Mẹ sau sinh ăn mít được không? Những lưu ý quan trọng mẹ cần biết

Rất nhiều người thường cho rằng ăn mít sau sinh có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của bé. Vậy mẹ bỉm sau sinh ăn mít được không? Cùng chuyên mục Thai Kỳ của AVAKids đi tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nhé!

1Sau sinh ăn mít được không?

Ông bà ta thường cho rằng mít rất nóng nên việc ăn mít sau sinh có thể gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng sữa và sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng mít giúp tăng khả năng tiết sữa sau sinh. Do vậy, mẹ sau sinh nên bổ sung mít vào thực đơn hằng ngày của mình.

Bên cạnh đó, mít còn là loại trái cây chứa rất ít calo nhưng lại chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất có lợi như vitamin A, C, B2, canxi, kali, sắt, natri, kẽm,… Đặc biệt là lượng vitamin C dồi dào giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do, kích thích sản sinh tế bào, tăng sức đề kháng và giúp răng chắc khỏe.

Các mẹ sinh mổ cũng không cần lo lắng việc ăn mít sẽ giảm khả năng hồi phục của vết mổ sau sinh. Ngược lại, lượng protein có trong mít có thể giúp kích thích sản sinh ra nhiều hồng cầu bù vào lượng máu bị thiếu hụt sau khi sinh mổ, nhờ vậy mà mẹ phục hồi sau sinh nhanh chóng.

1Lợi ích khi bà đẻ ăn mít đúng cách

Nếu mẹ sau sinh ăn mít đúng cách thì rất tốt cho sức khỏe. Sau đây là những lợi ích tuyệt vời mà quả mít mang đến cho mẹ sau sinh:

Sau sinh ăn mít giúp cải thiện sức khỏe

Theo một số nghiên cứu, cứ 100g mít lại chứa 95 calo và chứa hàm lượng vitamin nhóm B khá cao, bao gồm vitamin B6, niacin, riboflavin và axit folic. Có thể nói mít là món ăn giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ, tăng cường sức khỏe rất tốt cho bà đẻ, nhất là những người có sức đề kháng kém, dễ bị bệnh.

Sau sinh ăn mít giúp cải thiện sức khỏe

Ngừa nhức mỏi xương khớp

Sau sinh cơ thể mẹ thường rất yếu ớt, tần suất vận động cũng giảm theo gây ra hiện tượng xương khớp bị cứng. Trong mít chứa hàm lượng magie cao, do đó khi bổ sung mít vào thực đơn dinh dưỡng với liều lượng phù hợp giúp quá trình hấp thụ canxi diễn ra tốt hơn nhờ vậy xương chắc khoẻ và không bị tê cứng.

Ngoài mít, mẹ sau sinh nên ăn các thực phẩm thịt, cá, hải sản,… chứa nhiều chất sắt và canxi giúp ngăn ngừa hiện tượng nhức mỏi xương khớp tốt hơn.

Giúp lợi sữa cho bà đẻ

Mít còn được biết tới là một loại trái cây lợi sữa rất tốt cho mẹ bỉm, nhất là phần lá mít và quả mít non giúp điều trị tắc tia sữa. Do vậy, ngoài bữa chính, mẹ đừng quên bổ sung mít như một món tráng miệng bổ dưỡng cho mình nhé!

Bổ sung lượng máu sau sinh

Mít chứa lượng khoáng chất sắt, magie, canxi, phốt pho dồi dào. Do vậy, ăn mít sau sinh sẽ giúp kích thích cơ thể mẹ sản sinh hồng cầu, bù lại lượng máu đã bị hao hụt và hỗ trợ cho quá trình hồi phục sau sinh.

Mít giúp cơ thể sản sinh hồng cầu, bù lương máu bị hao hụt

3Sau sinh bao lâu ăn được mít?

Thông thường, sau sinh tuỳ cơ địa mẹ bầu có thể mất tới khoảng từ 7 – 14 ngày để hồi phục và ổn định sức khoẻ. Thậm chí lâu hơn khoảng hơn 6 tuần với các mẹ sinh mổ. Mẹ chỉ nên ăn mít khi cơ thể hồi phục, các cơ quan bên trong như hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.

Do vậy, nếu muốn cơ thể hấp thu được hết giá trị dinh dưỡng có trong mít, mẹ bỉm sinh thường nên ăn mít sau 1 -2 tuần và mẹ bỉm sinh mổ nên ăn sau 1 – 2 tháng. Nếu ăn quá sớm có thể khiến mẹ bỉm gặp tình trạng khó tiêu, đầy bụng và kéo theo nhiều tác động xấu về sức khỏe.

