Bạn đã biết tác dụng của hạt dẻ tuyệt vời ra sao chưa?

Hạt dẻ là thực phẩm phổ biến, dễ tìm mua, khi ăn còn có rất nhiều giá trị tuyệt vời đối với sức khỏe. Không phải vô cớ mà hạt dẻ được gọi là ”vua của các loại quả khô” có thể thay lương thực. Từ lâu, hạt dẻ đã được dùng theo nhiều cách khác nhau để bồi dưỡng cho cơ thể.

Những điều cần biết về hạt dẻ

Hạt dẻ là hạt của cây hạt dẻ (tên khoa học là Aesculus hippocastanum), một loại cây thuộc họ Sồi dẻ sống lâu năm, có xuất xứ từ những nước ở khu vực châu Âu, bán đảo châu Á.

Quả chứa hạt dẻ thường sẽ chín vào khoảng tháng 8 – 10 hàng năm, tự rụng xuống đất, bên trong thường chứa 1 – 2 hạt, có quả 3 – 4 hạt. Hạt dẻ được bao bọc bởi lớp vỏ đầy gai bên ngoài, muốn lấy hạt sẽ phải tách lớp vở này ra sẽ thu hoạch được hạt.

Tại Việt Nam hiện nay có các loại hạt dẻ thông dụng như sau:

Hạt dẻ Sapa

Hạt dẻ Sapa có đặc trưng hương vị bùi, béo, ít ngọt. Hình dạng loại hạt dẻ này không thống nhất nhưng các cạnh góc thì đồng đều với lớp vỏ bóng màu nâu sẫm. Trên đỉnh vỏ của hạt dẻ Sapa bạn quan sát sẽ thấy có lớp lông tơ màu trắng nhạt. Kích thước hạt dẻ loại này khá to, so với hạt dẻ rừng là hơn khoảng 4 lần. Khi tách hạt sẽ có lớp vỏ lụa mỏng màu vàng chanh phủ lên toàn bộ hạt dẻ.

Hạt dẻ Thái Lan

Loại hạt dẻ này rất được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, giá hợp lý. Bạn thấy nhiều quán, xe đẩy bên đường bán hạt dẻ thì thường là loại hạt dẻ này. Hạt dẻ Thái lớp vỏ cứng màu nâu, hạt to, tròn cân xứng.

Hạt dẻ Nhật

Hạt dẻ Nhật thường được chế biến sẵn và đóng gói trong bao bì. Loại này rất thơm ngon và hấp dẫn. Bạn để ý thấy hạt dẻ Nhật hình cầu hơi méo, lớp vỏ dày màu nâu đất, hạt bên trong có màu vàng sáng.

Hạt dẻ rừng

Hạt dẻ rừng bên trong nhân có màu vàng chanh, vị ngọt, bùi, thơm và béo ngậy. Loại này có vỏ mỏng, hơi bóng, màu nâu sẫm, có lớp lông tơ màu trắng nhạt nếu nhìn kỹ sẽ thấy.

Hạt dẻ Trung

Hạt dẻ Trung khá giống hạt dẻ Sapa, khá to và tròn, vỏ mỏng màu nâu bóng.

Hạt dẻ ngựa

Dẻ ngựa được đánh giá mang lại giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng cao do các bộ phận của cây hầu hết đều có thể khai thác, từ hạt, hoa và vỏ cây. Hạt dẻ ngựa được bao phủ bởi lớp vỏ gai nhỏ nhọn.

Tác dụng của hạt dẻ đối với sức khỏe

Tác dụng của hạt dẻ đối với sức khỏe là rất lớn nhờ thành phần là rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như chất béo, chất đạm, vitamin B1, B2, vitamin C cùng một số loại khoáng chất khác.

Chống viêm

Trong hạt dẻ ngựa chứa chiết xuất từ aescin có khả năng chống viêm mạnh nên sẽ cải thiện hiệu quả tình trạng viêm trên bệnh nhân suy tĩnh mạch mãn tính, vết thương sau khi bị chấn thương hay sau khi phẫu thuật.

Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Nhờ hàm lượng vitamin C cao vượt trội so với các loại hạt khác, cùng với lượng tinh bột dồi dào nên một trong những tác dụng của hạt dẻ chính cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể, đặc biệt là với những người tập thể hình, vận động viên,…

Phòng chống ung thư

Thường xuyên ăn hạt dẻ có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư nhờ trong hạt dẻ có chứa chất có khả năng chống viêm và chống oxy hóa.

Nghiên cứu cho thấy, hợp chất aescin trong hạt dẻ có tác dụng làm giảm đáng kể sự phát triển tế bào khối u, nhất là tế bào ung thư trong gan, đa u tủy và bạch cầu. Ngoài ra, aescin còn có thể tiêu diệt tế bào ung thư phổi và ung thư tuyến tụy.

Khả năng chống oxy hóa

Trong hạt dẻ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao, có tác dụng làm hạn chế tối đa tổn thương gây ra bởi gốc tự do cho tế bào cơ thể.

Nghiên cứu cho thấy, nhiều hợp chất flavonoid bao gồm kaempferol và quercetin trong hạt dẻ, đặc biệt là hạt dẻ ngựa có đặc tính chống oxy hóa rất mạnh.

Giảm triệu chứng giãn tĩnh mạch

Tác dụng của hạt dẻ ngoài phòng chống ung thư, chống viêm, chống oxy hóa,… còn giúp cải thiện triệu chứng của bệnh lý giãn tĩnh mạch nhờ chiết xuất hợp chất aescin có trong hạt dẻ, đặc biệt là hạt dẻ ngựa.

Aescin có khả năng làm gia tăng lưu lượng máu trong tĩnh mạch, đồng thời hỗ trợ làm thuyên giảm một số triệu chứng của suy tĩnh mạch như sưng, đau và ngứa chân.

Hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh trĩ

Chiết xuất từ hạt dẻ được cho là có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ nhờ đặc tính chống viêm từ chiết xuất hạt dẻ ngựa. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ đã nhận thấy có sự thuyên giảm triệu chứng viêm và sưng tấy của các tĩnh mạch liên quan đến bệnh này sau khi bổ sung hạt dẻ.

Chữa vô sinh ở nam giới

Hợp chất aescin được tìm thấy trong hạt dẻ ngựa mang lại hiệu quả giảm sưng tĩnh mạch nên nó cũng đồng thời có thể cải thiện bệnh vô sinh ở nam giới khi làm giảm sưng các tĩnh mạch ở xung quanh khu vực tinh hoàn.

Những lưu ý khi sử dụng hạt dẻ

Mặc dù tác dụng của hạt dẻ là rất nhiều, song việc bổ sung hạt dẻ phải đúng cách, đúng liều lượng mới có thể phát huy tối đa hiệu quả mang lại cho sức khỏe. Nói cách khác, không phải ai cũng có thể ăn hạt dẻ; đồng thời cần cẩn thận khi ăn để tránh những tác động xấu gây hại cho sức khỏe có thể xảy ra.

Bất lợi cho hệ tiêu hóa

Trong hạt dẻ hầu như không chứa chất xơ, thay vào đó là nhiều đường và tinh bột nên nếu lạm dụng nhiều hạt dẻ bạn có thể sẽ bị táo bón, khó tiêu, chướng bụng, thậm chí nóng trong người.

Không phủ nhận những tác dụng của hạt dẻ, nhưng với những người sau đây cần chú ý khi ăn hạt dẻ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa:

  • Những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, điển hình là trẻ nhỏ và người cao tuổi không nên ăn nhiều hạt dẻ để tránh bị đau bụng, hóc nghẹn, khó tiêu và tổn thương tỳ vị.
  • Những có dạ dày yếu nếu ăn nhiều hạt dẻ sẽ làm dạ dày tiết ra nhiều axit, nguy cơ xuất huyết dạ dày.
  • Phụ nữ sau sinh, người bị sốt rét, cảm, kiết lỵ ăn hạt dẻ không đúng cách dễ bị táo bón.

Dễ tăng cân

Tác dụng của hạt dẻ là cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể nên nếu ăn nhiều hạt dẻ rất dễ tăng cân. Bạn cần nhớ rằng, năng lượng năm hạt dẻ mang lại tương đương với một chén cơm nên bạn có khả năng tăng cân mất kiểm soát nếu vui miệng mà ăn nhiều hạt dẻ đấy nhé.

