago

Calo là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên bao bì hàng hóa, thực…

1 ngày ago

Những sai lầm tai hại khi ăn cà chua có thể khiến bạn ngộ độc, suy giảm chức năng thận

Công dụng chữa bệnh của cà chua Trong thành phần của cà chua có chứa…

1 ngày ago