Có nên cho trẻ ăn mỡ động vật? – Đài PTTH Tuyên Quang

Dầu, mỡ là nguồn cung cấp năng lượng và là dung môi hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A chống khô mắt, vitamin D chống còi xương. Trong dầu thực vật như dầu vừng (mè), dầu hướng dương, dầu đỗ tương có nhiều axit béo không no cần thiết. Các axit này có nhiều ưu điểm nhưng do trong cấu trúc có các liên kết kép nên trong quá trình chuyển hóa sẽ tạo ra các sản phẩm trung gian như aldehyt, peroxyt…là những chất có hại cho cơ thể. Mặt khác, trong dầu thực vật lại rất ít hoặc không có axit arachidonic là axit béo không no cần thiết có nhiều vai trò đối với sự tăng trưởng của trẻ.

Mỡ động vật (Ảnh minh họa).

Mỡ động vật có nhiều cholesterol nhưng với trẻ em cholesterol cũng cần thiết vì nó có nhiều vai trò đối với cơ thể trẻ (khác với người lớn tuổi cần hạn chế mỡ, giảm cholesterol vì người lớn không còn phát triển và qua quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng lâu dài trong cơ thể, cholesterol đã tăng lên trong máu và bị giữ lại ở thành mạch máu và một số tổ chức).

Mỡ động vật lại có nhiều vitamin A, D và axit arachidonic. Vì vậy, trẻ cần được ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn,…), với tỷ lệ tốt nhất là tỷ lệ 1:1 (khác với người trưởng thành là 2:1). Nên dùng mỡ động vật như mỡ gà, mỡ lợn, dầu cá hồi… Đặc biệt lưu ý bữa nào cũng phải cho ăn dầu/ mỡ và phải đủ lượng: Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, mỗi bữa cần cho 2,5ml dầu/mỡ, trẻ từ 8 tháng trở lên cần cho 5ml, trẻ gần 1 tuổi trở lên cần từ 7,5-10ml/bữa theo nguyên tắc một bữa dầu, một bữa mỡ.

Riêng dầu gấc chỉ nên cho ăn 1- 2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa caroten. Ngoài ra, để cho trẻ ăn ngon miệng, bạn nên lưu ý:

– Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ. Tránh những thức ăn thô, nguyên hạt khó tiêu, thấp năng lượng như gạo lứt, ngô, khoai môn, bột sắn…trong các bữa chính.

– Thay đổi các loại thức ăn và đổi món trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn và những món trẻ thích.

– Trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau ốm/bệnh, cần được bồi dưỡng bằng các thức ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá… giúp trẻ nhanh hồi phục và bắt kịp đà phát triển.

– Cần cho trẻ uống đủ nước sạch, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ, đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.

Theo EVA.VN

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Bánh tráng cuốn bơ bao nhiêu calo và ăn có mập không?

Bánh tráng cuốn bơ bao nhiêu calo và ăn có mập không? Bánh tráng cuốn…

2 giờ ago

Công dụng của ngò rí khiến ai cũng bất ngờ

Công dụng của ngò rí có thể nói là vô vàn đối với sức khỏe.…

8 giờ ago

Tín dụng xanh: Xu hướng phát triển kinh tế bền vững 04/07/2017 14:05:00 3301

Đứng trước những thách thức to lớn từ hậu quả của biến đổi khí hậu,…

14 giờ ago

Calo là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên bao bì hàng hóa, thực…

20 giờ ago

Những sai lầm tai hại khi ăn cà chua có thể khiến bạn ngộ độc, suy giảm chức năng thận

Công dụng chữa bệnh của cà chua Trong thành phần của cà chua có chứa…

1 ngày ago

#3 Cách làm mực nướng Sa Tế, Muối Ớt và Chao Ngon Không Cưỡng Nổi

Những lát mực với màu sắc bắt mắt, giòn sần sật, vị cay đậm đà…

1 ngày ago