Không tốt cho gan

Hạt dẻ bị nấm mốc sẽ sản sinh ra độc tố Aflatoxin có thể khiến bạn bị ngộ độc, thậm chí tích tụ chất gây hại dẫn đến ung thư gan. Đó là lý do bạn cần bảo quản thật chu đáo hạt dẻ để tránh ăn phải hạt dẻ bị mốc.

Những người mắc bệnh liên quan đến gan, thận không nên ăn hạt dẻ để không làm bệnh tình nặng hơn.

Chứa chất chống đông máu

Trong hạt dẻ ngựa có chứa vài chất có thể làm chậm quá trình đông máu, thậm chí có thể làm tăng tác dụng của thuốc làm loãng máu. Những ai đang gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến máu như loãng máu, máu khó đông,… thì tốt nhất không ăn hạt dẻ, đặc biệt là hạt dẻ ngựa.

Bạn cần biết rằng, hạt dẻ ngựa có thể làm giảm lượng đường trong máu nên nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ của đường trong cơ thể. Bên cạnh đó, hạt dẻ còn có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị bệnh viêm không chứa steroid như NSAID. Do đó, nếu đang trong quá trình dùng thuốc, nếu muốn ăn, bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo việc sử dụng thuốc đạt được hiệu quả tối đa.

Các món ăn từ hạt dẻ

Hạt dẻ thơm ngon, bùi béo nhưng bạn đã biết cách chế biến các món ăn chứa hạt dẻ để bổ sung cho cơ thể chưa?

Hãy tham khảo những gợi ý sau đây nhé:

Thịt kho hạt dẻ và gà kho hạt dẻ

Nếu thích ăn thịt heo/thịt gà kho, bạn hãy thử cho hạt dẻ vào kho cùng, đảm bảo bạn sẽ bất ngờ vì hương vị mới lạ này. Thịt sau khi kho sẽ rất dai, mềm, quyện cùng vị bùi béo và thơm ngậy của hạt dẻ nhất định sẽ khiến bạn không chỉ thích thú mà lại còn hao cơm nữa đấy.

Trà sữa hạt dẻ

Bạn có thể thức thưởng thức món trà sữa hạt dẻ cho bữa ăn xế của cả gia đình xem thế nào. Vị béo ngọt vốn có của trà sữa, quyện cùng vị ngậy, bùi của hạt dẻ sẽ khiến thức uống của bạn trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết.

Hạt dẻ rang

Hạt dẻ rang vốn quen thuộc với nhiều người thích ăn hạt dẻ lâu nay. Tuy nhiên, thay vì rang truyền thống, rang muối, bạn hãy thử đổi mới một chút với hạt dẻ rang cùng bơ hoặc mật ong để tăng thêm phần béo ngọt, thơm lừng.

Hạt dẻ rang là món ăn phổ biến nhất

Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hạt dẻ cũng như tác dụng của hạt dẻ mà trước nay còn chưa biết đến. Hạt dẻ hiện nay là món ăn phổ biến, hãy đổi mới thực đơn gia đình với vài món ăn từ hạt dẻ, bạn sẽ bất ngờ với hương vị và tác dụng của hạt dẻ mang lại cho bạn đấy.

Phúc Khang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nấm là gì? Nấm có phải là thực vật không? Tìm hiểu về nấm từ A-Z

Không hề ít người đến nay vẫn chưa hề biết về “nấm là gì”. Bởi…

5 phút ago

Những loại quả chứa chất độc cần thận trọng khi ăn

Khi thưởng thức các loại quả này chớ dại nuốt hạt của chúng vào bụng…

6 giờ ago

Ăn Buffet là gì? Các loại hình buffet phổ biến thường gặpBuffet là gì?Thật ra…

13 giờ ago

Ăn mít có béo không? Có mập không? – không tăng cân

Theo bác sĩ Phạm Hồng Sơn (Chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bệnh…

19 giờ ago

Nước mủ trôm để được bao lâu? Uống mủ trôm có tốt không

Mủ trôm có từ đâu? Mủ trôm là gì? Cây trôm là loại cây thân…

1 ngày ago

Bông Atiso tươi

Mô tả sản phẩmAtiso Đà Lạt tươi được trồng và phân phối bởi DaLaVi. Cung…

1 ngày ago