4Cách phân biệt mít ngon và mít ngâm hóa chất

Chất lượng mít ảnh hưởng rất lớn tới nguồn sữa và sức khỏe của mẹ. Dưới đây AVAKids sẽ hướng dẫn các mẹ cách phân biệt mít chín ngon và mít ngâm hóa chất:

  • Phần vỏ và gai: Quả mít chín cây tự nhiên thường có phần vỏ mềm, mắt tròn, gai không nhọn và thưa. Còn với loại mít ngâm tẩm hoá chất phần gai sẽ nhọn hơn, mắt nhỏ và vỏ dày.
  • Phần mủ mít: Mít chín cây sẽ ít mủ hơn trong khi mít hoá chất sẽ nhiều mủ, loãng và chảy ra nhiều khi bổ.
  • Phần múi mít: Mít chín cây múi thường có màu vàng óng, xơ vàng nhạt hoặc trắng ngà, vị bùi và ngọt đậm. Trong khi mít chín ép múi lại có màu vàng nhạt, bị sượng, không có vị ngọt và bùi.
  • Phần hương thơm: Mít chín tự nhiên có hương thơm ngào ngạt, trong khi chín ép thì mùi nhẹ hơn hoặc không có mùi.
  • Âm thanh: Mít chín cây khi vỗ phát ra âm thanh bình bịch.
  • Mùa mít là vào từ tháng 6 – tháng 8, nếu muốn mua mít ngon mẹ nên chọn mua mít vào thời điểm đúng vụ.

5Một số món ăn ngon từ mít giúp lợi sữa cho mẹ sau sinh

Mít non nấu giò heo

Ngoài bổ sung mít như một loại trái cây tráng miệng mẹ có thể thử làm món mít non nấu giò heo với hiệu quả lợi sữa và giá trị dinh dưỡng rất cao. Cách làm món này như sau:

  • Đầu tiên mẹ thái mít đã chuẩn bị dày khoảng 1cm, rửa sạch và để ráo nước.
  • Giò heo làm sạch và ướp với gia vị hành, tiêu, muối. Tiếp đến, mẹ cho giò heo vào nồi dầu sôi, đảo đến khi săn lại và cho nước vào.
  • Khi nước sôi thì cho mít non đã thái và đảo đều. Đun nhỏ lửa cho đến khi mít và giò nhừ thì tắt bếp. Vậy là các mẹ đã có món mít non nấu giò heo để thưởng thức rồi đấy!

Mít non nấu giò heo

Canh mít non cho bà đẻ

Với món canh mít non các mẹ có thể làm như sau:

  • Đầu tiên, với phần mít non mẹ thái mỏng, xé nhỏ. Tôm lột vỏ, bỏ đầu đuôi, rút chỉ ở sống lưng, rửa sạch, giã nhỏ và ướp gia vị. Rau ngót rửa sạch, để ráo.
  • Khi tôm đã thấm gia vị, mẹ cho vào xào cùng với hành cho đến khi săn lại. Sau đó đổ vào một lượng vừa đủ, bỏ mít vào đun đến khi chín mềm thì cho thêm rau ngót vào. Cuối cùng mẹ nêm nếm thêm các loại gia vị cho vừa miệng và tắt bếp.

6Một số lưu ý khi ăn mít sau sinh

Không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng cũng như lợi ích về sức khoẻ mà mít đem tới cho bà đẻ, tuy nhiên các mẹ cũng cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

  • Mít chứa lượng đường lớn do vậy những mẹ mắc bệnh như tiểu đường, gan nhiễm mỡ,… nên hạn chế bổ sung loại quả này, vì nó có thể dẫn tới tăng đường huyết, nóng gan và nhiều hệ luỵ sức khoẻ khác.
  • Nên ăn mít sau các bữa ăn chính từ 1 – 2 tiếng, tránh ăn vào buổi tối có thể dẫn tới khó tiêu, đầy bụng.
  • Xây dựng chế độ ăn sau sinh đa dạng hoa quả để cân bằng các vitamin và khoáng chất trong cơ thể.
  • Không ăn mít nếu các mẹ đã có tiền sử bị dị ứng với loại quả này.
  • Mẹ bỉm nên ăn mít với lượng vừa đủ, chỉ nên ăn từ 60 – 80g một ngày và giãn cách 3 – 4 ngày ăn 1 lần để không bị phản tác dụng.

Sản phụ cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh hậu sản sau sinh như trầm cảm sau sinh, hậu sản mòn, băng huyết sau sinh, bị trĩ sau sinh.

Trên đây là những thông tin về vấn đề sau sinh ăn mít được không mà AVAKids muốn chia sẻ đến các mẹ. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo. Để có được những hướng dẫn cụ thể, mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng uy tín.

Tổng hợp Tạ An Ninh

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Cháo rất tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được ăn theo cách này

Cháo là loại thực phẩm bán lỏng, nó có thể nhanh chóng đi vào ruột…

6 giờ ago

Cách ướp gà rán

Gà rán, hay còn gọi là gà chiên là món ăn được nhiều người yêu…

12 giờ ago

Mách mẹ 8 cách làm ngũ cốc giảm cân tại nhà đơn giản nhất

Dùng ngũ cốc yến mạch là phương pháp giảm cân sau sinh lành mạnh và…

18 giờ ago

Đặc sản miền Bắc – Top 25 món ngon hấp dẫn lạ miệng nức tiếng

5.7K Miền Bắc không chỉ được biết đến qua những danh lam thắng cảnh mà…

24 giờ ago

[Cập nhật 7/2022] Giá gà ta hôm nay bao nhiêu tiền 1kg trên thị trường?

Việc tìm hiểu và cập nhập giá gà ta hôm nay không chỉ giúp bạn…

1 ngày ago

Bánh tráng cuốn bơ bao nhiêu calo và ăn có mập không?

Bánh tráng cuốn bơ bao nhiêu calo và ăn có mập không? Bánh tráng cuốn…

2 ngày ago