Bầu ăn bánh mì được không? Mẹ bầu ăn như thế nào có lợi cho sức khoẻ?

Bánh mì là thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, vừa là bữa sáng nhanh gọn vừa có những lợi ích cho sức khỏe. Trong thành phần của bánh mì có chứa tinh bột, nguồn cung cấp calo khá lớn, chứa đạm và chất béo cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Vậy bà bầu ăn bánh mì được không? Ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe trong thai kì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mẹ bầu ăn bánh mì được không?

Mẹ bầu có thể ăn bánh mì vì có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai và ít gây tác dụng phụ nên khá an toàn cho cả mẹ và con. Ngoài ra, bánh mì còn có nhiều cách chế diễn giúp bà bầu dễ tiêu hóa trong thai kỳ.

Vì vậy bà bầu có thể ăn bánh mì nhưng nên cân nhắc ở mức độ vừa phải. Điều này là do bánh mì có chứa chất béo bão hòa và năng lượng. Vì vậy nếu ăn nhiều có thể bị béo phì và mất cân bằng dinh dưỡng. Bánh mì mua bên ngoài hay đóng gói thì bạn cần chọn nơi uy tín, vệ sinh thực phẩm, kiểm tra hạn sử dụng để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Lợi ích của bánh mì với mẹ bầu

Cải thiện hệ tiêu hoá

Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng chất xơ cao. Bà bầu hãy khéo léo kết hợp bánh mì với các loại rau củ khác để hỗ trợ hệ tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất dễ dàng hơn và đẩy lùi tình trạng táo bón khi mang thai.

Giảm căng thẳng thai kỳ

Phụ nữ mang thai dễ bị thay đổi về cảm xúc và tâm lý. Trong bánh mì có chứa magie, kẽm, photpho, vitamin B, vitamin E,… có tác dụng xoa dịu thần kinh, cung cấp năng lượng, giúp bà bầu giảm căng thẳng tâm lý, tràn đầy sức sống và vui vẻ hơn.

Giúp thai nhi phát triển

Bánh mì không chỉ phù hợp với mẹ mà còn có lợi cho em bé. Nếu mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là lượng tinh bột vừa đủ sẽ đảm bảo cho sự phát triển ổn định của thai nhi trong suốt thai kỳ và hạn chế tình trạng con sinh ra bị suy dinh dưỡng do mẹ sụt cân khi mang thai.

Có lợi cho hệ xương của trẻ

Bánh mì cũng chứa một lượng lớn canxi, thông thường 4 lát bánh mì trắng có thể cung cấp khoảng 164mg canxi cho cơ thể. Vì vậy, ăn bánh mì khi mang bầu giúp hệ xương của thai nhi phát triển tối đồng thời cũng hạn chế tình trạng thiếu canxi ở bà bầu.

Bà bầu ăn bánh mì như thế nào có lợi

Bánh mì được chế biến theo nhiều cách nhưng mẹ bầu nên kết hợp với các nguyên liệu khác để cân bằng dưỡng chất hợp lý hơn, tránh tình trạng chỉ ăn một hoặc một vài loại thực phẩm. Bánh mì nên ăn kèm với trứng hoặc trái cây, rau xanh để tăng cường chất xơ và ăn không bị ngán. Ăn bánh mì theo cách này, thì mẹ bầu vẫn đảm bảo các dưỡng chất. Nhưng bạn nên hạn chế ăn xúc xích hay thịt xông khói do năng lượng và chất béo tương đối cao, không có lợi cho phụ nữ mang thai.

Thay vì bánh mì trắng mẹ bầu nên chọn bánh mì ngũ cốc nguyên cám giàu chất xơ, tăng cường hệ tiêu hoá, đào thải cặn bã trong ruột và làm chậm quá trình hấp thu, hạn chế tăng cân quá mức. Một số loại bánh mì chứa nhiều đường hoặc chiên qua dầu mỡ, bánh mì có tương ớt không nên ăn thường xuyên. Vì gây nóng trong người, không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Bánh mì chỉ nên được ăn vào bữa sáng hoặc như một bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính. Không nên ăn bánh mì thường xuyên cùng với các loại lương thực chính khác như cơm, mì, bún,… vì dễ khiến cơ thể dư thừa năng lượng dẫn đến béo phì.

Cách ăn bánh mì phù hợp cho mẹ bầu

Bánh mì trứng ốp la

Nguyên liệu:

  • 2 quả trứng gà.
  • 2-3 lát bánh mì nguyên cám.
  • Gia vị, dầu ăn.

Cách làm:

  • Làm nóng chảo với ít dầu ăn, nên chọn dầu ô liu để tốt cho sức khỏe.
  • Khi dầu nóng, cho trứng vào.
  • Khi trứng chín, bày ra đĩa, rắc chút tiêu để ăn kèm với bánh mì.

Bánh mì trứng ốp la

Nguyên liệu:

  • Vài lát bánh mì nguyên cám.
  • 1 hộp sữa chua.
  • 15ml sữa đặc có đường.
  • 1 chai sốt mayonnaise.
  • 0.5g bột bắp.
  • 7 – 10ml nước.

Cách làm:

  • Cho sữa chua, sữa đặc và sốt mayonnaise vào tô và trộn đều.
  • Hòa tan bột bắp vào nước.
  • Làm nóng nồi trên bếp, sau đó cho hỗn hợp sữa vào khuấy đều rồi cho bột bắp vào.
  • Khuấy đều tay đến khi hỗn hợp sánh mịn thì tắt bếp.
  • Dùng kéo cắt viền bánh xung quanh, cán mỏng phần ruột bánh.
  • Phết một ít sữa lên viền của bánh rồi gập bánh lại, sử dụng nĩa đè theo viền bánh.
  • Cho nhân sữa vào túi, cắt bỏ một góc rồi bơm nhân vào bánh.
  • Dùng cọ phết sữa lên mặt bánh rồi gấp lại cho kín.

Pizza bánh mì

Nguyên liệu:

  • Vài lát bánh mì nguyên cám.
  • Một nửa củ hành tây.
  • 1/2 quả ớt chuông.
  • 3 muỗng phô mai bào.
  • 2 muỗng nước sốt cà chua.
  • Gia vị: Muối, tiêu và tương cà.

Cách làm:

  • Hành tây bóc vỏ, thái hạt lựu.
  • Ớt chuông rửa sạch, bỏ hạt và cắt khối vuông.
  • Phết một lớp sốt cà chua mỏng lên mặt bánh mì.
  • Xếp lần lượt hành tây và hạt tiêu lên lát bánh mì sandwich cùng với một ít muối và tiêu, ớt chuông và phô mai bào lên lát bánh mì.
  • Cho bánh vào lò nướng ở nhiệt độ 200oC trong 5 – 7 phút đến khi phô mai chảy ra là có thể ăn được.

Những lưu ý khi bà bầu ăn bánh mì

Khi mang thai mà muốn ăn bánh mì, bà bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Bà bầu nên ăn bánh mì với các nguyên liệu khác để cân bằng dưỡng chất.
  • Không ăn nhiều bánh mì vì chứa nhiều gluten có thể gây tiểu đường và em bé sinh ra có nguy cơ cao bị tiểu đường loại 1.
  • Hạn chế ăn bánh mì nhân xúc xích hay thịt xông khói vì hàm lượng năng lượng và chất béo cao, không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.
  • Không nên ăn bánh mì với tương ớt gây nóng trong bụng, không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Bà bầu nên ăn bánh mì nguyên cám vì chứa nhiều chất xơ, giúp cơ thể đào thải chất cặn bã tồn đọng trong ruột, từ đó hạn chế tình trạng tăng cân mất kiểm soát.
  • Mẹ bầu chỉ nên ăn bánh mì vào bữa sáng hoặc bữa phụ, không nên ăn bánh mì thường xuyên hoặc ăn với như cơm, mì, bún vì dễ thừa năng lượng gây tăng cân.
  • Bánh mì bán trên vỉa hè tiềm ẩn mất nhiều nguy hiểm về an toàn thực phẩm khiến bà bầu dễ mắc các bệnh đường ăn uống như đau bụng, tiêu chảy, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc, tổn thương thận và tim.

Hiện nay, câu hỏi bầu ăn bánh mì được không còn vẫn còn nhiều tranh cãi vì lợi ích và tác hại của thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Phụ nữ mang thai có thể ăn bánh mì, nhưng với số lượng vừa đủ để thu được lợi ích và tránh những tác hại không cần thiết.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Lợi ích của mỡ lợn đối với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng

Mỡ lợn rất tốt cho sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng của mỡ lợn Trong…

2 giờ ago

Mai mực là gì? Tác dụng và bài thuốc từ Mai mực

Mô tả Mai mựcMai mực, còn được gọi là Mai mực cá, Ô tặc cốt,…

8 giờ ago

Giải đáp thắc mắc: 1 tô bún bò bao nhiêu calo?

Bún bò là món ăn Việt Nam được yêu thích trên khắp cả nước. Và…

14 giờ ago

10 Bí quyết để có Cơ thể khỏe mạnh, Sức khỏe tốt

Sức khỏe là vốn quý nhất. Ai cũng nghĩ vậy, làm thế nào để có…

20 giờ ago

Bánh bột lọc bao nhiêu calo? Có phù hợp cho người giảm cân không?

Bánh bột lọc dai dai nóng hổi có nhân tôm thịt tạo vị mặn ăn…

1 ngày ago

Cách bảo quản khoai tây đã gọt vỏ cực đơn giản

Khoai tây là một loại thực phẩm phổ biến được chế biến thành nhiều món…

1 ngày ago